Ứng dụng tích phân để tính thể tích vật thể lớp 12 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Ứng dụng tích phân để tính thể tích vật thể lớp 12 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Ứng dụng tích phân để tính thể tích vật thể.

Ứng dụng tích phân để tính thể tích vật thể lớp 12 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

• Tính thể tích vật thể

Cho một vật thể trong không gian Oxyz. Gọi ẞ là phần vật thể giới hạn bởi hai mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại các điểm có hoành độ x = a, x = b. Một mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ là x cắt vật thể theo mặt cắt có diện tích là S(x). Giả sử S(x) là hàm liên tục trên đoạn [a; b]. Khi đó thể tích V của phần vật thể ẞ được tính bởi công thức V=abSxdx.

• Tính thể tích khối tròn xoay

Cho hàm số f(x) liên tục, không âm trên đoạn [a; b].

Khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a, x = b xung quanh trục hoành, ta được hình khối gọi là một khối tròn xoay.

Khi cắt khối tròn xoay đó bởi một mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm x ∈ [a; b] được một hình tròn có bán kính f(x).

Thể tích của khối tròn xoay này là V=πabf2xdx.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Tính thể tích V của phần vật thể giới hạn bởi hai mặt phẳng x = 1 và x = 3, biết rằng khi cắt vật thể bởi mặt phẳng tùy ý vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ x (1 ≤ x ≤ 3) thì được thiết diện là một hình chữ nhật có hai cạnh là 3x và x2.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải:

Ta có diện tích thiết diện S(x) = 3x.x2 = 3x3.

Khi đó V=133x3dx=34x413=60.

Ví dụ 2. Tính thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y=tanx, trục hoành và các đường thẳng x = 0, x=π4 quanh trục hoành.

Hướng dẫn giải:

Thể tích của khối tròn xoay cần tính là:

V=π0π4tanxdx=π0π4sinxcosxdxπlncosx0π4=πln22.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình phẳng D giới hạn bởi đường cong y = x2 + 1, trục hoành và các đường thẳng x = 0, x = 3. Khối tròn xoay tạo thành khi quay D quanh trục hoành có thể tích V bằng

A. V = 12π;

B. V=348π5;

C. V = 32π;

D. V = 9π.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

V=π03x2+12dx=348π5.

Bài 2. Cho vật thể (T) được giới hạn bởi hai mặt phẳng x = −2; x = 2. Biết rằng thiết diện của vật thể bị cắt bởi mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ x, x ∈ [−2; 2] là một hình vuông có cạnh bằng 4x2. Thể tích của vật thể (T) bằng

A. V = π;

B. V=323;

C. V=32π3;

D. 83.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Thể tích của vật thể là V = 224x22dx = 224x2dx = 4xx3322=323.

Bài 3. Tính thể tích V của một vật thể nằm giữa hai mặt phẳng biết rằng thiết diện của vật thể bị cắt bởi mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ x (0 ≤ x ≤ π) là một ta giác đều cạnh 2sinx.

A. V = 2π3;

Quảng cáo

B. V = 3;

C. V = 23;

D. 3π.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Có V = 0πSxdx=0π342sinx2dx = 0π3sinxdx=3cosx0π=23.

Bài 4. Tính thể tích V của phần vật thể giới hạn bởi hai mặt phẳng x = 1 và x = 4, biết rằng khi cắt vật thể bởi mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ x bất kì (1 ≤ x ≤ 4) thì được thiết diện là một nửa lục giác đều có độ dài cạnh là 2x.

A. V = 213;

B. V = 21;

C. V = 633;

D. 63.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Diện tích thiết diện Sx=3.2x234=3x23.

Do đó thể tích vật thể V=143x23dx=3x314=633.

Bài 5. Gọi D là hình phẳng giới hạn bởi các đường y = e3x, y = 0, x = 0 và x = 1. Thể tích của khối tròn xoay tạo thành khi quay D quanh trục Ox bằng

A. V = π01e3xdx;

B. V = 01e6xdx;

C. V = π01e6xdx;

D. V = 01e3xdx.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

V=π01e3x2dx=π01e6xdx.

Bài 6. Cho hình (H) giới hạn bởi các đường y = x2 – 2x, trục hoành. Quay hình phẳng (H) quanh trục Ox ta được khối tròn xoay có thể tích là

A. 496π15;

B. 32π15;

C. 4π3;

D. 16π15.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Có x2 – 2x = 0 ⇔ x = 0 hoặc x = 2.

Thể tích V = π02x22x2dx = π02x44x3+4x2dx.

Bài 7. Cho hình phẳng (H) giới hạn bởi các đường y = x2 + 6; y = 0; x = 0; x = 2. Tính thể tích khối tròn xoay được tạo thành khi quay (H) xung quanh trục Ox.

A. 552π5;

B. 443;

C. 5525;

D. 44π3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có V=π02x2+62dx=552π5.

Bài 8. Xét trong không gian Oxyz, tính thể tích của vật thể nằm giữa hai mặt phẳng x = −1 và x = 1 biết rằng thiết diện của vật thể bị cắt bởi mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ x (−1 ≤ x ≤ 1) là một hình vuông cạnh là 21x2.

A. 163;

B. 16π3;

C. 143;

D. 14π3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

V=1121x22dx=1141x2dx = 4x43x311=163.

Bài 9. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng D giới hạn bởi các đường y=x1, trục hoành, x = 2 và x = 5 quanh trục Ox bằng

A. 14π3;

B. 143;

C. 15π2;

D. 152.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có V=π25x12dx=π25x1dx=15π2.

Bài 10. Kí hiệu (H) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y=x.ex2, trục hoành, đường thẳng x = 1. Tính thể tích V của khối tròn xoay thu được khi quay (H) quanh trục hoành

A. V=14πe21;

B. V=πe21;

C. V=14πe21;

D. V = e2 – 1.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

x.ex2=0x=0.

Thể tích cần tính là V = π01xex22dx = π01xe2x2dx = π4e2x201=π4e21.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 12 hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học