Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)

Tuyển chọn Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10.

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hồ Chí Minh 2021 Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

Thế thì làm sao con biết

Là trời có những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới! 

Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con đi tìm

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ

Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhện giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết Tính mẹ cứ hay là nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó 

À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế!

(Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Đoạn thơ thể hiện những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ. Chỉ ra những so sánh đó.

Câu 3: Anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp gì của người con trong văn bản?

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) về giá trị của tình mẫu tử trong đời sống của mỗi con người.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Bằng sự tưởng tượng của mình, anh/chị hãy hóa thân thành nhân vật Rùa Vàng kể lại theo ngôi thứ nhất hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc. Từ đó, nhận xét về vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2: (0,5 điểm)

- Những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ: tình yêu mẹ bằng/(như) ông trời…Hà Nội…con dế.

Câu 3: (1 điểm)

- Người con trong đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm:

+ Suy nghĩ đặc biệt khi thể hiện tình cảm dành cho mẹ: chọn những điều to lớn nhất để so sánh vì những thứ nhỏ bé (trong suy nghĩ của con) không thể bao chứa hết tình cảm dành cho mẹ, song những điều đó lớn quá thì cũng khó đạt tới vì thế người con chỉ muốn lúc nào cũng ở bên mẹ nên so sánh ngộ nghĩnh cuối bài “con yêu mẹ bằng con dế”.

+ Tình cảm cao quý, trong sáng, hồn nhiên qua cái nhìn trẻ thơ, qua cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu mà đi sâu vào lòng người.

Câu 4: (1 điểm)

- Có thể tham khảo các ý kiến sau:

+ Tình mẫu tử (cùng tình phụ tử) là tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người.

+ Là tình cảm đầu tiên con người được tiếp xúc, đi cùng đến hết cuộc đời, giúp con người vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, khơi dậy những giá trị cao cả, giúp con người trưởng thành.

+ Biết và thấu hiểu tình mẫu tử giúp con người sống tốt, có ý nghĩa.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Gợi ý:

- Hình dung khung cảnh diễn ra sự việc, thời gian và không gian của cuộc gặp gỡ giữa An Dương Vương và Rùa Vàng.

- Tái hiện diễn biến các sự việc và các chi tiết tiêu biểu:

+ Rùa Vàng xuất hiện từ phương đông như lời báo của cụ già, được An Dương Vương đón vào thành, giúp nhà vua xây thành, cho vuốt làm lẫy nỏ thần.

+ Rùa Vàng hiện ra sau lời cầu cứu của An Dương Vương, chỉ Mị Châu là giặc, đưa nhà vua đi xuống biển.

- Chọn cách kể phù hợp nhất:

+ Nhập thân vào Rùa Vàng, kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” hoặc “ta”.

+ Tưởng tưởng những yếu tố hư cấu phù hợp với câu chuyện và chủ đề của truyện.

+ Lời kể phải tự nhiên, có yếu tố biểu cảm, được thể hiện qua cách miêu tả nhân vật, cảnh vật,…qua cách lồng cảm xúc, ý nghĩ của người kể (như suy nghĩ của Rùa Vàng khi thét lớn kết tội Mị Châu…)

- Nhận xét vai trò của những yếu tố tưởng tưởng, hư cấu trong truyền thuyết:

+ Thiêng liêng hóa sự kiện và nhân vật lịch sử

+ Khiến truyền thuyết sinh động, hấp dẫn

+ Góp phần lí giải, tô đậm lịch sử theo mong muốn của nhân dân.

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hồ Chí Minh 2021 Đề 6

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

–  Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

–   Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

–  Ồ, ước gì tôi… – Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu  bé hoàn  toàn nằm ngoài  dự đoán của tôi.

–  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

–  Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4, nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.

Câu 2: Cậu bé ước mơ trở thành người anh như thế nào?

Câu 3: Theo anh/chị, câu nói “Cậu ấy nói chậm rãi và gươn mặt lộ rõ vẻ quyết tâm “ có ý nghĩa gì?

Câu 4: Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?  (Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng)

II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy(Ngữ văn 10, tập 1, NXBGD)

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2: (0,5 điểm)

- Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.

- Cậubé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.

- Cậu  bé ước trở thành người anh giống như người anh của nhân vật tôi.

- Cậu bé ước trở thành người anh có chiếc xe lăn lắc tay để tặng người em tật nguyền của mình.

Câu 3: (1 điểm)

- Câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa là: Cậu bé có lòng quyết tâm cao độ muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực. Hoặc:

- Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền.

Câu 4: (1 điểm)

Có thể theo hướng

- Thông điệp: Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ.

- Nêu suy nghĩ: Tình yêu thương, sự quan tâm sẽ phần nào bù  đắp những thiệt  thòi và mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người có hoàn cảnh éo le… Người biết yêu thương, quan tâm người khác cũng sẽ được nhận lại niềm vui, tình yêu và sự kính trọng. Trong cuộc sống, cần biết vị tha, bao dung; phê phán lối sống vô cảm, vị kỉ…)

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật An Dương Vương

2. Thân bài

a. An Dương Vương xây thành, chế tạo nỏ thần, đánh giặc

- An Dương Vương xây thành cổ Loa nhiều lần nhưng đắp tới đâu thì lại lở tới đấy. Nhà vua được thần linh giúp đỡ đã xây xong thành.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn khẳng định An Dương Vương là vị vua có tinh thần yêu nước, bảo vệ đất nước.

b. Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện bản chất như thế nào?

- Sự mất cảnh giác vì nhà vua không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn cho Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc.

- Trọng Thủy đã lừa Mị Châu, xem trộm nỏ thần và đã tìm cách đánh tráo lẫy nỏ, Mị Châu đã tiết lộ bí mật quốc gia để Trọng Thủy biết được vũ khí lợi hại của đất nước.

- Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: Đà không sợ nỏ thần sao?. Chứng tỏ nhà vua chủ quan không biết rằng việc bảo vệ đất nước phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.

=> Đây là bài học thời sự trong việc bảo vệ đất nước.

c. Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với An Dương Vương

- Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, nhân dân ta muốn biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng - biểu tượng dân tộc - giúp nhà vua xây thành, chế nỏ là trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì chính nàng là người có Trái tim nhầm chỗ để trên đầu nên phải chịu nhận cái chết do chính cha mình với tư cách người đứng đầu quốc gia trừng phạt. Cũng chứng tỏ thái độ không khoan nhượng của nhân dân đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.

- Việc mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương. Ông vua tuy có công xây dựng, bảo vệ đất nước nhưng đã chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch quốc gia, gia đình, cá nhân. Thảm họa xảy ra, An Dương Vương đã đặt việc nước lên trên việc nhà, quan hệ vua - tôi trên quan hệ cha con (chém chết Mị Châu). Rùa Vàng dẫn lối cho nhà vua xuống biển, không để ông chết, không cho quân thù lấy được xác vua.

=> Chi tiết này thể hiện lòng tự tôn dân tộc, thể hiện sự cảm thông, kính trọng của nhân dân đối với An Dương Vương, dẫu ông có tội lớn - để mất nước. Đó cũng là sự phán xét công bằng của cha ông ta.

3. Kết bài

 - Nêu cảm nhận chung

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hồ Chí Minh 2021 Đề 3

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”

Có cô Tấm náu mình trong quả thị,

Có người may túi đúng ba gang.

(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu

Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung.

Ông Lê Lợi đã trường kì kháng chiến,

Hưng Đạo Vương đã mở hội Diên Hồng.

(3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm,

Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.

Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”

Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”

(Trích Bài thơ quê hương – Nguyễn Bính)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2: Hãy chỉ ra ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được khởi nhớ trong khổ (2)

Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong số các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ.

Câu 4: Anh(chị) có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3)

II.LÀM VĂN (7,0 điểm)

Về hình ảnh ngọc trai – giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có ý kiến cho rằng: Đó là biểu tượng của tình yêu thủy chung giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là sự hóa giải một nỗi oan tình.

Từ việc cảm nhận về hình ảnh ngọc trai - giếng nước, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2: (0,5 điểm)

- Ba truyện cổ tích: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế

Những sự kiện lịch sử được gợi ra: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lam Sơn, hội nghị Diên Hồng.

Câu 3: (1 điểm)

- Nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc

+ Câu thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu

Câu 4: (1 điểm)

Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

- Trích dẫn ý kiến đánh giá về hình ảnh ngọc trai – giếng nước.

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Ý kiến thứ nhất: Thủy là khởi nguồn, bắt đầu; Chung là cuối, kết thúc. Người ta dùng khái niệm tình yêu chung thủy để chỉ sự không thay đổi, trước sao sau vậy và đặc biệt dùng để miêu tả tính chất đẹp đẽ của mối quan hệ, sự gắn kết vợ chồng. Ý kiến ca ngợi mối tình chung thủy giữa Mị Châu và Trọng Thủy. 

- Ý kiến thứ hai: oan là bị hiểu lầm, bị nhìn sai, bị đánh giá không đúng, bị phê phán bất công, bị nhận định thiên lệch... và cuối cùng mang chịu kết luận, phán quyết không hợp với công lý và nhân bản. Ý kiến nhấn mạnh đến sự hóa giải nỗi oan tình giữa Mị Châu và Trọng Thủy.

2.2 Cảm nhận về hình ảnh ngọc trai – giếng nước

- Vị trí: hình ảnh ngọc trai – giếng nướclà hình ảnh khép lại truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

- Cơ sở sự xuất hiện hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”

+ Hình ảnh ngọc trai xuất hiện bởi lời khấn nguyện của Mị Châu trước khi chết: Nàng mong được người đời minh oan cho tấm lòng yêu nước nhưng nhẹ dạ, ngây thơ của mình.

+ Giếng nước vốn có ở Loa Thành từ trước. Sauk hi Mị Châu chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết.

+ Ngọc trai – giếng nước trở thành cặp hình ảnh sóng đôi trong truyện: Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm.

- Ý nghĩa của hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”

+ Ngọc trai là sự hóa thân của Mị Châu, như một sự chứng nhận rằng Mị Châu không chủ ý dối cha và bán nước. Nàng vì ngây thơ, nhẹ dạ nên đã vô tình nối giáo cho giặc, đẩy trăm họ vào cảnh lầm than. Trước khi chết, Mị châu đã kịp nhận ra mình bị lừa dối và kẻ đó chính là chồng mình người mà nàng tin tưởng nhất. Nàng cũng đã ý thực được tội lỗi nặng nề của mình. Nàng không xin tha chết, chỉ xin được hoá thân để rửa sạch mối nhục thù. Sự nhẹ dạ đó của Mị Châu phải trả giá không chỉ bằng sinh mạng nàng mà bằng cả máu của cả dân tộc. Vì thế, nếu có kiếp sau, Mị Châu chắc không thể tiếp tục mù quángchung tình với một tên lừa dối như Trọng Thủy. Mặc dù tâm hồn nàng được xá tội nhưng lịch sử vẫn nghiêm khắc phán xét nàng, và từ lỗi lầm của nàng mà nhắc nhở con cháu, trai – gái các thể hệ muôn đời sau bài học cảnh giác với kẻ thù, mối quan hệ giữa cái chung – cái riêng, giữa tình nhà – nợ nước.

+ Trọng Thủy cũng đã nhận ra sai lầm của mình: những tưởng vừa thực hiện được yêu cầu của cha vừa giữ được tình yêu. Nhưng hạnh phúc tình yêu không thể tồn tại song song cùng chiến tranh xâm lược. Khi ôm xác Mị Châu không đầu bên bờ biển, Trọng Thủy mới ý thức được tất cả mất mát và tình yêu mà hắn đã dành cho vợ. Hành động lao đầu xuống giếng mà chết là một tất yếu, một kết cục không thể khác. Hắn chết vì khủng hoảng trong nhận thức và tình cảm.

+ Vì thế, nếu hình ảnh ngọc trai - giếng nước tượng trưng cho sự gặp lại của hai người ở kiếp sau chứng tỏ những mâu thuẫn trong lòng Trọng Thủy, những đau đớn, ân hận, tội lỗi của y đã được Mị Châu ghi nhận và tha thứ ở thế giới bên kia. Chi tiết ngọc trai đem rửa trong nước giếng lại càng sáng đẹp hơn nói lên rằng chứng tỏ nàng đã gột sạch được tội lỗi. Hình ảnh ngọc trai - giếng nước chắc chắn đó không phải là biểu tượng của mối tình thuỷ chung mà chỉ là hình ảnh một mối oan tình được hoá giải.

- Nghệ thuật khắc họa: sử dụng motif hóa thân kỳ ảo rất quen thuộc trong các truyền thuyết; nghệ thuật xây dựng nhân vật vừa gắn với cốt lõi sự thật lịch sử vừa có yếu tố hư cấu; các chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ, hành động được chọn lọc,….

2.3 Đánh giá ý kiến

- Hình ảnh ngọc trai - giếng nước chắc chắn đó không phải là biểu tượng của tình yêu chung thủy giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Nhân dân ta không có ý định sáng tạo nghệ thuật để ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt, vượt qua những thù hận của hai nước giữa Mị Châu và Trọng Thủy; lại càng không có ý định ca ngợi những kẻ vô tình hay hữu ý đã làm mất nước.

- Hình ảnh ngọc trai - giếng nướclà  hình ảnh một mối oan tình được hoá giải, là sự thể hiện tập trung nhất nhận thức về lịch sử, nói lên truyền thống ứng xử bao dung, đầy nhân hậu của nhân dân đối với nhân vật trong truyện.

3. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa giáo dục của hình ảnh ngọc trai - giếng nướcđối với con người mọi thế hệ.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc dữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào - tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ.

Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng;“hướng dẫn”cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần của ta.

Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra trong đời, lúc đó có đến hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn.

Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ. Như đã nói, suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách tạo nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình.        

(Frederic Labarthe, Anthony Strano -Tư duy tích cực,

NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2014, trang 20-21)

Câu 1. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu: “Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt”. (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, ý nghĩ phụ thuộc như thế nào vào trạng thái tinh thần của con người? (0.5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn”? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc” không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Suy nghĩ tích cực.

Câu 2.(5.0 điểm)

Trong vai nhân vật An Dương Vương (truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy), anh/hị hãy kể lại đoạn truyện từ khi nhà vưa xây thành, chế nỏ đến khi cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam. Tưởng tượng và viết tiếp đoạn kết khác cho câu chuyện.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Biện pháp tu từ so sánh (giống như), ẩn dụ (đơm hoa kết trái)

(Học sinh xác định được một trong hai phép tu từ nêu trên)

Câu 2: (0,5 điểm)

Ý nghĩ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái tinh thần của con người:

- Khi bình thường, mỗi người có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ trong ngày;

- Khi stress, mỗi người có đến hàng ngàn, hàng chục ngàn ý nghĩ.

Câu 3: (1 điểm)

Vì: Khi hiểu và kiểm soát những ý nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được lời nói, hành động, cảm xúc; không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Từ đó, chúng ta có được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.

Câu 4: (1 điểm)

Thí sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau, miễn sao phù hợp với yêu cầu của đề và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là các gợi ý:

- Đồng ý. Vì, suy nghĩ của con người biểu hiện cụ thể qua lời nói, hành động và cảm xúc.

- Không đồng ý. Vì, trong đời sống con người, có lúc lời nói, việc làm, cảm xúc bề ngoài không giống với ý nghĩ bên trong.

- Vừa đồng ý vừa không đồng ý: Thông thường, trong đời sống con người, nghĩ sao nói vậy, song cũng có nhiều lúc, không ít người, nghĩ một đằng làm một nẻo.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song cần đạt các ý sau đây:

+ Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

+ Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.

+ Thiếu suy nghĩ tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái bi quan, bế tắc.

+ Để có suy nghĩ tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan…

+ Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

Câu 2: (5 điểm)

( Đóng vai nhân vật An Dương Vương, An Dương Vương xưng hô là “ta”)

1. Mở bài:

* Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

- An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

2. Thân bài:

* Diễn biến của chuyện:

-  An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

-  Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành xây xong.

-  Rùa Vàng cho An Dương Vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

-  Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương vương có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, phải rút về nước.

-  Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thuỳ. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.

-  Trọng Thuỳ lấy cắp lẫy thần. Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.

3. Kết bài:

* Kết thúc câu chuyện:

-  Rùa Vàng chỉ đích danh Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm toan chém đẩu Mị Châu.

- Trọng Thuỷ vừa đuổi theo tới nơi, lấy thân đỡ lưỡi gươm thay cho Mị Châu.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

(Trích “Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu.

Câu 3: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.

Câu 4: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2 (0,5 điểm)

- Ý nghĩa của từ “bão giông” trong câu thơ đầu là: Chỉ giông bão từ thiên nhiên và giông bão từ những hiểm họa đối với chủ quyền của đất nước.

Câu 3 (1 điểm)

Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ được gợi lại trong đoạn thơ. Tác giả nhắc lại truyền thuyết này nhằm:

- Gợi nhắc về cội nguồn dân tộc

- Nhắc nhở chúng ta về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

- Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ý thức đoàn kết đấu tranh vì Tổ quốc.

Câu 4 (1 điểm)

- Học sinh viết đoạn văn thể hiện rõ cảm nhận của mình về những hiểm họa đang đe dọa an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước từ biển. Nêu lên tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của bản thân về chủ quyền của Tổ quốc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi cần.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

Mở bài :

- Giới thiệu truyện cổ tích “Tấm Cám”

- Dẫn dắt vấn đề

Thân bài :

1. Thân phận, con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm

a) Hoàn cảnh, thân phận: mồ côi, ở với dì ghẻ

- Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, đối xử bất công, tệ bạc

b)  Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám

- Mâu thuẫn có ở hai giai đoạn: mâu thuẫn gia đình (từ đầu đến Tấm đi hội) và mâu thuẫn xã hội dữ dội một mất một còn (từ khi Tấm chết cho đến hết)

=> Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là nhân vật đại diện cho cái ác. Mâu thuẫn giữa Tấm và Cảm không đơn thuần chỉ là mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình mà còn là mâu thuẫn, xung đột giữa cái thiện và cái ác.

c) Con đường tìm đến hạnh phúc:

- Giai đoạn đầu: Tấm thụ động, yếu đuối, khi bị áp bức, đối xử bất công, Tấm chỉ biết ôm mặt khóc

- Sự xuất hiện của nhân vật Bụt: nhờ Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. => Thể hiện quan niệm triết lí của nhân dân “ở hiền gặp lành”, thể hiện khát vọng, ước mơ của nhân dân về hạnh phúc, lẽ công bằng trong cuộc sống.

=> Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng Tấm vẫn tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói riêng, truyện cổ tích thế giới nói chung.

2. Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm

- Tấm trở thành hoàng hậu, bị mẹ con Cám hãm hại

- Những lần hóa thân của Tấm:

+ Chim vàng anh

+ Cây xoan đào

+  Khung cửi

+ Cây thị, quả thị

- Ý nghĩa của quá trình hóa thân:

+ Khẳng định sự bất diệt của cái thiện. Cái thiện không chết đi một cách oan ức, không bị khuất phục trước cái ác.

+ Sự hóa thân của Tấm thể hiện tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện luôn chiến thắng.

+ Những sự vật mà Tấm hóa thân đều là những sự bậy bình dị, quen thuộc với người dân lao động. Đó cũng chính là những hình đẹp đẽ của làng quê Việt Nam xưa.

=> Tấm không còn thụ động, yếu đuối, không còn sự xuất hiện của nhân vật Bụt. Một cô Tấm mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động giành và giữ hạnh phúc cho mình.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Xây dựng những mẫu thuẫn có sự tăng tiến để thể hiện sự phát triển trong hành động nhân vật

- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập để khắc họa nhân vật

- Sử dụng các yếu thần kì.

Kết bài:

 Nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật Tấm.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

MƯỜI CÁI TRỨNG

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

Đi vay đi dạm, được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái

Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng

Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,

Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,

Bảy trứng: cũng ung

Còn ba trứng nở ra ba con

Con diều tha

Con quạ quắp

Con mặt cắt xơi

Chớ than phận khó ai ơi!

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

(Ca dao Bình Trị Thiên)

Câu 1: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:

Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,

Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,

Bảy trứng: cũng ung

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 1.

Câu 3: Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây?

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng):

Chớ than phận khó ai ơi!

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bài thơTỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

 Liệt kê/lặp từ/ lặp cấu trúc ngữ pháp (cú pháp)/tăng cấp (tăng tiến)/ẩn dụ...

(HS có thể kể một trong các biện pháp tu từ trên)

Câu 2 (0,5 điểm)

- Tác dụng của liệt kê, lặp từ, lặp câu trúc, tăng cấp: Liệt kê và nhấn mạnh nỗi khổ của người lao động xưa.

- Biện pháp ẩn dụ: "Trứng ung" – những mất mát liên miên xảy ra đối người lao động.

=> Hình ảnh tượng trưng về nỗi khổ của người lao động xưa.

(HS có thể chọn một biện pháp nghệ thuật, chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó và nêu đúng tác dụng).

Câu 3 (1 điểm)

 - Câu ca dao là lời tự động viên mình của người lao động xưa.

- Là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn lạc quan, tin tưởng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.

(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo một trong hai nội dung trên)

Câu 4 (1 điểm)

 - Nội dung: HS có thể nói về một trong các thông điệp sau:

+ Tinh thần lạc quan trong cuộc sống;

+ Biết chấp nhận khó khăn để tìm cách vượt qua...

- Hình thức: Khoảng 6 – 8 dòng (có thể hơn hoặc kém 1 dòng), đúng chính tả, ngữ pháp.

(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo thể hiện suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về một thông điệp gợi ra từ câu ca dao)

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

Mở bài :

- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão; giới thiệu tác phẩm: Tỏ lòng (Thuật hoài).

- Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ Tỏ lòng.

Thân bài:

1. Sơ lược về nhà Trần:

- Trong các triều đại phong kiến nhà Trần là triều đại để lại nhiều dấu ấn lịch sử đáng ghi nhớ nhất.

- Thời đại ấy hun đúc nên những con người vĩ đại và trở lại, con người lại làm vẻ vang cho thời đại sản sinh ra mình.

2. Nội dung:

2.1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

a) Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo

=>Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông

=> Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc

- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu

=> Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

=> Như vậy:

+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội

+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng.

b) Hình tượng quân đội thời Trần

- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu.

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân.

+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.

=> Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.

=> Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.

2.2 Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác

+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

=> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.

=> Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

     Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được?

Câu 4: Hãy đề xuất giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

Ở một bãi biển (tỉnh Thanh Hóa), người ta tìm thấy một phiến đá hình người cụt đầu. Nhân dân cho rằng đó là ngọc thạch do xác Mị Châu hóa thành nên đã “rước nàng” về đặt trong am thờ Mị Châu ở khu di tích Cổ Loa (Hà Nội ngày nay). Liên quan đến câu chuyện này, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:

…Người dân nào xưa đưa em về đây

Như muốn nhắc một điều gì…

(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)

Theo anh/chị, qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, tác giả dân gian muốn nhắc một điều gì với hậu thế?

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Nội dung chính: Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

Câu 2: (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 3: (1 điểm)

- Thời gian là thứ tài sản quý báu mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. Không có điều gì có thể khiến thời gín thay đổi. Mỗi ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày.

Câu 4: (1 điểm)

* Gợi ý

- Xác định rõ mục tiêu cuộc sống (ngắn hạn và dài hạn).

- Lập kế hoạch cá nhân (thời gian biểu ngày, tuần, tháng…).

- Hình thành thói quen ghi chép công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên…

- Học sinh có thể lựa chọn các phương án trả lời khác. Giám khảo chấm điểm dựa trên mức độ hợp lí của câu trả lời.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

* Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bài học nhân dân gửi gắm qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu ý thơ, tác phẩm, nhân vật Mị Châu và kết cục của nhân vật.

- Bàn luận:

+ Mị Châu đã phải nhận một kết cục bi thảm:

+ Đất nước rơi vào tay giặc.

+ Tình yêu trở thành mối nhục thù.

+ Bản thân bị coi là giặc, phải chịu tội chết.

- Qua kết cục bi thảm ấy, tác giả dân gian nhắn gửi hậu thế nhiều điều:

+ Bài học cảnh giác giữ nước.

+ Bài học về việc xử lí mối quan hệ riêng – chung.

+ Bài học về sự tỉnh táo, lí trí trong tình yêu.

+ Đánh giá: Những bài học được rút ra qua sai lầm của Mị Châu có ý nghĩa cho muôn đời.

* Sáng tạo

- Có cách diễn đạt sáng tạo.

- Có suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ.

* Chính tả, dùng từ, đặt câu

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi từ  Câu 1 đến Câu 4:

“Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

          Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

 (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Đoạn trích trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Nội dung của đoạn trích là gì? Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề đoạn trích.

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọcsách cũng dần phôi pha”?

Câu 4. Theo anh/chị, đọcsách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách).

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2.  (5,0 điểm) Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

 Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2. (0,5 điểm)

- Nội dung đoạn trích: Thực trạng văn hóa đọcsách trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay và sự khẳng định vai trò không thể thiếu của việc đọc sách trong cuộc sống.

 - Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.”

Câu 3. (1 điểm)

Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì: Ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọcsách đã dần trở nên phôi pha.

Câu 4. (1 điểm)

Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Ví dụ:

- Đọc sách giúp nâng cao kiến thức.

- Cải thiện sự tập trung và nâng cao kĩ năng tư duy, phân tích.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Học sinh có thể cấu trúc đoạn theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:

* Giải thích:

+ Sách tốt: Là sách có nội dung tích cực, có tác dụng cung cấp cho ta những tri thức về mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách…

+ Bạn hiền: là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những buồn vui, giúp ta vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên trong học tập, cuộc sống.

* Bàn luận:

+ Sách tốt là người bạn đồng hành với ta trên con đường học tập, trau dồi tri thức để làm chủ cuộc sống của mình. “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”.

+ Sách tốt là người bạn giúp ta biết phân biệt xấu – tốt, đúng – sai; dạy ta biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp, biết căm giận, lên án cái xấu, cái ác, biết sẻ chia, cảm thông, biết trọng nghĩa tình

+ Sách tốt là người bạn nâng đỡ tâm hồn ta những lúc ta buồn.

+ Sách tốt khơi gợi cho ta những ước mơ, những hoài bão đẹp.

* Bài học nhận thức và hành động:

+ Biết trân trọng sách tốt và việc đọcsách.

+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc.sách và chọn sách ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Câu 2. (5 điểm)

 Học sinh dùng lời văn của mình một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng nội dung câu chuyện phải đảm bảo trung thành với tác giả dân gian. Riêng phần phần kết thúc câu chuyện, yêu cầu học sinh sáng tạo, nhưng nội dung sáng tạo phải đảm bảo hợp lý, có sức thuyết phục.

Có thể có nhiều cách kể khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

* Mở bài:

 Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

An Dương vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay)

* Thân bài: 

Kể lại diễn biến câu chuyện.

+ An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

+ Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành được xây xong.

+ Rùa vàng cho An Dương vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

+ Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương Vương nhờ có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, rút quân về nước.

+ Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.

+ Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần (Tráo đổi lẫy nỏ làm từ móng thần Kim Quy thành lẫy giả).

+ Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam

* Kết bài:

 Kết thúc câu chuyện. (Kết thúc khác với tác giả dân gian)

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3 (0,5 điểm).  Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

“Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”.

Câu 2 (5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của người tráng sĩ đời Trần qua bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)của Phạm Ngũ Lão.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN

Phần I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.  

Câu 2: (1 điểm)

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.

- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…

Câu 3: (0,5 điểm)

Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. 

Câu 4: (1 điểm)

Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

* Gợi ý:

- Giải thích: Thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.

- Bình luận: Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi:

+ Cách đánh giá chỉ “chú trọng vào những vệt đen” mà không biết trân trọng “nhiều mảng sạch” là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.

+ Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.

- Liên hệ bản thân:…  

Câu 2: (5 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về Phạm Ngũ Lão

- Giới thiệu khái quát bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

a) Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo

=>Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông

=> Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc

- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu

=> Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

=> Như vậy:

+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội

+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng.

b) Hình tượng quân đội thời Trần

- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu.

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân.

+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.

=> Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.

=> Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.

2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác

+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

=> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.

=> Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận được ra ta!

Ai trên đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Không chỉ để dành cho một riêng ai.

(Nguyễn Quang Vũ,  Hoa học trò, số 6, 1994)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

"Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận được ra ta!"

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?"

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích bài thơ Nhàn để làm rõ vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận.

Câu 2. (0,5 điểm)

Ý nghĩa 2 câu thơ:

"Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"

"Đất" theo nghĩa đen là nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho muôn hạt nảy mầm. "Đất" còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ cuộc đời rộng lớn, luôn tạo cơ hội cho mọi người. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực, phải nỗ lực vươn lên giống như "Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

Câu 3. (1 điểm)

Tác giả cho rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận được ra ta"

Bởi vì: "Đường đời trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, thuận lợi, không có khó khăn, giông tố. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để trải nghiệm nên cũng không khám phá hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

Câu 4. (1 điểm)

Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:

- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.

- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

- Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại.

Câu trả lời phải hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?"

a. Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng hình thức một đoạn văn, độ dài khoảng 200 chữ.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

b. Yêu cầu về nội dung:

- Câu này kiểm tra năng lực viết nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, và khả năng bày tỏ thái độ, chính kiến của mình để làm bài.

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Sau đây là một số định hướng:

b.1. Giải thích ý kiến

- "Cuộc đời méo mó": cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều ngang trái, trớ trêu, thậm chí xấu xa, tồi tệ. Đó là một tất yếu chúng ta phải chấp nhận vì bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn hảo.

- "Tâm": là tấm lòng, tình cảm chân thành. "Tròn tự trong tâm": là cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người, luôn tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh có như thế nào.

b.2. Bàn luận

- Thói đời, con người thường hay chê bai, oán thán, cay cú, hậm hực khi cuộc sống không được như mong muốn. Chính cái "chê" ấy nhiều khi khiến cuộc đời trở nên "méo mó" hơn trước mắt chúng ta.

- Thái độ "tròn tự trong tâm", sống lạc quan, chủ động trước hoàn cảnh, không gục ngã trước khó khăn, bất công, ngang trái... là thái độ sống tích cực, giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội.

- Con người hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống, chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. Thiên đường hay địa ngục đều do mình quyết định. Biết sống "tròn tự trong tâm", cuộc sống sẽ đẹp hơn.

b.3. Bài học nhận thức và hành động

Thí sinh rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp, thuyết phục.

Câu 2 (5,0 điểm)

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

- Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống "nhàn" của tác giả.

Thân bài:

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Phân tích:

a. Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ

* Hai câu đề:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

                                                  Thơ thần dầu ai vui thú nào.”

- “Một mai, một cuốc, một cần câu” trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một lão nông, tri điền, đào giếng lấy nước uống và cày ruộng lấy cơm ăn.

- Tác giả sử dụng kết hợp khéo léo thủ pháp liệt kê các dụng cụ lao động cùng với điệp từ “một” và nhịp thơ 2/2/3 cho thấy cuộc sống nơi thôn dã cái gì cũng có, tất cả đã sẵn sàng

- Các vật dụng gắn liền với công việc vất vả của người nông dân đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách tự nhiên, thư thái như chính tâm hồn của nhà thơ.

- Con người tìm thấy niềm vui, sự thanh thàn trong cuộc sống, không gợi chút mưu tục. Một mình ta lựa chọn cách sống “thơ thẩn” mặc kệ ai kia “vui thú nào”. Tự mình lựa chọn cho mình một lối sống, một cách sống kệ ai có những thú riêng, âu đó cũng là bản lĩnh của kẻ sĩ trước thời cuộc.

* Hai câu thực:

                                         “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

                                          Người khôn người đến chốn lao xao.”

- Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ

     + Ta dại ↔ Người khôn

     + Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; Chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi.

- Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ => Cách nói ngược, hóm hỉnh.

=> Như vậy: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.

b. Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ

* Hai câu luận:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

                                 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

- Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông

- Món ăn dân dã: măng trúc, giá

- Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao

- Sử dụng phép đối + liệt kê => Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên

=> Nhàn là “Thu ăn măng trúc đông ăn giá”, mùa nào thức nấy. Những sản vật không phải cao lương mĩ vị mà đậm màu sắc thôn quê. Ngay cả việc ăn uống, tắm táp, làm lụng...đã trở thành nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để có được sự an nhiên, tĩnh tại trong tâm hồn như vậy phải là một người có nhận thức sâu sắc của cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhận thấy lòng tham chính là căn nguyên của tội lỗi. Bởi vậy mà ông hướng đến lối sống thanh bạch, giản dị, thuận theo tự nhiên.

* Hai câu kết

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

                                        Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

- Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao => Nguyễn Bỉnh Khiêm coi công danh phú quý tựa như giấc chiêm bao, giống như phù du vậy. Khi thể hiện quan điểm của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn mình thế đứng bên ngoài của sự cám dỗ danh lợi, vinh hoa – phú quý, bộc lộ thái độ xem thường.

- Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh  lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý.

=> Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.

=> Như vậy, thú Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu ấn của một thờiđại lịch sử, thể hiện cách ứng xử của người trí thức trước thời loạn: giữ tròn thanh danh khí tiết. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng tư tưởng “Nhàn” trở thành một triết lý sống, là cách hành xử trước thời cuộc, coi đây là phương thức hoá giải mâu thuẫn và hoà hoãn những xung đột thời ông đang sống.

Kết bài :

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: Với cách sử dụng ngôn ngữ giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hoà hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi.

----------HẾT---------

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên