Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức

Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Giữa kì 2.

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Văn 10 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

-  Vận dụng hiểu biết về Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của ông.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản văn học.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

a. Văn học trung đại Việt Nam

Nội dung

Kiến thức

1. Quá trình hình thành

Văn học trung đại Việt Nam hình thành, phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, trong thời kì phong kiến.

2. Đặc điểm chung

- Gồm hai bộ phận: văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm.

- Văn học trung đại Việt Nam có liên hệ mật thiết với nguồn mạch văn học dân gian; đồng thời tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo tinh hoa của nhiều nền văn học trong khu vực, đặc biệt là văn học cổ điển Trung Hoa.

- Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó sâu sắc với vận mệnh của quốc gia, dân tộc, thể hiện rõ tinh thần yêu nước và đề cao các giá trị nhân văn, nhân đạo.

- Văn học trung đại mang tính quy phạm, sáng tác văn học phải tuân theo những quy định chặt chẽ có tính khuôn mẫu, từ quan điểm sáng tác, kiểu tư duy nghệ thuật, hình thức thể loại đến hệ thống thi liệu và các thủ pháp ngôn ngữ,...

3. Các tác giả

Nền văn học trung đại Việt Nam được tạo dựng bởi các thế hệ trí thức giàu ý thức tự tôn dân tộc. Tác giả văn học trung đại Việt Nam hấp thụ tinh hoa văn hoá dân gian của người Việt và tiếp nhận ảnh hưởng của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo theo xu hướng dân tộc hoá. Nhiều tác giả là anh hùng dân tộc có đóng góp to lớn cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

4. Văn nghị luận Việt Nam trung đại

Văn nghị luận Việt Nam thời trung đại có thành tựu rất phong phú, được viết theo nhiều thể văn khác nhau như hịch, cáo, chiếu, biểu thư, trát, luận thuyết, tự, bạt,... Văn nghị luận thời trung đại thường có bố cục mang tính quy phạm Với các phần đảm nhiệm những chức năng cụ thể, lời văn chứa nhiều điển tích, điển cố, lập luận chặt chẽ,... Trong đó, hịch, cáo, chiếu, thư là những thể văn tiêu biểu nhất. 

Quảng cáo

b. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

1. Khái niệm

Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc một hình thức tự xưng tương đương.

Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cột truyện và chỉ được nhận biết qua lời kể.

2. Đặc điểm

- Tuỳ theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện”.

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn trị (không biết hết mọi chuyện), trừ trường hợp ở vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết" của mình.

Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy có khả năng trở thành người kể chuyện toàn tri (biết hết mọi chuyện), song người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng quyền năng toàn trị hay không còn tuỳ thuộc vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của từng tác phẩm. 

 

3. Lời người kể chuyện

Lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, có chức năng khắc hoạ bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật.

4. Lời nhân vật

Lời của nhân vật là lời nói gắn với ý thức và cách thể hiện của nhân vật trong hình thức lời nói trực tiếp hay gián tiếp. 

5. Quyền năng của người kể chuyện

Thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học. 

Quảng cáo

c. Cảm hứng chủ đạo

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm, thái độ được thể hiện xuyên suốt tác phẩm đối với những vấn đề cuộc sống được nêu ra. Cảm hứng chủ đạo chi phối hình thức thể hiện, toát lên từ toàn bộ tác phẩm và có khả năng tác động mạnh vào cảm xúc của người tiếp nhận. 

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 10 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Quảng cáo

Bài tập 1. Đọc kĩ văn bản dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi:

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (bài 46)

Kẻ khôn thì bảo kẻ ngây phàm,
Nghề nghiệp cầm tay ở mới cam.
Nên thợ nên thầy vì có học,
No ăn no mặc bởi hay làm.
Một cơm hai việc nhiều người muốn,
Hai thớ ba giòng hoạ kẻ tham.
Thấy lợi thì làm cho phải nghĩa,
Mựa tây mặt khiến liễn lòng đam.

(Nguyễn Trãi, trích Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn, NXB. Giáo dục, 1998)

Chú thích:

- Phàm: Không thanh nhã, người lỗ mãng

- Một cơm hai việc: Chi ăn một mà làm được hai thì tốt

- Hải thớ ba đông: Thớ như thớ cây, dòng như dòng nước. Chỉ người không chuyên nhất một nghề gì. Người như thế thì ít ai muốn dùng.

- Mựa tây: Chớ riêng

- Lòng đam: lòng mê say, lòng tham

Ý cả câu cuối: làm việc cho phải nghĩa chứ không nên vì lợi ích cá nhân mà này sinh lòng tham mà thay lòng, đối đạ.

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

C. Thể thơ bảy chữ

D. Thể thơ thất ngôn trường thiên

Câu 2. Trong văn bản trên, từ "kẻ khôn" có nghĩa là gì?

A. Tham lam, lười biếng

B. Vụ lợi, ích kỉ

C. Khôn ngoan, chăm chỉ

D. Tham vọng, khôn ngoan

Câu 3. Trong bài thơ, Nguyễn Trãi lấy ý/cảm hứng từ nhiều câu tục ngữ. Đâu là câu tục ngữ có nội dung gần với những câu thơ trong bài?

A. Nhập gia tùy tục.

B. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giới.

C. Học một biết mười

D. Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu 4. Hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau: "Một cơm hai việc nhiều người muốn/ Hai thở ba dòng họa kẻ tham."

A. Làm nổi bật lòng tham, sự thay đổi của con người trước lợi ích.

B. Lâm nổi bật tình nghĩa của con người.

C. Làm nổi bật sự chăm chỉ, cầu tiến của con người.

D. Làm nổi bật giá trị của việc học

Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

A. Cần lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống phù hợp với bản thân mình và lựa chọn tiếp xúc những gì thực sự tốt cho mình.

B. Công danh sự nghiệp, đời sống của mỗi người có được thăng tiến, ấm no hay không, tất cả đều do sự chăm chỉ, chuyên cần học tập, lao động; đều gắn liền với nghĩa.

C. Trọn nghĩa, trọn tình sẽ là cách ta tự làm cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa và giá trị.

D. Danh lợi đều sẽ chỉ nhất thời và khó dài lâu, chỉ có kiến thức ta học được sẽ mang lại giá trị vĩnh viễn

Câu 6. Dòng nào không nêu đúng nghệ thuật của bài thơ?

A. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, sâu sắc

B. Sử dụng phép đối

C. Ý nghĩa châm biếm, đả kích

D. Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng

Câu 7. Nêu những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài thơ.

Câu 8. Trình bày suy nghĩ của bản thân về bài học rút ra từ văn bản trên.

Bài tập 2. Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trưong Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng:

- Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.

Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiến vừa tàn, áo chàng đành rứt. Nước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình, muôn dặm quan san!

(Trích Chuyện người con gái Nam Xương, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, Vũ Thị Thiết được giới thiệu như thế nào?

Câu 3. Vì sao trước khi lên đường ra chiến trận, mẹ Trương Sinh lại dặn con: "Quan cao tước lớn nhường để người ta"?

Câu 4. Theo anh/chị, câu nói của Vũ Thị Thiết: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám

mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi" có ý nghĩa gì?

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triểu còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kĩ khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”?

Câu 6. Qua đoạn trích, anh/ chị cảm nhận gì về nhân vật Vũ Thị Thiết?

................................

................................

................................

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên