600 câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án năm 2023
600 câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án năm 2023
Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 năm 2022, bộ 600 Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học với đầy đủ các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 9 này sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm và đạt điểm cao trong các bài thi môn Vật Lí 9.
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 2 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 4 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 5 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 7 + 8 + 9 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 10 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 12 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 13 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 16 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 19 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 21 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 22 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 23 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 24 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 25 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 26 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 27 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 28 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 31 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 32 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 33 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 34 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 35 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 36 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 37 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 40 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 41 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 42 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 43 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 44 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 45 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 47 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 48 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 49 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 50 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 52 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 53 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 54 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 55 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 56 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 59 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 60 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 61 có đáp án năm 2023
Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 2 có đáp án năm 2022
Bài 1: Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
Lời giải
Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
Đáp án: C
Bài 2: Biểu thức đúng của định luật Ohm là:
Lời giải
Biểu thức của định luật Ôm:
Đáp án: B
Bài 3: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
Lời giải
Ta có:
Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
=> khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
Đáp án: D
Bài 4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:
A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ
C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ
Lời giải
Ta có: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế liên hệ với nhau qua biểu thức:
R là hằng số => đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng giống đồ thị hàm số y = ax là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Đáp án: A
Bài 5: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.
B. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.
D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
Lời giải
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn.
=> khi hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì cường độ dòng điện cũng tăng 1,2 lần
Đáp án: D
Bài 6: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:
A. 1,5A
B. 2A
C. 3A
D. 1A
Lời giải
Ta có , điện trở dây dẫn là không thay đổi.
Áp dụng biểu thức định luật Ôm: ta có:
+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là thì
+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là , khi đó
Đáp án: B
Bài 7: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:
A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây
B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây
C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây
D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.
Lời giải
Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
Đáp án: A
Bài 8: Điện trở của dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm
Lời giải
Ta có: điện trở của dây dẫn được xác định:
Điện trở, R là xác định với mỗi dây dẫn nó không phụ thuộc vào hiệu điện thế hay cường độ dòng điện
Biểu thức rút ra từ định luật Ôm: chỉ là biểu thức tính toán về mặt toán học
Đáp án: C
Bài 9: Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?
A. Ôm (Ω)
B. Oát (W)
C. Ampe (A)
D. Vôn (V)
Lời giải
Ta có:
- Ôm (Ω) : đơn vị đo của điện trở
- Oát (W) : đơn vị đo của công suất
- Ampe (A) : đơn vị đo của cường độ dòng điện
- Vôn (V): đơn vị đo của hiệu điện thế
Đáp án: A
Bài 10: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở (R = 6 Ω) là (0,6A). Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
A. 3,6V
B. 36V
C. 0,1V
D. 10V
Lời giải
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở:
Đáp án: A
Bài 11: Mắc một dây dẫn có điện trở (R = 12 Ω ) vào hiệu điện thế (3V ) thì cường độ dòng điện qua nó là:
A. 36A
B. 4A
C. 2,5A
D. 0,25A
Lời giải
Cường độ dòng điện qua dây dẫn:
Đáp án: D
Bài 12: Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:
A. 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ
B. 1MΩ = 1000kΩ = 1000000Ω
C. 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ
D. 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ
Lời giải
Ta có: 1MΩ = 1000kΩ = 1000000Ω ta suy ra:
A - sai
B - đúng
C - sai
D - sai
Đáp án: B
Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 4 có đáp án năm 2022
Bài 1: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. I = I1 = I2
B. I = I1 + I2
C. I ≠ I2 = I2
D. I1 ≠ I2
Lời giải
Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì:
Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 = … = In
Đáp án: A
Bài 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?
A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.
Lời giải
A, B, D - đúng
C - sai vì: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:
Đáp án: C
Bài 3: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở
B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở
C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ
D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.
Lời giải
B, C, D - là các đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp
A - không phải là đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp vì: đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở thì có thể là mạch rẽ nhánh, phân nhánh => đó không phải là mạch nối tiếp
Đáp án: A
Bài 4: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp?
Lời giải
Ta có: Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành: Rtd = R1 + R2
Đáp án: C
Bài 5: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dau đây là không đúng?
Lời giải
A, B, D - đúng
C - sai vì:
Đáp án: C
Bài 6: Cho đoạn mạch như hình vẽ:
Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không?
A. Đèn 1 sáng, đèn 2 không hoạt động
B. Hai đèn không hoạt động , vì mạch hở không có dòng điện chạy qua hai đèn
C. Hai đèn hoạt động bình thường
D. Đèn 1 không hoạt động, đèn 2 sáng
Lời giải
Khi công tắc K mở thì hai đèn không hoạt động vì mạch hở không có dòng điện chạy qua hai đèn
Đáp án: B
Bài 7: Cho mạch điện như hình vẽ:
Cho R1 = 15 Ω ,R2 = 20 Ω , ampe kế chỉ 0,3A. Hiệu điện thế của đoạn mạch AB có giá trị là:
A. U = 4,5V
B. U = 6V
C. U = 10,5V
D. U = 2,57V
Lời giải
- Cách 1:
+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch: Rtd = R1 + R2
+ Vận dụng biểu thức định luật Ôm tính hiệu điện: U = IR
- Cách 2:
+ Tính hiệu điện thế của từng trở: U = IR
+ Áp dụng biểu thức tính hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp: U = U1 + U2
Bài 8: Cho hai điện trở R1 = 24Ω , R2 = 16Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch có giá trị:
A. R12 = 40 Ω
B. R12 = 9,6 Ω
C. R12 = 8 Ω
D. R12 = 48 Ω
Lời giải
Ta có điện trở tương đương R12 của đoạn mạch:
R12 = R1 + R2 = 24 + 26= 40Ω
Đáp án: A
Bài 9: Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết R1 = 6Ω , R2 = 18Ω ,R3 = 16Ω . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 52V. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là:
A. 14,8A
B. 1,3A
C. 1,86A
D. 2,53A
Lời giải
+ Điện trở tương đương R123 của đoạn mạch là:
R123 = R1 + R2+R3 = 6+18+16 = 40Ω
+ Cường độ dòng điện của đoạn mạch là:
Đáp án: B
Bài 10: Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết R1 = 5Ω , R2 = 20Ω , R3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 50V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1A. Tính điện trở R3?
A. 15Ω B. 5Ω
C. 20Ω D. 25Ω
Lời giải
+ Điện trở tương đương R123 của đoạn mạch là
+ Mà R123 = R1 + R2+R3 cho nên R3 = R123 - (R1 + R2) = 50-(5+20)=25Ω
Đáp án: D
Bài 11: Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết R1 = 2 , R2 = 4, R3 = 10 , R4 = 20. Hiệu điện thế UAE = 72V. Hiệu điện thế giữa hai đầu BD có giá trị là:
A. UBD = 14V B. UBD = 28V
C. UBD = 40V D. UBD = 48V
Lời giải
+ Điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch là:
+ Cường độ dòng điện của đoạn mạch là
+ Điện trở của đoạn BD là:
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch BD là:
Đáp án: B
Bài 12: Sơ đồ mạch điện như hình bên, R1 = 25.Biết khi khóa K đóng ampe kế chỉ 4A còn khi khóa K mở thì ampe kế chỉ 2,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở R2?
A. U = 100V; R2 = 15 Ω
B. U = 100V; R2 = 10 Ω
C. U = 100V; R2 = 40 Ω
D. U = 100V; R2 = 35 Ω
Lời giải
- Khi khóa K đóng thì dòng điện không đi qua điện trở R2, nên số chỉ của ampe kế là số chỉ cường độ dòng điện chạy trong mạch
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là :
- Khi khóa K mở , hai điện trở
R1 và R2 mắc nối tiếp , nên điện trở của đoạn mạch là:
Điện trở
Đáp án: A
Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 5 có đáp án năm 2022
Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên . Hiệu điện thế U = 48V. Biết rằng:- Khi khóa K1 đóng, khóa K2 mở thì ampe kế chỉ 2,4A - Khi khóa K1 mở, khóa K2 đóng thì ampe kế chỉ 5A
Tính điện trở R1, R2?
Lời giải
- Khi khóa K1 đóng , khóa K2 mở thì ampe kế chỉ 2,4A
thì dòng điện chỉ đi qua điện trở R1
Cho nên điện trở R1 là
Đáp án: C
Bài 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên . Hiệu điện thế UAB = 48V. Biết R1 = 16 , R2 = 24 . Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ 6A. Hãy tính điện trở R3?
A. R3 = 16Ω
B. R3 = 48Ω
C. R3 = 24Ω
D. R4 = 32Ω
Lời giải
Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là:
Số chỉ của ampe kế là
Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai đầu đoạn mạch CD thì các điện trở R1, R2, R3 mắc song song , cho nên cường độ dòng điện qua điện trở R3 là
Giá trị của điện trở R3 là
Đáp án: B
Bài 3: Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 9 , R2 = 18 và R3 = 24 được mắc vào hiệu điện thế U = 3,6V như sơ đồ bên
Số chỉ của ampe kế A và A1 là:
A. 0,5A và 0,4A
B. 0,6A và 0,35A
C. 0,75A và 0,6A
D. 0,07A và 0,13A
Lời giải
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là
Điện trở tương đương của đoạn mạch là
+ Số chỉ của ampe kế A là
Số chỉ của ampe kế A1 là
Đáp án: C
Bài 4: Cho một hiệu điện thế U = 1,8V và hai điện trở R1, R2. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào hiệu điện thế U thì dòng điện đi qua chúng có cường độ I1 = 0,2A; nếu mắc song song hai điện trở vào hiệu điện thế U thì dòng điện mạch chính có cường độ I2 = 0,9A. Tính R1, R2?
A. R1 = 3Ω , R2 = 6Ω
B. R1 = 2Ω , R2 = 4Ω
C. R1 = 2Ω , R2 = 9Ω
D. R1 = 3Ω , R2 = 9Ω
Lời giải
+ Khi R1, R2 mắc nối tiếp nên
+ Khi R1, R2 mắc song song nên
Cho nên (2)
Giả sử R1 < R2 nên R1 < 5
Từ (1) ta có
R2 = 9 − R1 thay vào (2) ta có :
R1 < 5, nên R1 = 3, do đó R2 = 6
Vậy
Đáp án: A
Bài 5: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. U = U1 = U2 B. U = U1 + U2
C. U ≠ U1 = U2 D. U1 ≠ U2
Lời giải
Ta có, trong đoạn mạch mắc song song thì:
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.
U = U1 = U2 = … = Un
Đáp án: A
Bài 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?
A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.
Lời giải
A, C, D - đúng
B - sai vì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ:
U = U1 = U2 = … = Un
Đáp án: B
Bài 7: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?
Lời giải
Ta có:
Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:
Đáp án: A
Bài 8: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?
Lời giải
A - sai vì:
B - sai vì:
C – đúng
D – sai vì
Đáp án: c
Bài 9: Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω . Được mắc như sơ đồ
Điện trở tương đương của đoạn mạch AC có giá trị là:
A. 20Ω
B. 40Ω
C. 10Ω
D. 80Ω
Lời giải
Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính theo công thức
Đáp án: C
Bài 10: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở R1 = 18Ω , R2 = 12Ω . Vôn kế chỉ 36V
Số chỉ của ampe kế A1 là:
A. 1,2A
B. 3A
C. 5A
D. 2A
Lời giải
+ Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch
U = U1 = U2
+ Số chỉ của ampe kế A1 là cường độ dòng điện đi qua điện trở R1
Vậy số chỉ của ampe kế A1 là:
Đáp án: D
Bài 11: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở R1 = 15 Ω, R2 = 10Ω . Ampe kế A1 chỉ 0,5A
Số chỉ của vôn kế là:
A. 7,5V
B. 5V
C. 12,5V
D. 3V
Lời giải
+ Vì hai điện trở R1 và R2 mắc song song nên U = U1 = U2
+ Vậy số chỉ của vôn kế là
U = U1 = I1R1 = 0,5.15 = 7,5V
Đáp án: A
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều