Toán lớp 6 Cánh diều Bài 1: Tập hợp
Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 1: Tập hợp
Video Giải Toán 6 Bài 1: Tập hợp - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên (Giáo viên VietJack)
Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 1.
Trả lời câu hỏi giữa bài
Luyện tập 1 trang 6 Toán lớp 6 Tập 1: Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10. ....
Hoạt động 2 trang 6, 7 Toán lớp 6 Tập 1: Quan sát các số được cho ở Hình 2. ....
Bài tập
Có thể em chưa biết (trang 8)
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp (hay, chi tiết)
1. Tập hợp
Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.
Ví dụ:
+ Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
+ Tập hợp học sinh lớp 6A.
+ Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 7.
+ Tập hợp các số trên mặt đồng hồ trong hình dưới
2. Kí hiệu và cách viết tập hợp
Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,…
Ví dụ:
+ Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5
Ta viết: A = {0; 1; 2; 3; 4}
Các số 0; 1; 2; 3; 4 được gọi là các phần tử của tập hợp A.
+ Tập hợp B = {bóng rổ; bóng đá; cầu lông; bóng bàn}
Các phần của tập hợp B là: bóng rổ, bóng đá, cầu lông, bóng bàn.
Chú ý:
• Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";".
• Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
Chẳng hạn, với tập A ở trên, ta có thể viết như sau:
A = {2; 3; 1; 4; 0}
3. Phần tử thuộc tập hợp
Kí hiệu: ∈ (thuộc) và ∉ (không thuộc)
Ví dụ: Cho tập hợp B = {2; 3; 5; 6}
- Các số 2; 3; 5; 6 là các phần tử của tập hợp B, ta nói
+ Phần tử 2 (số 2) thuộc tập hợp B, viết là 2 ∈ B
+ Phần tử 3 (số 3) thuộc tập hợp B, viết là 3 ∈ B
+ Phần tử 5 (số 5) thuộc tập hợp B, viết là 5 ∈ B
+ Phần tử 6 (số 6) thuộc tập hợp B, viết là 6 ∈ B
- Ta thấy số 4 không là phần tử của tập hợp B, ta viết 4 ∉ B, đọc là 4 không thuộc B.
4. Cách cho tập hợp
Có hai cách cho một tập hợp
4.1 Liệt kê các phần tử của tập hợp.
Ví dụ: Quan sát các số được cho ở hình dưới:
Gọi A là tập hợp các số đó.
Các phần tử của tập hợp A là: 0; 1; 2; 3; 4
Ta viết: A ={0; 1; 2; 3; 4} .
4.2 Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Ví dụ:Các phần tử của tập hợp A ở trên đều là các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Ta có thể viết:
A = {x| x là số tự nhiên nhỏ hơn 5}.
4.3 Chú ý:
• Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";".
• Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
• Ngoài ra ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng tròn kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bằng 1 dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó, còn phần tử không thuộc tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên ngoài vòng kín. Cách minh họa tập hợp như trên gọi là biểu đồ Ven (Venn).
Ví dụ: Tập hợp B trong hình vẽ là B = {a; b; c; d}; e ∉ B
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 1: Tập hợp (có đáp án)
I. Nhận biết
Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?
A. A = [1; 2; 3; 4]
B. A = (1; 2; 3; 4)
C. A = { 1, 2, 3, 4}
D. A = {1; 2; 3; 4}
Câu 2: Cho B = {a; b; c; d}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
A. a ∈ B B. b ∈ B C. e ∉ B D. g ∈ B
Câu 3: Cho các cách viết sau: A = { a, b, c, d}; B = {2; 13; 45}; C = (1; 2; 3); D = 1. Có bao nhiêu cách viết tập hợp là đúng trong các cách viết trên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Cho M = { 2; 3; b; c}. Chọn câu sai.
A. 3 ∈ M
B. a ∉ M
C. d ∈ M
D. c ∈ M
Câu 5: Tập hợp H gồm các phần tử là: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ. Viết tập hợp H theo ta được:
A. H = cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ
B. H = {cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ}
C. H = {cầu lông; bóng bàn; bóng chuyền; bóng đá; bóng rổ}
D. H = [cầu lông; bóng bàn; bóng chuyền; bóng đá; bóng rổ]
II. Thông hiểu
Câu 1: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.
A. A = {6; 7; 8; 9}
B. A = {5; 6; 7; 8; 9}
C. A = {6; 7; 8; 9; 10}
D. A = {6; 7; 8}
Câu 2: Viết tập hợp P các chữ cái tiếng Việt trong cụm từ: “HỌC SINH”.
A. P = {H; O; C; S; I; N; H}
B. P = {H; O; C; S; I; N}
C. P = {H; C; S; I; N}
D. P = {H; O; C; H; I; N}
Câu 3: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A nhưng không thuộc tập hợp B là?
A. C = {5}
B. C = {1; 2; 5}
C. C = {1; 2}
D. C = {2; 4}
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại khoahoc.vietjack.com
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Toán lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1 & Tập 2 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn lớp 6 (hay nhất) - CD
- Soạn Văn lớp 6 (ngắn nhất) - CD
- Bộ đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án) - CD
- Giải bài tập sgk Toán lớp 6 - CD
- Giải sách bài tập Toán lớp 6 - CD
- Bộ Đề thi Toán lớp 6 (có đáp án) - CD
- Giải bài tập sgk Tiếng Anh lớp 6 - CD
- Giải bài tập sgk Khoa học tự nhiên lớp 6 - CD
- Giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 - CD
- Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 6 - CD
- Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 6 - CD
- Giải bài tập sgk Giáo dục công dân lớp 6 - CD
- Giải bài tập sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 6 - CD
- Giải bài tập sgk Tin học lớp 6 - CD
- Giải bài tập sgk Công nghệ lớp 6 - CD
- Giải bài tập sgk Âm nhạc lớp 6 - CD