200+ Trắc nghiệm Nguyên lý thống kê (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Nguyên lý thống kê có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Nguyên lý thống kê đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Nguyên lý thống kê (có đáp án)
Câu 1. Nhận định nào dưới đây về Thống kê là chính xác:
a) Thống kê là môn khoa học xã hội
b) Thống kê là môn khoa học tự nhiên
c) Thống kê là môn khoa học xã hội lồng ghép với môn khoa học tự nhiên
d) Tất cả sai
Câu 2. Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất về sự xuất hiện và phát triển của Thống kê qua nhiều thập kỷ là do:
a) Nhu cầu thực tiễn của xã hội
b) Nhu cầu thực tế của xã hội
c) Nhu cầu thực tế và thực tiễn của xã hội
d) Tất cả đúng
Câu 3. Mầm mống của Thống kê xuất hiện ở chế độ nào?
a) Chế độ cộng sản nguyên thủy
b) Chế độ chiếm hữu nô lệ
c) Chế độ phong kiến
d) Chế độ TBCN và CNXH
Câu 4. Ở chế độ nào cần Thống kê?
a) Chế độ phong kiến
b) Chế độ TBCN
c) Chế độ CNXH
d) Tất cả
Câu 5. Thống kê bắt đầu được đưa vào giảng dạy ở một số trường Đại học vào năm nào?
a) 1660
b) 1670
c) 1680
d) 1690
Câu 6. Ai đã đưa ra phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào các số liệu điều tra khảo sát góp phần làm cho thống kê phát triển (1606- 1681)?
a) H.Conbring
b) W.Petty
c) C.Marx
d) G.Achenwall
Câu 7. Ai đã sử dụng thống kê mô tả dân số, tài nguyên thiên nhiên, tài chính, của cải, hàng hóa (1711-1765)?
a) Lononosov
b) Sliser
c) Ketle
d) Galton
Câu 8. Achenwall.G (1719 -1772), lần đầu tiên dạy môn học mới với tên gọi là “Statistics-Statistik” tại trường Đại học Tổng hợp Marburs vào năm nào?
a) 1746
b) 1747
c) 1748
d) 1749
Câu 9. Achenwall.G (1719 -1772), lần đầu tiên dạy môn học mới với tên gọi là “Statistics-Statistik” vào năm 1746 tại trường Đại học nào?
a) Marburs
b) Helmsted
c) Gettingen
d) Peterbur
Câu 10. Tác giả nào tại trường Đại học Tổng hợp Gettingen cho rằng thống kê không chỉ mô tả tình hình chính trị của Nhà nước mà phải là mô tả toàn bộ xã hội?
a) Sliser.A
b) Pearson.K
c) Gosset.V
d) Fisher.R
Câu 11. Ai là người đưa ra lý thuyết ổn định của các chỉ số thống kê (1796-1874)?
a) Ketle .A
b) Pearson.K
c) Gosset.V
d) Fisher.R
Câu 12. Ai là người đi tiên phong ở nước Anh về thống kê học đưa ra khái niệm mở đầu về tương quan?
a) Galton. F
b) Pearson.K
c) Gosset.V
d) Fisher.R
Câu 13. Ai là một trong những người sáng lập ra ngành toán thống kê hiện đại nghiên cứu các mẫu đưa ra các hệ số tương quan ngày nay?
a) Galton. F
b) Pearson.K
c) Gosset.V
d) Fisher.R
Câu 14. Nhà toán học nào đã đưa ra lý thuyết chọn mẫu nhỏ để rút ra kết luận khoa học phù hợp nhất từ hiện tượng nghiên cứu?
a) Galton. F
b) Pearson.K
c) Gosset.V
d) Fisher.R
Câu 15. Ai đã có công đóng góp cách sử dụng các phương pháp phân tích số liệu cũng như đã phát triển các phương pháp thống kê để so sánh trung bình của mẫu nhằm mục đích tìm ra sự khác biệt của chúng có ý nghĩa thống kê hay không?
a) Galton. F
b) Pearson.K
c) Gosset.V
d) Fisher.R
Câu 16. Ai với kinh nghiệm về xác định đối tượng các đơn vị thống kê và kinh tế chính trị đã chỉ ra rằng khi tiến hành thống kê trong rất nhiều trường hợp ngẫu nhiên đã phát hiện ra những tiêu chuẩn đã được chuẩn hóa (1812-1880)?
a) Srezenev I.I
b) Galton. F
c) Pearson.K
d) Gosset.V
Câu 17. Ai có quan điểm trong giáo trình thống kê học đã nhấn mạnh rằng cần nghiên cứu thống kê với quy mô lớn dựa vào phương pháp điều tra dữ liệu với đầy đủ số lượng và yếu tố cần thiết từ đó có thể mô tả các hiện tượng xã hội tìm ra quy luật và các nguyên nhân ảnh hưởng (1842-1908)?
a) Trurov. A.I
b) Srezenev I.I
c) Galton. F
d) Pearson.K
Câu 18. Ai đã nêu quan điểm về thống kê như là nghệ thuật đo lường các hiện tượng chính trị và xã hội (1874-1919)?
a) Caufman. A.A
b) Srezenev I.I
c) Trurov. A.I
d) Anson. I.U.E
Câu 19. Phát biểu nào sau đây về định luật số lớn là đúng?
a) Có mối liên quan mật thiết với phạm vi nghiên cứu của tổng thể thống kê.
b) Những sự bù trừ lẫn nhau của các yếu tố ngẫu nhiên và việc khám phá ra những quy luật liên hệ phải được diễn ra trong phạm vi một số khá lớn các đơn vị.
c) Nếu tổng thể thống kê càng nhiều đơn vị thì tính tất nhiên càng thể hiện rõ nét.
d) Tất cả đúng
Câu 20. Định luật số lớn không thể giải đáp và trả lời được các câu hỏi đặt ra là:
a) Bản chất của quy luật ấy là gì?
b) Vì sao lại có quy luật ấy?
c) Những điều kiện tồn tại phát triển của quy luật ấy?
d) Tất cả đúng
Câu 21 tổng thể đồng chất bao gồm các đơn vị, phần tử
a) Giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu liên quan đến mục đích nghiên cứu
b) Không giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu liên quan đến mục đích nghiên cứu
c) Các đặc điểm dễ dàng nhận thấy
d) Các đặc điểm khôngdễ dàng nhận thấy
Câu 22 Đối tượng của thống kê là:
a) Mặc chất của hiện tượng kinh tế - xã hội
b) Mặc lượng có liên quan đến mặc chất của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều không gian và thời gian
c) Mặt lượng có quan hệ với mặt chất của hiện tượng kinh tế- xã hội.
d) Mặt lượng của hiện tượng kinh tế- xã hội.
Câu 23. Mọi hiện tượng kinh tế xã hội bao giờ cũng có hai mặt lượng và chất:
a) Không thể tách rời nhau
b) Tách rời nhau
c) Tất cả đúng
d) Tất cả sai
Câu 24. Tổng thể thống kê chỉ đối tượng nghiên cứu cụ thể được hiểu là:
a) Hiện tượng số lớn gồm những đơn vị cá biệt cấu thành hiện tượng cần được quan sát, tổng hợp, phân tích về mặt lượng của chúng
b) Bao gồm tất cả các đơn vị cá biệt thuộc hiện tượng nghiên cứu
c) Chỉ bao gồm một số phần của tổng thể chung được gọi là tổng thể bộ phận
d) Tất cả đúng
Câu 25. Trong một tổng thể, nếu các đơn vị của tổng thể được biểu hiện rõ ràng dễ xác định có thể thấy được bằng trực quan được xác định là:
a) Tổng thể bộc lộ
b) Tổng thể tiềm ẩn
c) Tổng thể đồng chất
d) Tổng thể không đồng chất
Câu 26. Trong một tổng thể, nếu các đơn vị của tổng thể không được biểu hiện rõ ràng không dễ xác định không thể thấy được bằng trực quan được xác định là:
a) Tổng thể bộc lộ
b) Tổng thể tiềm ẩn
c) Tổng thể đồng chất
d) Tổng thể không đồng chất
Câu 27. Tổng thể số lượng hàng hóa bán ra trong một thời kỳ nào đó được xác định là:
a) Tổng thể bộc lộ
b) Tổng thể tiềm ẩn
c) Tổng thể đồng chất
d) Tổng thể không đồng chất
Câu 28. Tổng thể của những người yêu thích nhạc nhẹ, dân ca và hâm mộ bóng đá tại thời điểm nào đó được xác định là:
a) Tổng thể bộc lộ
b) Tổng thể tiềm ẩn
c) Tổng thể đồng chất
d) Tổng thể không đồng chất
Câu 29. Một tổng thể mà các đơn vị của tổng thể giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu liên quan đến mục đích nghiên cứu được xác định là:
a) Tổng thể đồng chất
b) Tổng thể không đồng chất
c) Tổng thể bộc lộ
d) Tổng thể tiềm ẩn
Câu 30. Một tổng thể mà các đơn vị của tổng thể không giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu liên quan đến mục đích nghiên cứu được xác định là:
a) Tổng thể đồng chất
b) Tổng thể không đồng chất
c) Tổng thể bộc lộ
d) Tổng thể tiềm ẩn
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT