Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (15 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hà Nội năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)
Tuyển chọn Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THPT. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I - ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Lệ
nước mắt của ong là mật
nước mắt của hoa là hương
nước mắt của chim là những
tiếng ca thoáng tưởng du dương
nước mắt của sông là những
gợn sóng dường như bình yên
nước mắt của mây là những
giọt mưa ngỡ vợi ưu phiền
nước mắt thiên nhiên là những
dịu êm khiến ta mỉm cười
liệu nước mắt ta rớt xuống
có làm một đóa hoa tươi?
(Trích Hở, Nguyễn Thế Hoàng Linh, NXB Hội nhà văn, 2011)
1/ Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (1,0 điểm)
2/ Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (1,0 điểm)
3/ Tác giả đã đề cập đến “nước mắt” của những đối tượng nào? Hình ảnh “nước mắt” trong văn bản gợi em nghĩ đến điều gì” (1,0 điểm)
PHẦN II - LÀM VĂN (7,0 điểm)
1/ Trong những dòng cuối bài thơ lệ, tác giả nhắc nhở ta phải biết trân quý những nỗi đau, nghịch cảnh, vượt lên nó mà khẳng định giá trị sống và sống có ý nghĩa, tận hiến như một đóa hoa tươi thơm ngát giữa đời thường. Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 dòng) thể hiện cảm nhận của bản thân về lời nhắn nhủ trên. (2,0 điểm)
2/ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện sâu sắc bi kịch nước mắt nhà của vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Chọn một trong hai nhân vật trên để trình bày suy nghĩ của bản thân em. (5,0 điểm)
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Khi còn là thống soái trong quân đội, có lần thất bại thảm hại trong trận chiến Napoleon Bonaparte dẫn đám tàn quân rút về một đảo nhỏ. Ông chán nản ngồi một mình trong ngôi nhà hoang đổ nát, ngậm ngùi gặm nhấm nỗi đau của kẻ bại trận. Nhìn thấy góc tương trước mặt chằng chịt mạng nhện giăng, thống soái mệt mỏi quờ tay phá chúng đi bằng sức lực yếu ớt còn lại. Chính lúc đó, ông kinh ngạc thấy một con nhện ló đầu ra, bám lấy đầu sợi tơ bị đứt rồi dệt lại căn nhà của mình. Ông thử phá đi mạng nhện mới nhưng con nhện không hề nản lòng, cứ kiên nhẫn dệ đi dệt lại. Đột nhiên vị tướng thần người suy nghĩ và hiểu ra vấn đề, lấy lại chí khí, triệu tập quân binh trở lại chiến trường. Trận đó ông thắng lợi giòn giã.
Cuối đời, khi Napoleon Bonaparte bị đày chung thân trên hòn đảo St. Helena, ông nhận được món quà tặng của người bạn thân, một bộ cờ vua bằng ngà có nạm ngọc. Napoleon Bonaparte rất thích món quà tinh xảo này và luôn giũ nó bên mình. Sau khi người tù lừng danh này chết đi, bộ quân cờ được bán với giá cao và qua tay nhiều người. Song gần đây người sở hữu cuối cùng bộ quân cờ đã tình cờ phát hiện ra một quân cờ có thể vặn ra và trong đó có một kế hoạch tỉ mỉ làm sao để trốn khỏi đảo. Thế nhưng Napoleon Bonaparte đã không biết được bí mật này.
Tổng hợp từ Quà tặng cuộc sống và tạp trí Tri thức thế giới
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính thức được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2. Napoleon Bonaparte bỏ lỡ cơ hội trốn khỏi đảo St. Henlena vì điều gì?
Câu 3. Theo Anh/chị từ hình ảnh con nhện “kiên nhẫn dệt đi dệt lại” mạng nhện, Napoleon Bonaparte đã “suy nghĩ và hiểu ra vấn đề” gì?
Câu 4. Qua hai mẩu chuyện trên, anh chị thử đưa ra nhận xét của mình về Napoleon Bonaparte?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những điều chúng ta cần trang bị cho mình để vượt qua nghịch cảnh?
Câu 2. (5.0 điểm)
Bàn về văn học, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã viết:
Văn học luôn có một cách nhìn kết hợp thực tế và lý tưởng, cái hiện có và cái nên có, khiến con người nhận được thực trạng nhân thể, sống có ước mơ, có khát vọng về chân, thiện, mỹ.
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích “Tấm Cám” hãy làm sáng tỏ.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới văn bản:
Tình người Quảng Bình giữa lũ dữ lịch sử
Quảng Bình đang trải qua trận lũ lịch sử kể từ năm 1979. Hiện mưa vẫn rất to, cả tỉnh bị nước ngập sâu trên diện rộng với mức độ nguy hiểm tăng cao. Khoảng 8 giờ sáng 18 - 10, Công an xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn nhận được điện thoại của người thân chị Đinh Thị Tươi (SN 1989, ở thôn Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc) báo tin sản phụ này đang chuyển dạ, cần được chuyển gấp lên Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình. Lúc này mưa rất to; tuyến đường từ trung tâm xã đến thị xã Ba Đồn bị lũ nhấn chìm. Thiếu tá Nguyễn Hồng Cồn, Trưởng Công an xã Quảng Lộc quyết định dùng chiếc thuyền pháo đẩy sản phụ men theo tuyến đường liên xã đi hơn một km trong nước lũ để ra tới điểm cao cầu Quảng Hải 2. Ở đó, được sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát giao thông thị xã đang ứng trực, sản phụ được chuyển lên xe của công an, đến bệnh viện an toàn..
(Theo báo Nhân dân điện từ, ngày 19/10/2020)
Câu 1: Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản? (1,0 điểm)
Câu 3: Theo văn bản, trong lúc mưa vẫn rất to, vả tỉnh bị nước ngập sâu trên diện rộng với mức độ nguy hiểm tăng cao, Thiếu tá Nguyễn Hồng Cồn, Trưởng Công an xã Quảng Lộc đã làm gì để giúp sản phụ được chuyển lên xe của công an, đến bệnh viện an toàn? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nghĩ của anh/chị những ngày đầu tiên bước vào Trường trung học phổ thông
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!". Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
(Trích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, trang 42, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)
Câu 1: Nêu những ý chính của đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 2: Đoạn trích trên có các nhân vật giao tiếp nào? (1,0 điểm):
Câu 3: Tiếng thét lớn của Rùa Vàng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!" nhằm mục đích gì? (1,0 điểm)
Câu 4: Qua kết cục bi thảm của nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết trên, người xưa muốn nhắn nhủ điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Ý kiến của anh/chị về câu nói của M. Go-rơ-ki: "Sách mở rộng trước mặt tôi những chân trời mới".
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
"Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung."
(Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Thể loại của văn bản? (1,0 điểm)
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn? Tác dụng của phép tu từ đó? (1,0 điểm)
Câu 3: Hình ảnh Đăm Săn hiện lên như thế nào qua đoạn văn trên? (1,0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Hãy hóa thân vào nhân vật An Dương Vương và kể lại công cuộc xây dựng thành Cổ Loa.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc...
(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1,0 điểm)
Câu 3: Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống (1,0 điểm)
Câu 4: Đặt nhan đề cho văn bản trên. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN: (7 điểm)
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc.
Hãy hóa thân thành An Dương Vương kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (có thể thay đổi một số tình tiết ở đoạn cuối câu chuyện).
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu:
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
-Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con đi tìm
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết[…]
Tính mẹ cứ hay là nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế!
(Con yêu mẹ, Xuân Quỳnh)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Đoạn thơ thể hiện những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ. Chỉ ra những so sánh đó.
Câu 3: Anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp gì ở người con trong đoạn văn bản?
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) về giá trị của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Bằng sự tưởng tượng của mình, anh/chị hãy hóa thân vào nhân vật Rùa Vàng kể lại theo ngôi thứ nhất hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc. Từ đó, nhận xét về vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
PHẦN 1 (2,0 điểm)
"Đăm Săn rung khiên múa. Một lần sốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần sốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu."
(Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Hãy chỉ ra đặc điểm nghệ thuật sử thi có trong đoạn văn. (1,0 điểm)
2. Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của nó. (1,0 điểm)
PHẦN 2 (8,0 điểm)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
1. Từ gợi ý của bài ca dao, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) theo lối diễn dịch trình bày những suy nghĩ bức xúc của mình về đạo làm con ở lứa tuổi học sinh THPT hiện nay. (3,0 điểm)
2. Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của bài ca dao trên. (5,0 điểm)
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quấn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à? Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu về tự hào và mãn nguyện.
- Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế.
Những câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế!
Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ về quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2: Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo anh (chị) câu nói ''Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm" có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 4: Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? (Viết 1 đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng) (1,0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết
Truyện An Vương và Mị Châu, Trọng Thủy (Ngữ Văn 10, tập 1, NXBGD). Từ nhân vật này, anh chị hãy liên hệ về bài học giữ nước ngày hôm nay?
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Đ10
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Miền Trung chưa kịp bình tâm bởi “biển chết” thì lại tiếp thiên tai nước lũ ngập tràn... dân đã nghèo lại càng khốn khó hơn. Trong lúc gian khó nhất chính là lúc hiểu rõ lòng người nhất: mới chứng kiến lòng trắc ẩn, sự sẻ chia, đồng cảm của người Việt chúng ta. Triệu triệu con tim mang dòng máu vua cha Lạc Long Quân đều đau đáu hướng về Miền Trung thân yêu. Từ các cơ quan Nhà nước đến người dân thực hiện quyên góp thông qua các tổ chức đoàn thể có chức năng huy động, phân phối tiền từ thiện, hỗ trợ nhân dân miền Trung thì lần này hoạt động thiện nguyện từ các tầng lớp dân cư đã có bước đột phá lớn. Không chỉ tấm lòng vàng của giới nghệ sĩ với sự tiên phong của MC Phan Anh và các đồng nghiệp, doanh nhân, các nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp, các nhóm bạn bè, nhóm gia đình, nhóm học sinh, sinh viên, nhóm cán bộ công chức cho đến từng gia đình, từng cá nhân đều xót xa, day dứt. Muốn sẻ chia với dân miền Trung với đi một chút khó khăn...Và ai cũng muốn tình cảm của mình, những đồng tiền của mình chắt góp, gửi gắm thực đến được tận tay người dân vùng lũ.
(Nguồn: dantri.com.vn, ngày 30-10-2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 3: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trog đoạn trích là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về thông điệp được tác giả gửi gắm trong câu: “Trong lúc gian khó nhất chính là lúc hiểu rõ lòng người nhất: mới chứng kiến lòng trắc ẩn, sự sẻ chia, đồng cảm của người Việt chúng ta”? (1,0 điểm)
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ việc đọc hiểu, rút ra nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu hãy viết một đoạn văn khoảng (200 chữ) về hiện tượng lũ lụt tại miền Trung trong thời gian gần đây.
Câu 2: (5,0 điểm)
Hãy kể lại truyện cổ tích Tấm Cám với một kết thúc khác.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
Đ11
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. Sách có nói rằng: “Không vào hang hùm, sao bắt được cọp !”
Các nước Âu châu ngày nay đã trở nên giàu mạnh cũng là nhờ ở những tay mạo hiểm. Kẻ đóng tàu vào Bắc cực, người vượt bể sang Mỹ châu, đấu sức với ba đào, thi gan với sương tuyết để sưu cầu những đất mới, những báu lạ, từng trải bao nhiêu là gian hiểm mới có cái cảnh tượng ngày nay.
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. …
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung đoạn trích trên?
Câu 3. Anh/chị hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng: “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa...”?
Câu 4. Theo anh (chị), học trò ngày nay ngoài việc phải biết xông pha, mạo hiểm cần có thêm yếu tố cần thiết nào nhất để "vùng vẫy trong trường cạnh tranh"? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”.
Câu 2(5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc”. Anh/ chị hãy cảm nhận đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây để làm sáng tỏ nhận định trên.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Hai kiểu áo
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết người may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì?
Người thợ may đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1 (1,0 điểm): Nhân vật trong câu chuyện trên là ai? Họ đối thoại với nhau về vấn đề gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Vị quan là người thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Qua câu chuyện, anh/chị hiểu thêm điều gì về con người trong xã hội bấy giờ?
Câu 4 (1,5 điểm): Bày tỏ thái độ của anh/chị về những thói xấu qua câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tình yêu quê hương, đất nước.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Chiếm hết chỗ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.
Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.
Câu 2 (1,0 điểm): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?
Câu 3 (1,5 điểm): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.
Câu 2 (5,0 điểm): Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ hỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)
Câu 1 (0,75 điểm): Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Những mùa quả lặn rồi lại mọc” và nêu tác dụng.
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra 02 từ ngữ trong bài thơ thể hiện tấm lòng của “mẹ” đối với “con”.
Câu 3 (1,25 điểm): Xác định nội dung của bài thơ
Câu 4 (0,5 điểm): Bài thơ thức tỉnh ở người đọc điều gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích quá trình biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.”
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Hành động và lời nói của nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? (1,0 điểm)
Câu 3: Theo em, nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? (1,0 điểm)
Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về bài học rút ra từ câu chuyện trên? (1,5 điểm)
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. Sách có nói rằng: “Không vào hang hùm, sao bắt được cọp !”
Các nước Âu châu ngày nay đã trở nên giàu mạnh cũng là nhờ ở những tay mạo hiểm. Kẻ đóng tàu vào Bắc cực, người vượt bể sang Mỹ châu, đấu sức với ba đào, thi gan với sương tuyết để sưu cầu những đất mới, những báu lạ, từng trải bao nhiêu là gian hiểm mới có cái cảnh tượng ngày nay.
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. …
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung đoạn trích trên?
Câu 3. Anh/chị hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng: “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa...”?
Câu 4. Theo anh (chị), học trò ngày nay ngoài việc phải biết xông pha, mạo hiểm cần có thêm yếu tố cần thiết nào nhất để "vùng vẫy trong trường cạnh tranh"? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”.
Câu 2(5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc”. Anh/ chị hãy cảm nhận đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây để làm sáng tỏ nhận định trên.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)
Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?
Câu 4. Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Hãy tưởng tưởng kể lại câu chuyện trong giấc mơ lại người thân trong xa cách.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thường nhớ mãi Trường Sa
Đất tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu.
Câu 3: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.
Câu 4: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào". (2,0 điểm)
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. (5,0 điểm)
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
LÁ XANH
Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh
(Nguyễn Sĩ Đại, theo http://www.thivien.net)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Các cụm từ vá trời lấp bể, đắp lũy xây thành gợi đến những công việc như thế nào? (0,75 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ: Ta chỉ là chiếc lá/Việc của mình là xanh (0,75 điểm)
Câu 4: Đọc văn bản trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương….”
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10.
--------------HẾT-------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Sáng nay tôi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích dần lên. Không chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội. những chiếc xe máy cứ nhích dần, nhích dần lên
Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.
Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời.
Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra?
Đôi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 25)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3:Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của thành ngữ được gạch chân trong câu văn: Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời.
Câu 4: Anh/chị lựa chọn triết lí nào cho cuộc sống của bản thân: Sống là không chờ đợi hay là đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được nhắc đến trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: tình yêu “theo trào lưu”.
Câu 2: (5,0 điểm)
Về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, có ý kiến cho rằng: “Nỗi niềm chua xót đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc”
(Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr 85)
Qua một số bài ca dao anh/chị biết, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
--------------HẾT-------------
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 10 năm 2024 chọn lọc khác:
- Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 có đáp án (10 đề)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)