Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế.

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Vận dụng linh hoạt kiến thức về vectơ vào giải các bài tập có liên quan đến thực tiễn.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho biết A (đơn vị: J) sinh bởi lực F tác dụng lên một vật được tính bằng công thức A=F.d trong đó d là vectơ biểu thị độ dịch chuyển của vật (đơn vị: mét) khi chịu tác dụng của lực F. Một chiếc xe có khối lượng 1,5 tấn đang đi xuống trên một đoạn đường dốc có góc nghiêng 5° so với phương ngang. Tính công sinh ra bởi trọng lực P khi xe đi hết đoạn đường dốc dài 30 m, biết rằng trọng lực P được xác định bởi công thức P=m.g với m (đơn vị: kg) là khối lượng của vật và g là gia tốc rơi tự do có độ lớn g = 9,8 m/s2.

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Hướng dẫn giải:

Ta có 1,5 tấn = 1500kg.

Độ lớn của trọng lực tác dụng lên xe là P=m.g=1500.9,8=14700N.

Vectơ d biểu thị độ dịch chuyển của xe có độ dài là d=30mP,d=90°5°=85°.

Công sinh ra bởi trọng lực khi xe đi hết đoạn đường dốc là: A=P.d=P.d.cosP,d = 14700.30.cos85°38436J.

Ví dụ 2. Một chất điểm chịu tác động bởi 3 lực F1;F2;F3 có chung điểm đặt A và có giá vuông góc nhau từng đôi một. Biết cường độ của các lực F1;F2;F3 lần lượt là 10N, 8N và 5N. Xác định hợp lực của 3 lực và tính cường độ của hợp lực (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Hướng dẫn giải:

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Tổng hợp lực của 3 lực F1,F2,F3 là lực F được dựng theo qui tắc hình hộp chữ nhật.

Vậy cường độ tổng hợp lực là F=102+82+52=32114N.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Theo định luật II Newton: Gia tốc của một vật có cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật: F=ma, trong đó a là vectơ gia tốc (m/s2), F là vectơ lực (N) tác dụng lên vật, m (kg) là khối lượng của vật. Muốn truyền cho quả bóng có khối lượng 0,5 kg một gia tốc 20 m/s2 thì cần một lực đá có độ lớn là bao nhiêu?

A. 100 N;

B. 20 N;

C. 25 N;

D. 10 N.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có F=maF=ma=0,5.20=10N.

Vậy muốn truyền cho quả bóng có khối lượng 0,5 kg một gia tốc 20 m/s2 thì cần một lực đá có độ lớn là 10 N.

Bài 2. Một em nhỏ cân nặng m = 25 kg trượt trên cầu trượt dài 3,5 m (như trong hình dưới đây). Biết rằng, cầu trượt có góc nghiêng so với phương nằm ngang là 30°. Trong các khẳng định sau, có bao nhiêu khẳng định đúng?

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

1) Với gia tốc rơi tự do g có độ lớn là g = 9,8 (m/s2) thì độ lớn của trọng lực P=mg tác dụng lên em nhỏ có độ lớn là 245 N;

2) Góc giữa độ dịch chuyển d so với trọng lực P là 30°.

3) Công A(J) sinh bởi một lực F có độ dịch chuyển d được tính bởi công thức A=F.d.cosF,d thì công sinh bởi trọng lực P khi em nhỏ trượt hết chiều dài cầu trượt là 428,75 J.

A. 2;

B. 1;

C. 3;

D. 0.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

+) Với gia tốc rơi tự do g có độ lớn là g = 9,8 (m/s2) thì độ lớn của trọng lực P=mg tác dụng lên em nhỏ có độ lớn là P=mg=25.9,8=245N.

+) Em nhỏ trượt từ điểm A tới điểm B nên khi đó góc giữa độ dịch chuyển d so với trọng lực Pd,P=AB,P=60°.

+) Ta có độ lớn của trọng lực P=mg tác dụng lên em nhỏ có độ lớn là P=mg=25.9,8=245N nên công sinh bởi trọng lực P khi em nhỏ trượt hết chiều dài cầu trượt là A=P.d.cosP,d=245.3,5.cos60°=428,75J.

Bài 3. Một chiếc đèn tròn được treo song song với mặt phẳng nằm ngang bởi ba sợi dây không dãn xuất phát từ điểm O trên trần nhà và lần lượt buộc vào ba điểm A, B, C trên đèn tròn sao cho các lực căng F1,F2,F3 lần lượt trên mối dây OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau và F1=F2=F3=15N. Tính trọng lượng của chiếc đèn tròn đó.

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

A. 143N;

B. 153N;

C. 173N;

D. 163N.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Gọi A1,B1, C1 lần lượt là các điểm sao cho OA1=F1;OB1=F2;OC1=F3.

Lấy các điểm D1, A'1,B'1,D'1 sao cho OA1D1B1.C1A'1D'1B'1 là hình hộp (như hình vẽ).

Khi đó, áp dụng quy tắc hình hộp ta có OA1+OB1+OC1=OD'1.

Mặt khác, do các lực căng F1,F2,F3 đôi một vuông góc và F1=F2=F3=15N nên hình hộp OA1D1B1.C1A'1D'1B'1 có ba cạnh OA1;OB1; OC1 đôi một vuông góc và bằng nhau.

Vì thế hình hộp là hình lập phương có độ dài cạnh bằng 15. Suy ra độ dài đường chéo OD'1 của hình lập phương đó là 153.

Do chiếc đèn ở vị trí cân bằng nên F1+F2+F3=P, ở đó P là trọng lực tác dụng lên chiếc đèn.

Suy ra trọng lượng của chiếc đèn là P=OD'1=153N.

Bài 4. Một chiếc đèn chùm treo có khối lượng m = 5 kg được thiết kế với đĩa đèn được giữ bởi bốn đoạn xích SA, SB, SC, SD sao cho S.ABCD là hình chóp tứ giác đều có ASC^=60°. Tìm độ lớn của lực căng cho mỗi sợi xích, lấy g = 10 m/s2.

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

A. 1533N;

B. 2033N;

C. 2533N;

D. 3033N.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Ta có P=mg nên P=mg=5.10=50 (N).

Vậy độ lớn của trọng lực P tác động lên chiếc đèn chùm là 50 N.

Gọi O là trọng tâm của chiếc đèn chùm cũng là chân đường cao hình chóp đều S.ABCD.

Vẽ OP biểu diễn trọng lực tác động lên đèn chùm với OP ⊥ (ABCD).

Khi đó lực căng mỗi sợi xích sẽ là AS,BS,CS,DS.

Chiếc đèn chùm đứng yên nên AS+BS+CS+DS+OP=0.

Suy ra OP=SA+SC+SB+SD=4SO => SO=14OP=504=252.

Tam giác SAC cân tại S có cosOSA=SOSA.

Suy ra lực căng của mỗi sợi dây xích là SA=SOcos30°=25232=2533N.

Bài 5. Nếu một vật có khối lượng m (kg) thì lực hấp dẫn P của Trái Đất tác dụng lên vật được xác định theo công thức P=mg, trong đó g là gia tốc rơi tự do có độ lớn g = 9,8 m/s2. Tính độ lớn của lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên một quả táo có khối lượng 105 gam.

A. 1,029 N;

B. 1,433 N;

C. 2,096 N;

D. 1,477 N.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Đổi 105 g = 0,105 kg.

Độ lớn của lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên quả táo là:

P=mg=0,105.9,8=1,029N.

Bài 6. Người ta treo một bóng đèn có khối lượng m = 3 kg bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc của đèn và hai đầu dây được gắn chặt trên trần nhà. Hai nửa sợi dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 60°. Lực căng của mỗi nửa sợi dây là bao nhiêu? (Lấy g = 10 m/s2).

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

A. 10 N;

B. 5 N;

C. 20 N;

D. 102N.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Ta có P=mg nên P=P=m.g=103N.

Bóng đèn ở vị trí cân bằng nên P+T1+T2=0 hay P=T' với T1+T2=T'.

Suy ra T'=P=103N.

Khi đó T'2=T12+T22+2T1T2.cosT1,T2T1=T2 và T1,T2=60°.

=> T'2=2T12+2T12.cos60°=3T12.

=> T1=13T'2=13.1032=10N=T2.

Bài 7. Để kéo một khúc gỗ trượt trên mặt phẳng sân từ vị trí này đến vị trí khác theo đường thẳng, hai bạn Sơn và Minh gắn hai sợi dây thừng vào vị trí A của khúc gỗ và kéo với hai lực lần lượt là F1,F2 cùng nằm trong mặt phẳng chứa điểm A và song song với mặt phẳng sân (quan sát hình mô tả). Tính độ lớn lực tổng hợp từ hai lực của Sơn và Minh tác động vào vị trí A để di chuyển khúc gỗ, biết góc tạo bởi sợi dây thừng của hai bạn so với phương chuyển động của khúc gỗ lần lượt là 30° và 20°, độ lớn lực kéo của Sơn và Minh lần lượt là 50 N và 40 N (kết quả được làm tròn đến phần chục).

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

A.  N;

B. 81,7 N;

C.  N;

D.  N.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Mô hình hóa lại bài toán đã cho ta được:

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Ta có AD2 = AB2 + BD2 - 2AB.BD.cos130° = 502 + 402 - 2.50.40.cos130°

=> AD ≈ 81,7.

Vậy tổng lực của Sơn và Minh tác động làm di chuyển khúc gỗ là F81,7N.

Bài 8. Có ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc 100° và có độ lớn lần lượt là 25 N và 12 N. Lực thứ ba vuông góc với mặt phẳng tọa bởi hai lực đã cho và có độ lớn 4 N. Tính độ lớn của hợp lực của ba lực trên (làm tròn đến hàng đơn vị).

A.  27N;

B. 26 N;

C.  680 N;

D.  681 N.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Các bài toán ứng dụng vectơ trong thực tế lớp 12 (cách giải + bài tập)

Gọi F1,F2,F3 là ba lực tác động vào vật đặt tại điểm O lần lượt có độ lớn là 25 N, 12 N, 4 N.

Vẽ OA=F1,OB=F2,OC=F3.

Dựng hình bình hành OADB và hình bình hành ODEC.

Hợp lực tác động vào vật là F=OA+OB+OC=OD+OC=OE.

Áp dụng định lí côsin trong tam giác OBD ta có:

OD2=BD2+OB22BD.OB.cosOBDOA2+OB2+2OA.OB.cos100°.

Vì OC ⊥ (OADB) nên OC ⊥ OD suy ra ODEC là hình chữ nhật.

Do đó tam giác ODE vuông tại D.

Ta có OE2=OC2+OD2=OC2+OA2+OB2+2.OA.OB.cos100°.

Suy ra OE=OC2+OA2+OB2+2.OA.OB.cos100°

OE = 42+252+122+2.25.12.cos100°26,092.

Vậy độ lớn của hợp lực là F = OE = 26N.

Bài 9. Một vật có khối lượng m (kg) thì lực hấp dẫn P của Trái Đất tác dụng lên vật được xác định theo công thức P=m.g, trong đó g là gia tốc rơi tự do có độ lớn g = 9,8 m/s2. Tính khối lượng của vật khi chịu tác dụng của lực hấp dẫn của Trái Đất là P = 4,9 N.

A.  0,5 kg;

B. 5 kg;

C.  500 kg;

D.  10 kg.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Khối lượng của vật là m=Pg=4,99,8=0,5kg.

Bài 10. Theo định luật II Newton: Nếu F là vectơ lực (N) tác dụng lên vật, a là vectơ gia tốc của vật (m/s2) và m (kg) là khối lượng của vật thì ta có F=m.a. Chọn câu sai.

A. Vectơ F luôn cùng hướng với a;

B. Độ lớn của lực tác dụng lên vật luôn tỷ lệ nghịch với độ lớn của gia tốc của vật;

C. Muốn một vật có khối lượng 1 (kg) chuyển động với gia tốc 20 (m/s2) thì độ lớn lực cần tác dụng lên vật là 20 (N);

D. Trọng lực có độ lớn 50 (N) tác dụng lên một vật làm vật rơi với gia tốc tự do 10 (m/s2). Khi đó khối lượng của vật là 5 kg.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có m > 0 nên Fa cùng hướng.

Ta có F=m.aF=m.a. Suy ra Fa tỷ lệ thuận với nhau.

Ta có m = 1kg; a=20m/s2 => F=m.a=1.20=20N.

Ta có F=m.am=Fa=5010 = 5kg.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 12 hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học