Dạng bài tập về định lí Ơ-le và khối đa diện đều (cực hay)

Bài viết Dạng bài tập về định lí Ơ-le và khối đa diện đều với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Dạng bài tập về định lí Ơ-le và khối đa diện đều.

Dạng bài tập về định lí Ơ-le và khối đa diện đều (cực hay)

Bài giảng: Tất tần tật về Khối đa diện - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)

1. Phương pháp giải

Quảng cáo

+ Đặc số Ơ-le của khối đa diện: Cho khối đa diện ( H); gọi Đ là số đỉnh, C là số cạnh; M là số mặt của (H). Khi đó, đặc số Ơ- le là: χ(H)= Đ - C+ M

+ Định lí Ơ-le: Mọi khối đa diện lồi đều có đặc số bằng 2 ( Tức là: Đ – C + M= 2)

+ Gọi Đ là tổng số đỉnh, C là tổng số cạnh và M là tổng các mặt của khối đa diện đều loại {n; p}. Ta có: p. Đ= 2C= n.M

+ Khối đa diện đều loại {n; p} là khối đa diện lồi có mặt là các n- giác đều và mỗi đỉnh là đỉnh chung của p cạnh.

Chỉ có 5 loại khối đa diện đều là các loại: {3; 3}; { 4; 3}; {3; 4}; {5; 3} và {3; 5}.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Một khối đa diện lồi 11 đỉnh, 8 mặt. Vậy khối đa diện này có mấy cạnh?

A. 12.

B. 15.

C. 18.

D. 17

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí Ơle ta có: Đ – C+ M= 2

Thay số: 11 – C+ 8 = 2 ⇔ C= 17.

Chọn D

Quảng cáo

Ví dụ 2. Khối 12 mặt đều {mỗi mặt là ngũ giác đều} có mấy cạnh?

A. 16.

B. 18.

C. 20.

D. 30

Hướng dẫn giải

Vì mỗi mặt là ngũ giác đều và có M mặt ( M= 12).

Áp dụng công thức: 2C= n. M trong đó n= 5 ( vì mỗi mặt là ngũ giác đều)

=> 2. C = 5. 12 ⇔ c = 5.12/2 = 30

Chọn D.

Ví dụ 3.Tổng các góc ở đỉnh của tất cả các mặt của khối đa diện đều loại {4; 3} là:

A. 4π

B. 8π

C. 12π

D. 10π

Hướng dẫn giải

Khối đa diện đều loại {4; 3} là khối lập phương, gồm 6 mặt là các hình vuông nên tổng các góc của một mặt là: 4.π/2=2π

Do đó, tổng các góc ở đỉnh của tất cả các mặt của khối đa diện là: 6.2π=12π

Chọn C.

Quảng cáo

Ví dụ 4.Cho hình bát diện đều cạnh a. Gọi S là tổng diện tích tất cả các mặt của hình bát diện đó. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Dạng bài tập về định lí Ơ-le và khối đa diện đều cực hay

Hướng dẫn giải

Hình bát diện đều là hình có tám mặt bằng nhau và mỗi mặt là một tam giác đều.

Gọi S0 là diện tích tam giác đều cạnh a. Diện tích tam giác đều đó là: Cách giải bài tập về Phép biến hình cực hay

Vậy diện tích S cần tính là Dạng bài tập về định lí Ơ-le và khối đa diện đều cực hay

Chọn C.

Ví dụ 5. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Số đỉnh và số mặt của một hình đa diện luôn bằng nhau.

B. Tồn tại hình đa diện có số đỉnh và số mặt bằng nhau.

C. Tồn tại một hình đa diện có số cạnh bằng số đỉnh.

D. Tốn tại một hình đa diện có số cạnh và mặt bằng nhau.

Hướng dẫn giải

A. Sai. Ví dụ hình lập phương có 8 đỉnh và 6 mặt.

B. Đúng. Hình tứ diện có 4 đỉnh và 4 mặt.

C. Sai. Theo công thức Ơle. Đ- C+ M= 2 => Đ+ M = 2+ C

(với Đ - là số đỉnh; C- là số cạnh; M- là số mặt).

Nếu C= Đ => M= 2 nghĩa là hình đa diện có 2 mặt, vô lý.

D. Sai. Tương tự C, nếu số C= M => Đ= 2 , vô lý.

Chọn B.

Quảng cáo

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

khoi-da-dien.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên