200+ Trắc nghiệm Luật kinh doanh (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Luật kinh doanh có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Luật kinh doanh đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Luật kinh doanh (có đáp án)

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Quảng cáo

Câu 1. Hồ sơ ĐKDN được nộp tại:

A. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

C. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Công thương

Câu 2. Hồ sơ ĐKDN được nộp tại:

A. Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện

B. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

C. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Công thương

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 3. Hồ sơ ĐKDN được nộp tại:

A. Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện

B. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Quảng cáo

Câu 4. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được nộp tại:

A. Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện 

B. Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện

C. Phòng Công thương thuộc UBND cấp huyện

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 5. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được nộp tại:

A. Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện

B. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 6. Hành vi nào sau đây bị cấm kinh doanh theo LDN2020?

Quảng cáo

A. Kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm

B. Kinh doanh vũ trường, kinh doanh karaoke

C. Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng

D. Kinh doanh dịch vụ thám tử tư

Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đưa ra đường lối đổi mới về kinh tế, được tổ chức năm:

A. 1976

B. 1986

C. 1992

D. 2013

Câu 8. Bộ luật kinh doanh được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua năm:

Quảng cáo

A. 1986

B. 1992

C. 2020

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 9. Có hai phương pháp điều chỉnh trong Luật kinh doanh:

A. Phương pháp mệnh lệnh và phương pháp phục tùng

B. Phương pháp bình đẳng và phương pháp tự nguyện

C. Phương pháp mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng tự nguyện

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 10. Ngành luật kinh tế trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam sử dụng phương pháp điều chỉnh chủ yếu là:

A. Phương pháp bình đẳng

B. Phương pháp tự nguyện

C. Phương pháp mệnh lệnh

D. Không có phương án đúng

Câu 11. Cơ quan thuế đặt may đồng phục cho nhân viên ngành thuế tại doanh nghiệp dệt may do mình quản lý thuế. Trong quan hệ pháp luật này, phương pháp điều chỉnh được sử dụng là:

A. Phương pháp quyền uy – phục tùng

B. Phương pháp mệnh lệnh

C. Phương pháp bình đẳng tự nguyện

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 12. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật kinh doanh điều chỉnh:

A. Các quan hệ trong lĩnh vực thương mại

B. Các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế

C. Các quan hệ trong lĩnh vực dân sự

D. Tất cả các mối quan hệ trên

Câu 13. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường:

A. Nền kinh tế hàng hóa đa hình thức sở hữu  

B. Nền kinh tế đa thành phần và đa lợi ích

C. Nền kinh tế hoạt động theo các quy luật thị trường

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 14. Nền kinh tế thị trường theo nghĩa văn minh có đặc điểm:

A. Nền kinh tế hàng hóa đa hình thức sở hữu

B. Nền kinh tế đa thành phần và đa lợi ích

C. Nền kinh tế cần có sự điều tiết của nhà nước

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 15. Dấu hiệu xác định chủ thể của luật kinh doanh:

A. Phải được thành lập hợp pháp và phải đăng ký kinh doanh

B. Không nhất thiết phải có thẩm quyền kinh tế

C. Phải có tài sản chung

D. Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận

Câu 16. Nguyên tắc bình đẳng trong luật kinh doanh:

A. Bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế không phụ thuộc chế độ sở hữu,  cấp quản lý và quy mô kinh doanh

B. Bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế nhưng phụ thuộc chế độ sở hữu và cấp quản lý

C. Bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế nhưng phụ thuộc chế độ sở hữu và quy mô kinh doanh

D. Bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế nhưng phụ thuộc vào cấp quản lý và quy mô kinh doanh

Câu 17. Một trong các vai trò của luật kinh doanh là:

A. Tạo ra một hành lang pháp lý cho tất cả mọi lĩnh vực

B. Tạo cơ sở pháp lý cho tất cả các quan hệ xã hội

C. Điều chỉnh tất cả các hành vi dân sự, kinh tế, thương mại

D. Quy định những vấn đề tài phán trong kinh doanh

Câu 18. Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh:

A. Luật của Quốc hội (2)

B. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nghị định của Chính phủ (6)

C. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 (1)

D. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội (3)

Câu 19. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ của Luật kinh doanh là:

A. Điều chỉnh hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh

B. Phát triển các hình thức kinh doanh

C. Thống nhất giữa lợi ích doanh nghiệp, lợi ích người lao động, lợi ích xã hội; đảm bảo quyền bình đẳng trong kinh doanh

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 20. Luật kinh doanh hay còn gọi là:

A. Luật lao động

B. Luật thương mại

C. Luật dân sự

D. Luật đất đai và môi trường

Câu 21. Điểm khác nhau giữa luật hành chính và luật kinh doanh:

A. Đối tượng điều chỉnh

B. Phương pháp điều chỉnh

C. Chủ thể

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 22. Bất khả kháng trong kinh doanh là có thể bắt nguồn từ các sự kiện:

A. Chiến tranh, nội chiến

B. Lụt lội, hạn hán, động đất, núi lửa

C. Biểu tình, bãi công, khủng hoảng tài chính

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 23. Trách nhiệm tài sản trong bất khả kháng:

A. Đây là rủi ro, không bên nào chịu trách nhiệm

B. Phải chịu trách nhiệm nếu gây thiệt hại cho đối tác

C.Các bên tự thỏa thuận bồi thường

D. Theo phán quyết của tòa án

Câu 24. Cơ quan, tổ chức nào sau đây có trách nhiệm xác định trường hợp bất khả kháng?

A. Văn phòng Chính phủ

B. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

C. Cơ quan phụ trách về tình trạng khẩn cấp quốc gia

D. Các bên ký kết hợp đồng

Câu 25. Bất khả kháng được xác định nếu:

A. Nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước

B. Nằm trong tầm kiểm soát của các bên

C. Vượt ngoài tầm kiểm soát của con người

D. Dự đoán trước được

Câu 26. Hình thức sở hữu của Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013:

A. Nhiều hình thức sở hữu

B. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể

C. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân

D. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài

Câu 27. Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định bao nhiêu hình thức sở hữu?

A. Hai hình thức sở hữu

B. Ba hình thức sở hữu

C. Bốn hình thức sở hữu

D. Nhiều hình thức sở hữu

Câu 28. Hình thức sở hữu nào giữ vai trò nền tảng theo Hiến pháp 2013?

A. Không quy định hình thức sở hữu giữ vai trò nền tảng

B. Hình thức sở hữu toàn dân, hình thức sở hữu tư nhân

C. Hình thức sở hữu tư nhân, hình thức sở hữu tập thể

D. Hình thức sở hữu toàn dân, hình thức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân

Câu 29. Có bao nhiêu thành phần kinh tế theo quy định của Hiến pháp 2013?

A. Ba thành phần kinh tế

B. Bốn thành phần kinh tế

C. Năm thành phần kinh tế

D. Nhiều thành phần kinh tế

Câu 30. Các thành phần kinh tế theo quy định Hiến pháp 2013?

A. Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân

B. Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước

C. Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

D. Nhiều thành phần kinh tế

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên