Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Luật hình sự có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn
giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Luật hình sự đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Luật hình sự (có đáp án)
Quảng cáo
Câu 1. Hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng là biện pháp cuối cùng.
SAI
Câu 2. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 không có hiệu lực hồi tố.
ĐÚNG.
Câu 3. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam
ĐÚNG.
Câu 4. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam.
SAI
Quảng cáo
Câu 5. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đang hoạt động trên đường bay quốc tế thì không phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam
SAI. Theo Bộ Luật hình sự 2015, lãnh thổ Việt Nam được hợp thành bởi ba bộ phận:
+ Lãnh thổ có thực: Bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc chủ quyền của Việt Nam.
+ Lãnh thổ mở rộng: Tàu thủy mang cờ hiệu của Việt Nam đang ngoài vùng biển quốc tế, máy bay dân dụng mang cờ hiệu của Việt Nam trên đường bay. Tàu chiến, máy bay quân sự của Việt Nam đang ở bất cứ nơi nào.
+ Lãnh sự quán, Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài.
Vậy hành vi trên bị coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
Câu 6. A bị toà án kết án 5 năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 nên tội mà A đã phạm là tội nghiêm trọng.
SAI. Không xác định loại tội theo mức án của tòa tuyên mà phải theo quy định tại Điều 9 BLHS 2015.
Câu 7. A bị toà án xử phạt 3 năm tù là A phạm tội ít nghiêm trọng
SAI. Không xác định loại tội theo mức án của tòa tuyên mà phải theo quy định tại Điều 9 BLHS 2015.
Câu 8. A bị toà kết án 7 năm tù về tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS, nên tội mà A đã phạm là tội nghiêm trọng
SAI. Không xác định loại tội theo mức án của tòa tuyên mà phải theo quy định tại Điều 9 BLHS 2015.
Quảng cáo
Câu 9. A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 174 BLHS và A bị toà án tuyên phạt 3 năm tù, nên tội của A là tội ít nghiêm trọng.
SAI. Không xác định loại tội theo mức án của tòa tuyên mà phải theo quy định tại Điều 9 BLHS 2015.
Câu 10. Không có lỗi thì không có TNHS
ĐÚNG
Câu 11. Tính phải chịu hình phạt là đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm
SAI. Tính nguy hiểm cho xã hội là đặc điểm cơ bản quan trọng nhất của tội phạm vì nó quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm.
Câu 12. Tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm.
SAI. Tính nguy hiểm cho xã hội là đặc điểm cơ bản quan trọng nhất của tội phạm vì nó quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm.
Quảng cáo
Câu 13. Tội buôn lậu là tội phạm rất nghiêm trọng.
SAI. Tùy từng khoản theo Đ188 đối chiếu với Điều 9 BLHS thì phạm tội theo khoản 1 Điều 188 là tội phạm ít nghêm trọng, phạm tội theo khoản 2 điều 188 là tội phạm nghiêm trọng, phạm tội theo khoản 3 điều 188 là tội phạm rất nghiêm trọng, phạm tội theo khoản 4 điều 188 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Câu 14. Tội cướp tài sản là tội đặc biệt nghiêm trọng.
SAI. Tùy từng khoản của Điều 168
Câu 15. Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
SAI. Tùy từng khoản của Điều 123
Câu 16. Tội ít nghiêm trọng là tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức hình phạt cao nhất do toà án áp dụng là đến 3 năm tù
SAI. Theo Điều 9 BLHS Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
Câu 17. Tội phạm được chia làm 3 loại là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Đáp án
SAI. Theo Điều 9 BLHS: “Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Câu 18. Tội phạm và những vi phạm pháp luật khác chỉ khác nhau về mức độ nguy hiểm cho XH.
SAI. Tội phạm và những VPPL khác khác nhau về:
- nội dung chính trị - xã hội (mức độ nguy hiểm cho xã hội)
- hình thức pháp lý
- hậu quả pháp lý
Câu 19. Không có lỗi thì không có TNHS
ĐÚNG
Câu 20. Cấu thành tội phạm được quy định tại Khoản 2 Điều 134 là cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
ĐÚNG. Cấu thành tội phạm tăng nặng là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
Câu 21. Cấu thành tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 173 là cấu thành tăng nặng của tội trộm cắp tài sản
ĐÚNG. Cấu thành tội phạm tăng nặng là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
Câu 22. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm chỉ được phản ánh trong cấu thành tội phạm của các tội có cấu thành tội phạm hình thức
SAI. Hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm.
Câu 23. Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm là mối quan hệ giữa một khái niệm và một hiện tượng
ĐÚNG. Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành:
- Là mối quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm
- Là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức pháp lý của tội phạm.
Câu 24. Đối tượng tác động của tội phạm chỉ có thể là con người
SAI. Đối tượng tác động của tội phạm:
- con người
- các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội
- hoạt động bình thường của chủ thể
Câu 25. Một tội phạm cụ thể có thể không có đối tượng tác động của tội phạm Đáp án
SAI. Bất cứ tội phạm nào cũng đều tác động làm biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động cụ thể. Cơ chế phạm tội là: Người phạm tội xâm hại đến khách thể thông qua đối tượng tác động. Nếu k có đối tượng thì k thể xâm hại khách thể -> không có tội phạm được thực hiện
Câu 26. Hành động phạm tội nguy hiểm hơn không hành động phạm tội Đáp án
SAI. Hành động và không hành động (phạm tội) đều là những “biểu hiện” của con người ra ngoài thế giới khách quan, được ý thức kiểm soát, ý chí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Câu 27. Người gây thiệt hại cho xã hội do bị cưỡng bức về thân thể không phải chịu TNHS Đáp án
ĐÚNG. Trường hợp gây thiệt hại do bị cưỡng bức tinh thần là trường hợp đặc biệt thuộc loại “biểu hiện” không phải là hành vi. Đây là trường hợp bên ngoài của người mà về khách quan tuy gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng không phải là tội phạm vì “biểu hiện” đó không phải là hành vi, không phải là kết quả hoạt động ý chí của chính họ mà là kết quả trực tiếp của sức mạnh bên ngoài. Những “biểu hiện” đó có thể không được ý thức kiểm soát (như bất thình lình bị người khác xô ngã vào quầy hàng pha lê) hoặc không được ý chí điều khiển (như bị người khác dùng sức mạnh nắm tay “điểm chỉ” vào đơn tố giác sai sự thật. Ở đây, “biểu hiện” ngã và điểm chỉ đều không phải là hành vi và do vậy không thể có tội hủy hoại hoặc tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như không thể có tội vu khống.
Câu 28. Người gây thiệt hại cho xã hội do bị cưỡng bức về tinh thần thì không phải chịu TNHS.
SAI. Dù là bị đe dọa hay cưỡng bức về tinh thần để phạm tội thì chủ thể thực hiện hành vi phạm tôi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, như trong luật đã quy định, bị đe dọa hay cưỡng bức chỉ được xem là một yếu tố để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu bị cưỡng ép về tinh thần để phạm tội trong một tình thế cấp thiết thì sẽ không bị coi là tội phạm theo Điều 23 BLHS.
Câu 29. Tội phạm chỉ được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội
SAI. Tội phạm được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội và không hành động phạm tội
Câu 30. Dấu hiệu quan hệ gia đình có thể là dấu hiệu của chủ thể đặc biệt Đáp án
ĐÚNG. Ví dụ: tội loạn luân (Điều 184), tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186)
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official