Thể tích hình tròn (Bài tập và Cách giải)

Cách giải bài tập Thể tích hình tròn sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách và phương pháp giải các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán 9.

Thể tích hình tròn (Bài tập và Cách giải)

Quảng cáo

A. Phương pháp giải

Cho hình cầu có bán kính đáy R. Khi đó:

- Diện tích mặt cầu: S = 4πR2

- Thể tích V = 43πR3.

Như vậy, vận dụng các công thức trên để tính bán kính hình cầu, diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho hình cầu có bán kính đáy R = 4 (cm). Diện tích mặt cầu?

Hướng dẫn giải:

Hình hình cầu có bán kính đáy R = 4 (cm).

Do đó,diện tích mặt cầu của hình cầu đó là:

S = 4πR2 = 4π.42 = 64π (cm2).

Ví dụ 2. Cho hình cầu có đường kính đáy d = 12 (m). Tính thể tích hình cầu?

Hướng dẫn giải:

Ta có đường kính là d = 2R = 12 (m)

Do đó R = 6 m.

Thể tích hình trụ là: V = 43πR3=43π63 = 288π (m3)

Quảng cáo

C. Bài tập tự luyện

Bài 1. Điền kết quả vào ô trống sau:

Loại bóng

Bóng gôn

Bóng khúc côn cầu

Bóng

ten – nis

Bóng bàn

Bóng bi – a

Đường kính

42,7 mm

 

 

40 mm

61 mm

Bán kính

 

25 cm

3,25 cm

 

 

Diện tích

 

 

 

 

 

Thể tích

 

 

 

 

 

Hướng dẫn giải:

Ta thu được bảng sau:

Loại bóng

Bóng gôn

Bóng khúc côn cầu

Bóng

ten – nis

Bóng bàn

Bóng bi – a

Đường kính

42,7 mm

50 cm

6,5 cm

40 mm

61 mm

Bán kính

21,35 mm

25 cm

3,25 cm

2 cm

20,3 mm

Diện tích

572,803 cm2

78,5 dm2

132,73 mm2

5026,55 mm2

116,89 cm2

Thể tích

13251,67 mm3

65,416 dm3

143,79 cm3

33510,32 mm3

118,84 cm3

Quảng cáo

Bài 2. Cho một hình trụ có bán kính đường tròn đáy là 3cm và chiều cao h = 4cm. Một hình cầu có diện tích bằng diện tích xung quang của hình trụ. Tính bán kính của hình cầu?

Hướng dẫn giải:

Ta có ình trụ có bán kính đường tròn đáy là 3cm và chiều cao h = 4cm

Diện tích xung quanh của hình trụ là

Sxq = 2πrh = 2π.3.4 = 24π (cm2) ⇔ R = 3.

Mặt khác hình cầu có diện tích bằng diện tích xung quang của hình trụ là 24π (cm2) nên S = 4πR2 = 24π ⇔ R2 = 6. Suy ra R = 6

Vậy bán kính của hình cầu là 6 cm

Bài 3. Quả bóng hình cầu có thể tích V = 36π (cm3). Hãy tính đường kính và diện tích mặt cầu?

Hướng dẫn giải:

Ta có: V = 36π (cm3).

Mà V = 43πR3 = 36π (cm3).

Suy ra, R3V:4π3=36π:4π3 = 27

Khi đó R = 273 = 3 (cm)

Do đó, đường kính là: d = 2R = 6(cm)

Diện tích mặt cầu là S = 4πR2 = 4π.32 = 36π (cm2)

Quảng cáo

Bài 4. Một hình cầu có bán kính là 3 cm và một hình nón cũng có bán kính 3 cm. Biết rằng diện tích toàn phần của hình nón bằng diện tích mặt cầu. Tính chiều cao của hình nón

Hướng dẫn giải:

Gọi l là độ dài đường sinh của hình nón

Vì bán kính hình cầu và bán kính đáy của hình nón bằng nhau cùng bằng 3cm nên ta có 4πR2 = πRl + πR2 hay 4R2 = Rl + R2

Suy ra l = 3R = 3.3 = 9 (cm)

Do đó, sử dụng công thức liên hệ trong hình nón ta có:

h2 = 12 – R2 = 92 – 32 = 72

Khi đó chiều cao của hình nón là h = 72=62 (cm)

Bài 5. Cho hình cầu và hình trụ ngoại tiếp nó (đường kính đáy và chiều cao của hình trụ bằng đường kính của hình cầu). Tính tỉ số giữa diện tích mặt cầu và diện tích xung quanh hình trụ.

Hướng dẫn giải:

Thể tích hình tròn

Vì đường kính đáy và chiều cao của hình trụ bằng nhau và bằng đường kính hình cầu nên h = 2R với R là bán kính hình cầu và cũng là bán kính đáy của hình trụ.

Vì diện tích mặt cầu của hình cầu đó là S = 4πR2 còn diện tích xung quanh của hình trụ là Sxq = 2πRh = 2πR.2R = 4πR2.

Vậy tỉ số giữa diện tích mặt cầu và diện tích xung quanh hình trụ là SSxq=4πR24πR2=1

Bài 6. Thể tích của một hình cầu là V = 36π (cm3). Tính diện tích mặt cầu đó.

Bài 7. Một hình nón có bán kính đáy r (cm), chiều cao 2r (cm) và hình cầu có bán kính r (cm). Hãy tính:

a) Diện tích mặt cầu, biết rằng diện tích toàn phần hình nón là 21,06 cm2;

b) Thể tích của hình nón, biết rằng thể tích hình cầu là 15,8 cm3.

Bài 8. Cho một hình cầu và một lập phương ngoại tiếp nó. Tính tỉ số phần trăm giữa

a) Diện tích mặt cầu và diện tích xung quanh của hình lập phương;

b) Thể tích hình cầu và thể tích hình lập phương.

Bài 9. Cho tam giác đều ABC có cạnh AB bằng 8cmvà  đường cao AH. Hãy tính  diện tích mặt cầu được tạo thành khi quay nửa đường tròn nội tiếp tam giác ABC một vòng quanh AH.

Bài 10. Cho nửa đường tròn tâm O , đường kính AB = 2R, Ax và By là hai tiếp tuyến của nửa đường tròn . Lấy trên tia Ax điểm M rồi vẽ tiếp tuyến MP cắt By tại N.

a) Chứng minh rằng MNO và APB là hai tam giác vuông đồng dạng;

b) Chứng minh AM.AN = R2;

c) Tính tỉ số SMONSAPB khi AM = R2;

d) Tính thể tích của hình do nửa đường tròn APB quay quanh AB sinh ra.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán lớp 9 Đại số và Hình học có đáp án có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 9 và Hình học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên