[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 10 có đáp án (6 đề)
[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 10 có đáp án (6 đề)
Với [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 10 có đáp án (6 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa học kì 2 Hóa Học 10.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Ag = 108; Na = 23; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Mg = 24; O = 16; S = 32.
Đề bài:
Câu 1. Những nguyên tố ở nhóm nào có 7 electron ở lớp ngoài cùng?
A. Nhóm cacbon.
B. Nhóm nitơ.
C. Nhóm oxi.
D. Nhóm halogen.
Câu 2. Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen có xu hướng
A. nhận thêm 1e.
B. nhận thêm 7e.
C. nhường đi 1e.
D. nhường đi 7e.
Câu 3. Số oxi hóa của flo trong các hợp chất là
A. -1. B. 0.
C. +1. D. +2.
Câu 4. Chọn câu trả lời không đúng trong các câu dưới đây?
A. Flo là khí rất độc.
B. Flo phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại.
C. Axit HF có thể tác dụng với SiO2.
D. Flo là chất khí, có màu nâu đỏ.
Câu 5. Phản ứng hóa học nào sau đây là sai?
A. 2KBr (dd) + Cl2 → 2KCl + Br2
B. 2NaI (dd) + Br2 → 2NaBr + I2
C. 2KI (dd) + Cl2 → 2KCl + I2
D. 2NaCl (dd) + F2 → 2NaF + Cl2
Câu 6. Phương pháp sản xuất khí clo trong công nghiệp là
A. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
B. nhiệt phân muối clorua kém bền.
C. điện phân dung dịch NaCl, màng ngăn xốp.
D. điện phân HCl.
Câu 7. Xét phản ứng: HCl + KMnO4 → Cl2 + MnCl2 + H2O + KCl
Trong phản ứng này vai trò của HCl là
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
B. chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
D. chất oxi hóa.
Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. NaCl. B. HCl.
C. KClO3. D. KMnO4.
Câu 9. Công thức hóa học của khoáng chất xinvinit là
A. 3NaF.AlF3 B. NaCl.KCl.
C. NaCl.MgCl2. D. KCl.MgCl2.
Câu 10. Dẫn khí clo đi vào dung dịch FeCl2. Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng trung hòa.
D. Phản ứng oxi hóa – khử.
Câu 11: Cho 22,2 gam hỗn hợp Fe, Al tan hoàn toàn trong HCl dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 63,8 gam. B. 64,8 gam.
C. 65,8 gam. D. 66,8 gam.
Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 5,71 gam muối khan và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,448 B. 2,24
C. 0,224 D. 4,48
Câu 13. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
A. Nguyên tử có khả năng nhận thêm 1 electron.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro.
C. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 14. Cho các phản ứng sau:
(1) A + HCl → MnCl2 + B↑ + H2O
(2) B + C → nước gia-ven
(3) C + HCl → D + H2O
(4) D + H2O → C + B↑+ E↑
Chất khí E là chất nào sau đây?
A. O2. B. H2.
C. Cl2O. D. Cl2.
Câu 15. Khí HCl có thể được điều chế bằng cách cho tinh thể muối ăn tác dụng với chất nào sau đây?
A. H2SO4 loãng. B. HNO3.
C. H2SO4 đậm đặc. D. NaOH.
Câu 16. Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hóa khử với vai trò
A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. môi trường.
D. tất cả đều đúng.
Câu 17. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng một muối clorua?
A.Fe. B.Zn.
C.Cu. D.Ag.
Câu 18. Điều nào sau đây là sai khi nói về clorua vôi?
A. Là muối hỗn tạp.
B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Có thể dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
D. So với nước gia - ven thì clorua vôi ít sử dụng hơn.
Câu 19. Khi cho các halogen tác dụng với nước, chỉ có một chất giải phóng khí O2 đó là chất?
A. Br2. B. Cl2.
C. I2. D. F2.
Câu 20. Có một cốc dung dịch không màu KI. Thêm vào cốc vài giọt hồ tinh bột, sau đó thêm một ít nước clo. Hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch có màu vàng nhạt.
B. dung dịch vẫn không màu.
C. dung dịch có màu nâu.
D. dung dịch có màu xanh.
Câu 21. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như hình vẽ dưới đây:
Khí X là
A. Cl2. B. N2.
C. H2. D. NH3.
Câu 22. Đốt 3,36 gam kim loại M trong khí clo thì thu được 9,75 gam muối clorua. Kim loại M là
A. Cu. B. Zn.
C. Fe. D. Al.
Câu 23. 4,48 lít Cl2 (ở đktc) đủ để tác dụng hết với 88,81 ml dung dịch KBr a% (D = 1,34 g/ml). Giá trị của a là (biết phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A.50%. B. 51%.
C. 52%. D. 40%.
Câu 24. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,4.
C. 0,2. D. 0,1.
Câu 25. Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là
A. 4,48 lít. B. 5,6 lít.
C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 19,76 gam hỗn hợp X chứa Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,6 mol HCl thu được dung dịch Y và a mol khí H2. Cô cạn Y thu được 37,54 gam muối khan. Giá trị của a là
A. 0,05. B. 0,08.
C. 0,07. D. 0,06.
Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch tạo thành đem cô cạn thu được 26,6 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48.
C. 3,36. D. 6,72.
Câu 28: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl là
A. dung dịch BaCl2.
B. khí Cl2.
C. dung dịch AgNO3.
D. dung dịch Br2.
Câu 29: Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại cần dùng hết 3,36 lít hiđro. Hòa tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch axit clohiđric thấy thoát ra 2,24 lít khí hiđro (các khí đều đo ở đktc). Hãy xác định công thức phân tử của oxit kim loại nói trên.
A. CuO. B. PbO .
C. Fe2O3 . D. FeO.
Câu 30: Cho 200 ml dung dịch HCl aM tác dụng vừa đủ với 100g dung dịch AgNO3 8,5%. Giá trị của a là
A. 0,5M. B. 0,125M.
C. 0,05M. D. 0,25M.
Đáp án và hướng dẫn giải đề 1:
1 - D |
2 - A |
3 – A |
4 - B |
5 - D |
6 - C |
7 - C |
8 - B |
9 - B |
10 - D |
11 - B |
12 - C |
13 – C |
14 - B |
15 - C |
16 - D |
17 - B |
18 - D |
19 - D |
20 - D |
21 - A |
22 - C |
23 – D |
24 - C |
25 - C |
26 - B |
27 - B |
28 - C |
29 - C |
30 -D |
Câu 1. Đáp án D
Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA (nhóm halogen) có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 2. Đáp án A
Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng, để chuyển thành anion (phần tử mang điện tích âm), nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen nhận thêm 1 electron.
X + 1e → X-
Câu 3. Đáp án A
Trong hợp chất flo chỉ có số oxi hóa -1.
Câu 4. Đáp án B
Đáp án B sai vì khí F2 có màu lục nhạt.
Câu 5. Đáp án D
Cho F2 vào dung dịch NaCl thì F2 sẽ phản ứng với nước có trong dung dịch.
2F2 + 2H2O → 4HF + O2.
Câu 6: Đáp án C
Phương pháp điều chế Cl2 trong công nghiệp: Điện phân dung dịch NaCl màng ngăn xốp:
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2.
Câu 7.Đáp án C
16HCl + 2KMnO4 → 5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2O + 2KCl
Trong phản ứng trên có 10 phân tử HCl đóng vai trò là chất khử, 6 phân tử HCl đóng vai trò là chất tạo môi trường.
Câu 8. Đáp án B
Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách oxi hóa Cl- trong HCl thành Cl2.
Câu 9. Đáp án B
Khoáng chất xivinit: NaCl. KCl.
Câu 10. Đáp án D
Dẫn khí Cl2 qua dung dịch FeCl2 xảy ra phản ứng:
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.
Đây là phản ứng oxi hóa khử, trong đó chất khử là FeCl2; chất oxi hóa là Cl2.
Câu 11. Đáp án B
Ta có: mmuối = mKL + mCl-= mKL + 71.nhiđro
⇒ mmuối = 22,2 + 71.0,6 = 64,8 gam.
Câu 12. Đáp án C
Ta có: mmuối = mKL + mCl- = mKL + 71nkhí hiđro
Câu 13. Đáp án C
Vì trong các hợp chất clo, brom, iot ngoài số oxi hóa -1 còn có số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
Câu 14. Đáp án B
(1) MnO2 + 4HCl MnCl2+ Cl2 (B) + 2H2O
(2) Cl2 + 2NaOH (C) → NaCl + NaClO + H2O
(3) NaOH + HCl → NaCl (D) + H2O
(4) 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2↑ + H2↑ (E)
Câu 15. Đáp án C
Trong PTN: NaClr + H2SO4 đặc NaHSO4 + HCl↑.
Câu 16. Đáp án D
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
⇒ Số oxi hóa của nguyên tố H giảm từ +1 xuống 0 ⇒ HCl là chất oxi hóa.
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
⇒ Số oxi hóa của nguyên tố Cl tăng từ -1 lên 0 ⇒ HCl là chất khử. Ngoài ra, trong phản ứng trên HCl tạo muối và nước ⇒ vai trò HCl là chất môi trường.
Câu 17. Đáp án B
Zn + Cl2 ZnCl2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Loại C và D do không tác dụng với HCl.
Loại A do Fe tác dụng với Cl2 thu được FeCl3, nhưng sắt tác dụng với HCl chỉ thu FeCl2.
Câu 18. Đáp án D
So với nước gia – ven, clorua vôi rẻ hơn, hàm lượng hipoclorit cao hơn nên được sử dụng nhiều hơn.
Câu 19. Đáp án D
Khí flo oxi hóa nước dễ dàng ở ngay nhiệt độ thường, hơi nước nóng bốc cháy khi tiếp xúc với khí flo: 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
Câu 20: Đáp án D
Xảy ra phản ứng sau: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2.
Hiện tượng tạo dung dịch màu xanh đặc trưng.
Câu 21. Đáp án A
Phương pháp ngửa bình thu khí nặng hơn không khí.
Trong 4 khí trên chỉ có Cl2 (M = 71) nặng hơn không khí.
Câu 22. Đáp án C
2M + nCl2 → 2MCln
N |
1 |
2 |
3 |
M |
18,67 |
37,34 |
56 |
Loại |
Loại |
Fe |
Kim loại M là Fe.
Câu 23. Đáp án D
Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
0,2 → 0,4 mol
Khối lượng KBr phản ứng là: 0,4 .119 = 47,6 gam.
Khối lượng dung dịch KBr là: 1,34.88,81 = 119 gam
Câu 24. Đáp án C
nHCl = 0,02.0,1 = 0,002 mol
nNaOH = 0,01x mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Có nHCl = nNaOH ⇒ 0,01x = 0,002 ⇒ x = 0,2M
Câu 25. Đáp án C
V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Câu 26. Đáp án B
- Bảo toàn nguyên tố H:
- Bảo toàn nguyên tố Cl:
nCl (HCl) = nCl (muối) = 0,6 mol
- Bảo toàn khối lượng:
mmuối = mFe + mCl ⇒ mFe = 37,54 – 0,6.35,5= 16,24 gam.
- Lại có:
mX = mFe + mO⇒ mO (oxit) = 19,76 – 16,24 = 3,52 gam.
- Bảo toàn nguyên tố O:
Thế vào (1) giải ra a = 0,08
Câu 27. Đáp án B
Ta có sơ đồ:
Tăng giảm khối lượng:
Theo phương trình: tạo 1 mol CO2⇒ mtăng = 71 – 60 = 11 gam
Theo đề bài: tạo x mol CO2 ⇒ mtăng = 26,6 – 24,4 = 2,2 gam
Câu 28. Đáp án C
NaF + AgNO3 → không phản ứng.
NaCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + NaNO3.
Câu 29. Đáp án C
Gọi oxit cần tìm là MxOy
⇒ Số mol O trong MxOy là: 0,15 mol
Gọi hóa trị của M trong phản ứng với HCl là n
Vậy n = 2 → x : y = 2 : 3 thỏa mãn.
Vậy oxit cần tìm là Fe2O3.
Câu 30. Đáp án D
Khối lượng AgNO3 có trong 100 ml dung dịch là:
gam.
Số mol của AgNO3 là:
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
0,05 0,2.amol
Có 0,05 = 0,2.a → a = 0,25M.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Cho nguyên tử khối: C = 12; O = 16; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; S = 32; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Fe = 56; Al = 27; Ag = 108.
Đề bài:
Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np4.
B. ns2np5.
C. ns2np3.
D. ns2np6.
Câu 2. Nguyên tốhóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen?
A. Clo. B. Oxi.
C. Nitơ. D. Cacbon.
Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố nào dưới đây có bán kính nguyên tử nhỏ nhất?
A. Clo. B. Natri.
C. Iot. D. Flo.
Câu 4. Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là
A. tính nhường electron.
B. tính oxi hóa mạnh.
C. tính khử.
D. cả tính oxi hóa và tính khử.
Câu 5. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?
A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.
B. Đều có tính oxi hóa mạnh.
C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.
D. Khả năng tác dụng với nước giảm dần tử F2 đến I2.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tố halogen phản ứng với H2 tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực.
(2) Nguyên tử của nguyên tố halogen có xu hướng nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hóa học.
(3) Các nguyên tử halogen đều có 7e ở phân lớp ngoài cùng.
(4) Các nguyên tử halogen đều có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.
(5) Các nguyên tử halogen chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.
(6) Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết đơn.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 7. Trong hợp chất clo có các số oxi hóa nào sau đây?
A. -2, 0, +4, +6.
B. -1, 0, +1, +3, +5, +7.
C. -1, +1, +3, +5, +7.
D.-1, 0, +1, +2, +3, +5, +7.
Câu 8. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào chứng tỏ clo vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử (phản ứng tự oxi hoá khử)?
A. Cl2 + 2H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4
B. 3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
C.Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
D. Cl2 + H2 2HCl.
Câu 9. X là chất kết tinh không màu, khi tác dụng với axit sunfuric đặc tạo ra khí không màu Y. Khi Y tiếp xúc với không khí ẩm tạo ra khói trắng, dung dịch đặc của Y trong nước tác dụng với mangan đioxit sinh ra khí Z có màu vàng lục. Khi cho Z tác dụng với Na nóng chảy lại tạo ra chất X ban đầu. X, Y, Z lần lượt là
A. NaCl, HCl, Cl2.
B. NaBr, Br2, HBr.
C. Cl2, HCl, NaCl.
D. NaI, HI, I2.
Câu 10. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A.Al. B.Zn.
C.Cu. D.Fe.
Câu 11. Để loại hơi nước có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. nước.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaCl bão hòa.
D. H2SO4 đặc.
Câu 12. Khi mở lọ đựng dung dịch HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra là do
A. HCl phân huỷ tạo thành H2 và Cl2.
B. HCl dễ bay hơi tạo thành.
C. HCl bay hơi và hút hơi nước trong không khí ẩm tạo thành các hạt nhỏ dung dịch HCl.
D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hoà.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về clorua vôi?
A. Công thức phân tử của clorua vôi là CaOCl2.
B. Clorua vôi là muối hỗn hợp.
C. Clorua vôi là muối hỗn tạp.
D. Clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn nước Gia-ven.
Câu 14. Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?
A. NaCl.
B. NaF.
C. CaCl2.
D. NaBr.
Câu 15. Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng may bị đổ với mục đích bảo vệ môi trường, có thể dùng một hóa chất thông thường dễ kiếm nào dưới đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch NaI.
D. Dung dịch KOH.
Câu 16. Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 dư thu được 53,4 gam muối clorua. Kim loại M là
A. Mg.
B. Al.
C. Fe.
D. Zn.
Câu 17. Để phản ứng hết với 8,3 gam hỗn hợp nhôm và sắt thì cần 6,72 lít khí clo (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 26 gam
B. 33 gam.
C. 29,6 gam.
D. 32,05 gam
Câu 18. Cho 200 ml dung dịch KI aM tác dụng với Cl2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 76,2 gam I2. Giá trị của a là
A. 5M.
B. 6M.
C. 4M.
D. 3M.
Câu 19. Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 1,0M.
B. 0,25M.
C. 0,5M.
D. 0,75M.
Câu 20. Hoà tan 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe và FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 2,0 lít
B. 4,0 lít
C. 14,2 lít
D. 4,2 lít
Câu 21. Cho 20 gam CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là
A. 4,48 lít.
B. 5,6 lít.
C. 2,24 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 16,48 gam hỗn hợp X chứa Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,5 mol HCl thu được dung dịch Y và 0,06 mol khí H2. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 34,08.
B. 31,19.
C. 26,34.
D. 28,43.
Câu 23. Hoà tan hoàn toàn 5,59 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 1,232 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được khối lượng muối khan là
A. 7,345 gam.
B. 6,195 gam.
C. 5,376 gam.
D. 6,893 gam.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.
C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
D. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo.
Câu 25: Cho phản ứng hóa học:
Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
A. 3 : 1.
B. 1 : 3.
C. 5 : 1.
D. 1 : 5.
Câu 26: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Câu 27: Cho các phản ứng :
(1) O3 + dung dịch KI →
(2) F2 + H2O
(3) MnO2 + HCl đặc
(4) Cl2 + dung dịch H2S →
Các phản ứng tạo ra đơn chất là
A.(1), (2), (3).
B.(1), (3), (4).
C.(2), (3), (4).
D.(1), (2), (4).
Câu 28: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là
A. AgNO3, (NH4 )2CO3, CuS.
B. Mg(HCO3)2 , HCOONa, CuO.
C. FeS, BaSO4, KOH.
D. KNO3, CaCO3 , Fe(OH)3.
Câu 29. Công thức hóa học của khoáng chất cacnalit là
A. KCl.MgCl2.6H2 O
B. NaCl.MgCl2.6H2 O.
C. KCl.CaCl2.6H2 O.
D. NaCl.CaCl2.6H2 O.
Câu 30. Nguồn chủ yếu để điều chế brom trong công nghiệp là
A. rong biển.
B. nước biển.
C. muối mỏ.
D. tảo biển.
Đáp án và hướng dẫn giải đề 2
1 - B |
2 – A |
3 – D |
4 - B |
5 - A |
6 - C |
7 - C |
8 - C |
9 - A |
10 - D |
11 - D |
12 – C |
13 – B |
14 - B |
15 - B |
16 - B |
17 - C |
18 - D |
19 - A |
20 - B |
21 - A |
22 – B |
23 – B |
24 - B |
25 - C |
26 - B |
27 - A |
28 - B |
29 - B |
30 - B |
Câu 1. Đáp án B
Nhóm halogen thuộc nhóm VIIA nên có 7e ở lớp ngoài cùng ⇒ cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5.
Câu 2. Đáp án A
Nhóm halogen gồm các nguyên tố: Flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I), atatin (At).
Câu 3. Đáp án D
Theo định luật tuần hoàn (chương 2):
+ Trong 1 nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử tăng dần, do đó bán kính: 9F < 17Cl < 53I (1)
+ Trong 1 chu kỳ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm dần, do đó bán kính: 11Na > 17Cl (2)
Từ (1) và (2) ⇒ bán kính flo nhỏ nhất.
Câu 4. Đáp án B
Nguyên tử halogen có 7e ở lớp ngoài cùng và các nguyên tử halogen có độ âm điện lớn do đó tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh.
Câu 5. Đáp án A
Ở điều kiện thường F2, Cl2 là chất khí, brom là chất lỏng và iot là chất rắn.
Câu 6. Đáp án C
(1) Đúng. Liên kết H-X bị phân cực về phía nguyên tử halogen (X).
(2) Đúng. Các nguyên tử halogen đều có 7 e ở lớp ngoài cùng và có độ âm điện lớn.
(3) Sai. Các halogen có 5 e ở phân lớp ngoài cùng (ns2np5)
(4) Sai. Clo, brom, iot còn có số oxi hóa dương +1, +3, +5, +7.
(5) Sai. Clo, brom, iot vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(6) Đúng. Liên kết (X – X) được tạo bởi 1 cặp e dùng chung.
Câu 7. Đáp án C
Trong hợp chất clo có các số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7.
Câu 8: Đáp án C
Trong phản ứng, số oxi hóa của Cl vừa tăng lên +1, vừa giảm xuống -1 sau phản ứng, do đó Cl2 vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
Câu 9. Đáp án A
NaClr (X) + H2SO4 đặc HCl (Y) + NaHSO4
MnO2 + 4HCl MnCl2+ Cl2↑ (Z) + 2H2O
Cl2 + 2Na 2NaCl
Câu 10. Đáp án D
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3 (X)
2HCl + Fe → FeCl2 (Y) + H2.
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
Câu 11. Đáp án D
H2SO4 đặc có tính háo nước nên hấp thụ được hơi nước thu được Cl2 khô.
Câu 12. Đáp án C
Các phương án A, B, D không hợp lí.
Câu 13. Đáp án B
Clorua vôi là muối hỗn tạp của 1 kim loại (Ca) và 2 gốc axit (Cl- và ClO-).
Câu 14. Đáp án B
NaF không phản ứng với AgNO3.
Câu 15. Đáp án B
Ở đây ta sẽ dùng Ca(OH)2 giá thành rẻ và dễ tìm.
Câu 16. Đáp án B
2M + nCl2 → 2MCln
N |
1 |
2 |
3 |
M |
9 |
18 |
27 |
Loại |
Loại |
Al |
Vậy kim loại M là Al.
Câu 17. Đáp án C
Khối lượng muối thu được là:
m = mhh + mclo = 8,3 + 0,3.71 = 29,6 g.
Câu 18. Đáp án D
Phương trình hóa học:
Câu 19. Đáp án A
nKOH = 0,1 mol
HCl + KOH → KCl + H2O
⇒ nHCl = nKOH
hay 0,1.CM(HCl) = 0,1 ⇒ CM(HCl) = 1M.
Câu 20. Đáp án B
2HCl + FeO → FeCl2 + H2O (1)
2HCl + Fe → FeCl2 + H2 ↑(2)
Theo (1) có nFe = nkhí hiđro = 0,1 mol
⇒ mFeO = 12,8 – 0,1.56 = 7,2 gam ⇒ nFeO = 0,1 mol
Từ PTHH (1), (2) ⇒ nHCl = 2nFe + 2nFeO = 0,4 mol
Vậy VHCl = = 4 lít.
Câu 21. Đáp án A
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Theo PTHH:
Câu 22. Đáp án B
- Bảo toàn nguyên tố H:
- Bảo toàn nguyên tố O:
- Lại có: mX = mFe + mO⇒ mFe = 16,48 – 0,19.16 = 13,44 gam.
- Bảo toàn nguyên tố Cl: nCl (HCl) = nCl (muối) = 0,5 mol
⇒ mmuối = mFe + mCl = 13,44 + 0,5.35,5 = 31,19 gam.
Câu 23. Đáp án B
Gọi 2 kim loại lần lượt là M, M’. Ta có sơ đồ:
Tăng giảm khối lượng:
Theo phương trình: tạo 1 mol CO2⇒ mtăng = 71 – 60 = 11 gam.
Theo bài ra: tạo 0,055 mol CO2⇒ mtăng = 0,055.11 = 0,605 gam.
Vậy mmuối clorua = 5,59 + 0,605 = 6,195 gam.
Câu 24. Đáp án B
A sai vì NaF không tác dụng với AgNO3.
C sai vì HBr có tính axit mạnh hơn HCl.
D sai vì flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.
Câu 25. Đáp án C
Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử là 5 : 1.
Câu 26. Đáp án B
Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như KMnO4, MnO2 …
Câu 27. Đáp án A
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
2F2 + 2H2 O 4HF + O2
MnO2 + 4HCl đặc MnCl2 + Cl2 + 2H2 O
4Cl2 + H2S + 4H2 O → 8HCl + H2SO4
Vậy các phản ứng (1); (2); (3) tạo ra đơn chất.
Câu 28: Đáp án B
Dãy Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO tác dụng được với HCl loãng
(1) Mg(HCO3)2 + 2HCl → MgCl2 + 2CO2 + 2H2 O.
(2) HCOONa + HCl → NaCl + HCOOH
(3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2 O
Câu 29: Đáp án A
Quặng cacnalit: KCl.MgCl2.6H2 O.
Câu 30. Đáp án B
Nguồn chủ yếu để điều chế brom trong công nghiệp là nước biển.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Cho nguyên tử khối của: C = 12; O = 16; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; S = 32; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Fe = 56; Al = 27; Ag = 108.
Đề bài:
Câu 1. Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị không phân cực.
B. cộng hóa trị có phân cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết cho nhận.
Câu 2. Nhận xét nào dưới đây là không đúng?
A. F có số oxi hóa -1, 0, +1.
B. F có số oxi hóa -1 trong các hợp chất.
C. F có số oxi hóa 0 và -1.
D. F không có số oxi hóa dương.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hóa -1.
B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1.
C. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
D. Trong hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1.
Câu 4. Dẫn Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất
A. NaCl, NaClO3, Cl2.
B. NaCl, NaClO, NaOH.
C. NaCl, NaClO3, NaOH.
D. NaCl, NaClO3.
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?
A. Ở điều kiện thường là chất khí.
B. Tác dụng mạnh với nước.
C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
D. Có tính oxi hoá mạnh.
Câu 6. Thuốc thử để nhận biết dung dịch KI là
A. quì tím.
B. clo và hồ tinh bột.
C. hồ tinh bột.
D. dung dịch HCl.
Câu 7. Cho 0,1 mol halogen X2 tác dụng vừa đủ với magie thu được 9,5g MgX2. Nguyên tố halogen đó là
A. flo.
B. clo.
C. brom.
D. iot.
Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải của clo?
A. Khử trùng nước sinh hoạt.
B. Tinh chế dầu mỏ.
C. Tẩy trắng vải, sợi, giấy.
D. Sản xuất clorua vôi, kali clorat.
Câu 9. Dẫn 2 luồng khí clo đi qua 2 dung dịch KOH: Dung dịch thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ 2 đậm đặc và đun nóng ở 100oC.Nếu lượng muối KCl sinh ra trong 2 dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích khí clo đi qua dung dịch thứ nhất và dung dịch thứ 2 tương ứng là
A. 1 : 3.
B. 2 : 4.
C. 4 : 4.
D. 5 : 3.
Câu 10. Cho 0,12 mol Al tác dụng vừa hết với đơn chất halogen X2 thu được 16,02 gam muối Y. Cho các phát biểu sau:
(a) X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.
(b) X oxi hóa Fe thành muối Fe2+ ở nhiệt độ cao.
(c) X là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong nhóm halogen.
(d) Phản ứng giữa X2 và H2 gây nổ mạnh ở tỉ lệ thể tích 1:1.
(e) Dung dịch NaX không tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 11. Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím
A. chuyển sang màu đỏ.
B. chuyển sang màu xanh.
C. không chuyển màu.
D. chuyển sang không màu.
Câu 12. Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al.
B. Ag.
C. Zn.
D. Mg.
Câu 13. Thuốc thử dùng để nhận biết axit clohiđric hoặc dung dịch muối clorua là
A. AgNO3.
B. Na2CO3.
C. NaOH.
D. phenolphthalein.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.
C. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo.
D. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo.
B. Dung dịch HF hoà tan được SiO2.
C. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
D. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
Câu 16. Có phản ứng hoá học xảy ra như sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?
A. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
B. Cl2 là chất oxi hoá. H2O là chất khử.
C. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.
D. Cl2 là chất oxi hoá. H2S là chất khử.
Câu 17. Cho sơ đồ phản ứng hóa học: Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O. Tỉ lệ giữa số phân tử clo và số phân tử KOH trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
A. 3:1.
B. 1:2.
C. 6: 3.
D. 1:5.
Câu 18. Phương trình phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2NaOH (loãng) + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
B. 2NaOH (loãng) + Cl2NaCl + NaClO + H2O.
C. 3Cl2 + 6NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O.
D. Ca(OH)2 (vôi sữa) + Cl2CaOCl2 + H2O.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Clorua vôi là muối hỗn tạp.
B. Nước gia – ven là muối hỗn tạp.
C. Clorua vôi được điều chế bằng cách cho vôi sữa hoặc vôi tôi tác dụng với clo.
D. Clorua vôi và nước gia - ven đều có tính oxi hóa.
Câu 20. Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là
A. HNO3
B. HF.
C. H2SO4.
D. HCl.
Câu 21. Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Một trong các hoá chất có thể loại bỏ clo ra khỏi hỗn hợp là
A. KBr.
B. KCl.
C. H2O.
D. NaOH.
Câu 22. Đốt nhôm trong bình đựng khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,39g. Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là
A. 1,08g
B. 0,86g
C. 1,62g
D. 3,24g
Câu 23. Sục 1,12 lít khí clo (đktc) vào V lít dung dịch natri bromua 1M, vừa đủ. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 0,05 lít.
B. 0,1 lít.
C. 0,112 lít.
D. 0,224 lít.
Câu 24. Biết100 ml dung dịch KOH 1,5M phản ứng vừa đủvới V lít dung dịch HCl 0,5M. Thể tích HCl cần dùng là
A. 0,5 lít.
B. 0,4 lít.
C. 0,3 lít.
D. 0,6 lít.
Câu 25. Hòa tan 12,8 gam hỗn hợp Fe và FeO bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 2,24 lit khí H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng FeO trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5,6 gam.
B. 2,8 gam.
C. 7,2 gam.
D. 10 gam.
Câu 26. Cho 36,5 gam dung dịch HCl 10% vào một cốc đựng NaHCO3 dư thì thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là
A. 44,8.
B. 4,48.
C. 22,4.
D. 2,24.
Câu 27. Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau.
- Phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan.
- Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là
A. 1,50 mol.
B. 1,00 mol
C. 1,75 mol.
D. 1,80 mol.
Câu 28. Dung dịch A chứa 11,7g NaCl tác dụng với dung dịch B chứa 51g AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 28,70g.
B. 43,05g.
C. 2,87g.
D. 4,31g.
Câu 29. Cho sơ đồ phản ứng: KMnO4 + HCl (đặc) → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Hệ số cân bằng phản ứng là các số tối giản. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là
A. 16.
B. 5.
C. 10.
D. 8.
Câu 30. Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Phần trăm về khối lượng của 37Cl chứa trong HClO4 (với hiđro là đồng vị 1H, oxi là đồng vị 16H) là giá trị nào sau đây
A. 9,40%.
B. 8,95%.
C. 9,67%.
D. 9,20%.
Đáp án và hướng dẫn giải đề 3
1- A |
2 - A |
3 - B |
4 - B |
5 - D |
6 - B |
7 - B |
8 - B |
9 - D |
10 - D |
11 - C |
12 - B |
13 - A |
14 - B |
15 - D |
16 - D |
17 - B |
18 - B |
19 - B |
20 - B |
21 - A |
22 - C |
23 - B |
24 - C |
25 -C |
26 - D |
27 - D |
28 - A |
29 - C |
30 - D |
Câu 1. Đáp án A
Liên kết trong phân tử halogen (X-X) được tạo bởi 2 nguyên tử có độ âm điện bằng nhau do đó thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 2. Đáp án A
Ở dạng đơn chất flo có số oxi hóa 0, còn trong các hợp chất flo chỉ có số oxi hóa -1.
Câu 3. Đáp án B
Trong các hợp chất flo chỉ có số oxi hóa -1 còn các nguyên tố clo, brom, iot ngoài số oxi hóa -1 còn các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
Câu 4. Đáp án B
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Vì NaOH dư nên dung dịch chứa NaCl, NaClO, NaOH.
Câu 5. Đáp án D
Các halogen có tính oxi hóa mạnh vì:
- Có 1 electron lớp ngoài cùng.
- Có độ âm điện lớn.
Câu 6. Đáp án B
Có PTHH: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh
Câu 7. Đáp án B
Mg + X2 → MgX2
Theo phương trình hóa học, cứ 1 mol X2 phản ứng thu được 1 mol muối.
Vậy X là clo.
Câu 8. Đáp án B
(SGK – T99) Clo được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải, sợi, giấy… Điều chế các chât tẩy trắng, sát trùng như nước Gia -ven, clorua vôi, kaliclorat…
Câu 9. Đáp án D
Câu 10. Đáp án D
2Al + 3X2→2AlX3
0,12 →0,12 mol
Vậy:
(a) Đúng.
(b) Sai vì Cl2 oxi hóa Fe thành muối Fe3+ ở nhiệt độ cao
(c) Sai vì flo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong nhóm halogen
(d) Đúng.
(e) Sai vì NaCl + AgNO3→AgCl↓ + NaNO3.
Câu 11. Đáp án C
Khí HCl khô không tạo môi trường axit nên không làm quỳ tím chuyển màu.
Câu 12. Đáp án B
Ag là kim loại sau hiđro nên không tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 13. Đáp án A
Dung dịch AgNO3 tác dụng ion clorua Cl- trong axit hoặc dung dịch muối đều tạo kết tủa trắng.
Câu 14. Đáp án B
Bán kính nguyên tử tăng từ flo đến iot.
Câu 15. Đáp án D
Flo chỉ có số oxi hóa bằng -1 trong mọi hợp chất.
Câu 16. Đáp án D
H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Trong phản ứng trên, số oxi hóa của lưu huỳnh tăng từ -2 lên +6 ⇒ H2S là chất khử. Số oxi hóa của clo giảm từ 0 xuống -1 ⇒ Cl2 là chất oxi hóa.
Câu 17. Đáp án B
Cân bằng phương trình hóa học có:
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
Câu 18. Đáp án B
Vì dung dịch NaOH loãng tác dụng với khí Clo ở 100oC thì sản phẩm có NaClO3.
Câu 19. Đáp án B
Nước gia – ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO.
Câu 20. Đáp án B
Vì axit HF có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh nên không thể đựng trong bình thủy tinh.
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
Câu 21. Đáp án A
- Dùng KBr được vì chỉ có clo phản ứng theo phản ứng sau:
Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2.
- Dùng KCl không được do không có chất nào phản ứng ⇒ không tách được clo.
- Dùng H2O xảy ra phản ứng của clo và brom với nước và một phần tan trong nước ⇒ không tách được.
-Dùng NaOH cả brom và clo đều phản ứng ⇒ không tách được.
Câu 22. Đáp án C
Khối lượng chất rắn trong bình tăng chính là khối lượng của clo đã phản ứng.
Khối lượng Al là: 27 . 0,06 = 1,62 g.
Câu 23. Đáp án B
Vậy V = 0,1 lít
Câu 24. Đáp án C
nKOH = 0,15 mol
HCl + KOH KCl + H2O
Câu 25. Đáp án C
2HCl + FeO → FeCl2 + H2O (1)
2HCl + Fe → FeCl2 + H2 (2)
Theo PTHH (2):
nFe = nkhí hiđro = 0,1 mol
Vậy mFeO = 12,8 – mFe = 12,8 – 0,1.56 = 7,2 gam.
Câu 26. Đáp án D
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Theo PTHH:
Câu 27. Đáp án D
Bài này gồm 2 quá trình kết hợp, đều là dạng oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit loãng HCl và H2SO4
Ta qui đổi hỗn hợp L về hỗn hợp gồm Fe và O, áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:
Sơ đồ qui đổi
Xét phần 1 ta có: nHCl = 2nH2O
Áp dụng ĐL BTKL ⇒ nHCl = 2nH2O = 2,8 (mol)
Xét phần 2 có nH2O = 1,4 (mol)
Gọi số mol HCl là 2x mol ⇒ số mol H2SO4 = (1,4- x) (BTNT H)
BTKL ở phương trình (2) ta có:
Câu 28. Đáp án A
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
0,3 0,2 → 0,2 (Mol)
(Do AgNO3 dư, nên số mol AgCl tính theo NaCl).
mAgCl = 0,2.(108 + 35,5) = 28,7 (g).
Câu 29. Đáp án C
Vậy có 10 phân tử HCl đóng vai trò là chất khử.
Câu 30. Đáp án D
Phần trăm đồng vị 35Cl = x(%), thì % đồng vị 37 Cl = 100 – x (%).
Ta có
A= . Vậy x = 75%.
Phần trăm khối lượng của 37Cl
trong HClO4 là:
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Cho nguyên tử khối của: C = 12; O = 16; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; S = 32; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Fe = 56; Al = 27; Ag = 108.
Đề bài:
Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Trong thiên nhiên, clo chủ yếu tồn tại dưới dạng
A. đơn chất Cl2.
B. muối NaCl có trong nước biển.
C. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O).
D. khoáng vật xinvinit (KCl.NaCl).
Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. KCl.
B. KMnO4.
C. NaCl.
D. HCl.
Câu 3. Cho một miếng giấy quỳ tím ẩm vào bình đựng khí X thấy quỳ tím mất màu. Khí X là
A. HCl
B. Cl2
C. O2
D. H2
Câu 4. Để chứng minh Cl2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, người ta cho Cl2 tác dụng với
A. dung dịch FeCl2.
B. dây sắt nóng đỏ.
C. dung dịch NaOH loãng.
D. dung dịch KI.
Câu 5. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohiđric?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3.
B. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3.
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2.
D.KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.
Câu 6. Hãy cho biết, phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3 + KCl + NO + 2H2O
C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
D. NaOH + HCl → NaCl + H2O
Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng: KMnO4 + HCl (đặc)KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số cân bằng phản ứng là các số nguyên, tối giản. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là
A. 16.
B. 5.
C. 10.
D. 8.
Câu 8. Điện phân dung dịch muối ăn, không có màng ngăn, sản phẩm tạo thành là
A. NaOH, H2, Cl2.
B. NaOH, H2.
C. Na, Cl2.
D. NaCl, NaClO, H2O.
Câu 9. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng tự oxi hóa – khử?
A. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2.
B. Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
C. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2.
D. 3Cl2 + 2Al → 2AlCl3
Câu 10. Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF ?
A. Bình thủy tinh màu xanh
B. Bình thủy tinh màu nâu
C. Bình thủy tinh không màu
C. Bình nhựa (chất dẻo)
Câu 11. Có thể điều chế Br2 trong công nghiệp từ cách nào sau đây?
A. 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.
B. 2HBr H2 + Br2
C. 2HBr + Cl2 → 2HCl + Br2.
D. 2AgBr → 2Ag + Br2.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hóa -1.
B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1.
C. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
D. Trong hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1.
Câu 13. Cho 1,12 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với kim loại đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen đó là
A. Iot.
B. Flo.
C. Clo.
D. Brom.
Câu 14. Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 8,96 lít.
B. 6,72 lít.
C. 17,92 lít.
D. 11,2 lít.
Câu 15. Cho Cl2 dư tác dụng với dung dịch chứa 30,9 gam NaBr sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam brom. Giá trị của m là
A. 2,4 gam.
B. 24 gam.
C. 48 gam.
D. 4,8 gam
Câu 16. Khi cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 2,0M.
B. 0,25M.
C. 0,5M.
D. 0,75M.
Câu 17. Hòa tan 21,4g hỗn hợp Fe và Al2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối AlCl3 trong dung dịch X là
A. 25,4 gam.
B. 13,35 gam.
C. 26,7 gam.
D. 12,7 gam.
Câu 18. Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (D = 1,2g/ml). Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là
A. 152,08 gam.
B. 55,0 gam.
C. 180,0 gam.
D. 182,5 gam.
Câu 19. Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại M hoá trị I. Muối kim loại hoá trị I là muối nào sau đây?
A. NaCl.
B. KCl.
C. LiCl.
D. Kết quả khác.
Câu 20. Khí X được dùng để diệt trùng cho nước sinh hoạt. Khí X là
A. CO2.
B. O2.
C. Cl2.
D. N2.
Phần tự luận: 4 điểm
Câu 1 (2 điểm). Cho 6,56 gam hỗn hợp A gồm NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kỳ kế tiếp, MX < MY) phản ứng hoàn toàn và vừa đủ với 50 ml dung dịch AgNO3 1 M, thu được kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.
Câu 2 (2 điểm). Cho hỗn hợp A gồm: X2 và O2 (X là nguyên tố halogen, ở trạng thái khí ở điều kiện thường, có tỉ khối của A so với H2 = 31,6) tác dụng vừa đủ với m gam hỗn hợp B gồm: Al, Mg thu được 22,1 gam chất rắn C. Chất rắn C tan vừa đủ trong 73 gam HCl 10% thu được dung dịch D. Xác định phần trăm khối lượng của từng chất trong B?
Đáp án và hướng dẫn giải đề 4
Phần trắc nghiệm
1 - B |
2 - D |
3 - B |
4 - C |
5 - B |
6 - C |
7 - C |
8 - D |
9 - B |
10 - D |
11 - A |
12 - B |
13 - D |
14 - A |
15 - B |
16 - A |
17 - C |
18 - D |
19 - A |
20 - C |
Câu 1. Đáp án B
(SGK – T99). Do hoạt động hóa học mạnh nên nguyên tố clo chỉ tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất, chủ yếu là muối NaCl có trong nước biển …
Câu 2. Đáp án D
(SGK – T99). Trong PTN, khí clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4…(tức là oxi hóa HCl bằng các chất oxi hóa mạnh).
Ví dụ:
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Câu 3. Đáp án B
Cl2 ẩm nên có phản ứng xảy ra : Cl2 + H2O⇄HCl+ HClO
HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tẩy màu.
Câu 4. Đáp án C
Trong phản ứng với NaOH, số oxi hóa của Cl vừa tăng lên, vừa giảm xuống sau phản ứng nên clo vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
Câu 5. Đáp án B
Không chọn A vì có Cu là kim loại sau H;
Không chọn C vì có H2SO4 và Ag là kim loại sau H.
Không chọn D vì có H2SO4 và Cu là kim loại sau H.
Câu 6. Đáp án C
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Trong phản ứng trên, số oxi hóa của hiđro giảm từ +1 xuống 0 ta nói HCl thể hiện tính oxi hóa.
Câu 7. Đáp án C
2KMnO4 +16 HCl (đặc) 2 KCl +2 MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Sau khi cân bằng dựa vào sản phẩm oxi hóa 5Cl2⇒Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là 10.
Câu 8. Đáp án D
Do không có màng ngăn nên clo thoát ra ở anot tác dụng với NaOH (cũng vừa được tạo thành ở catot) trong dung dịch tạo nước Gia – ven.
Câu 9. Đáp án B
Phản ứng này là phản ứng tự oxi hóa – khử vì quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra với cùng một loại nguyên tố.
Câu 10. Đáp án D
Vì axit HF có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh:
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
Do đó không thể đựng HF bằng bình thủy tinh.
Câu 11. Đáp án A
- Nguồn chính để điều chế brom là nước biển, sau khi lấy muối ăn khỏi nước biển, phần còn lại chứa nhiều muối bromua của natri và kali ⇒ người ta sẽ dùng khí clo sục qua dung dịch muối bromua.
Câu 12. Đáp án B
Flo có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hóa là -1. Các nguyên tố halogen khác, ngoài số oxi hóa -1 còn có số oxi hóa +1, + 3, + 5, +7.
Câu 13. Đáp án D
Cu + X2 → CuX2
0,05 0,05 (mol).
Vậy X là brom.
Câu 14. Đáp án A
BTKL:mclo phản ứng = mmuối – mKL = 40,3 – 11,9 = 28,4 gam.
Câu 15. Đáp án B
Vậy m = 0,15.160 = 24 gam.
Câu 16. Đáp án A
Ta có: nNaOH = 0,2 mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
⇒ nNaOH = nHCl = 0,2 mol
Câu 17. Đáp án C
6HCl + Al2O3 → 2AlCl3 + 3H2O
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Theo phương trình hóa học:
Câu 18. Đáp án D
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Theo phương trình hóa học:
Câu 19. Đáp án A
2M + Cl2 → 2MCl
Ta có
Vậy muối là NaCl.
Câu 20. Đáp án C
Clo được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt.
Phần tự luận:
Câu 1:
Trường hợp 1: X là flo và Y là clo
Phương trình hóa học:
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (↓)
⇒ mNaCl = 0,05.58,5 = 2,925g;
mNaF = 6,56 – 2,925 = 3,635g.
Vậy X là Flo và Y là Clo thỏa mãn.
Trường hợp 2: Cả hai muối đều tạo kết tủa với AgNO3.
Đặt hai muối NaX và NaY tương ứng với 1 muối là NaR (MX < MR < MY)
Phương trình hóa học:
NaR + AgNO3 →AgR ↓ + NaNO3
Có:
Có MBr = 80 < MR < MI = 127. Vậy X là brom và Y là iot (thỏa mãn).
Câu 2.
Từ MA= 63,2 (gam/mol) Vậy X là clo.
Gọi số mol của Cl2 là a mol; số mol O2 là b mol. Ta có:
Cho C vào HCl có phản ứng:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (1)
MgO +2HCl → MgCl2 + H2O (2)
Theo bài ra, ta có:
⇒ nHCl = 0,2 mol.
Nhận xét:
Bảo toàn O có:
Theo (1) và (2) có:
⇒ nOxi = 0,05mol; nClo = 0,2 mol.
Gọi số mol Al là x mol; số mol Mg là y mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3x + 2y = 0,05.4 + 0,2.2 = 0,6 (1’)
Áp dụng bảo toàn khối lượng có:
m = 22,1 - 63,2.0,25 = 6,3 gam
nên 27x + 24y = 6,3 (2’)
Từ (1’) và (2’) có: x = 0,1 và y = 0,15
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Cho nguyên tử khối của: C = 12; O = 16; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; S = 32; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Fe = 56; Al = 27; Ag = 108.
Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Trong nước clo có chứa các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, Cl2.
B. Cl2 và H2O.
C. HCl và Cl2.
D. HCl, HClO, Cl2 và H2O.
Câu 2. Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều có thể tác dụng với clo?
A. Na, H2, N2.
B. KCl, H2O.
C. NaOH, NaBr, NaI.
D. Fe, K, O2.
Câu 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 4. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3(mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. NaCl, Cu(OH)2.
B. HCl, NaOH.
C. Cl2, NaOH.
D. HCl, Al(OH)3.
Câu 5. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14.
B. 4/7.
C. 1/7.
D. 3/7.
Câu 6. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?
A.H2S
B. NH3
C. SO2
D. HCl
Câu 7. Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất:
A. (1), (2), (4), (5).
B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (5).
Câu 8. Số oxi hóa của clo trong hợp chất HCl, KClO3, HClO, HClO3, HClO4 lần lượt là
A. +1, +5, -1, +3, +7.
B. -1, +5, +1, +3, -7.
C. -1, -5, +1, +5, +7.
D. -1, +5, +1, +5, +7.
Câu 9. Clorua vôi là loại muối nào sau đây?
A. Muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit
B. Muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 2 loại gốc axit
C. Muối tạo bởi 2 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit
D. Clorua vôi không phải là muối
Câu 10. Chất nào sau đây được ứng dụng dùng để tráng phim ảnh?
A. NaBr.
B. AgCl.
C. AgBr.
D. HBr.
Câu 11. Phản ứng giữa hiđro và chất nào sau đây thuận nghịch?
A. Flo.
B. Clo.
C. Iot.
D. Brom.
Câu 12. Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo?
A. Vì flo không tác với nước.
B. Vì flo có thể tan trong dụng nước.
C. Vì flo có thể bốc cháy khi tác dụng với nước.
D. Vì một lí do khác.
Câu 13. Đốt cháy hết 13,6g hỗn hợp Mg, Fe trong bình kín chứa khí clo dư, sau phản ứng thì lượng clo trong bình giảm tương ứng 0,4 mol. Khối lượng muối clorua khan thu được là.
A. 65,0 g.
B. 38,0 g.
C. 50,8 g.
D. 42,0 g.
Câu 14. Khi cho 6,72 lít khí clo (ở đktc) lội qua dung dịch NaBr dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng brom thu được là
A. 12 gam.
B. 48 gam.
C. 16 gam.
D. 24 gam.
Câu 15. Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?
A. 0,5 lít.
B. 0,4 lít.
C. 0,3 lít.
D. 0,6 lít.
Câu 16. Hòa tan hết 14,4g hỗn hợp Mg và CuO trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là
A. 4,8 gam.
B. 2 gam.
C. 9,6 gam.
D. 12 gam.
Câu 17. Cho m gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với 182,5 gam dung dịch HCl 20% (D =1,2 g/ml). Giá trị của m là
A. 120 gam.
B. 50,0 gam.
C. 180,0 gam.
D. 5 gam.
Câu 18. Để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M, thu được 12,70 gam FeCl2. Giá trị của V là
A. 1,0.
B. 0,8
C. 0,6
D. 0,4
Câu 19: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.
Câu 20: Khi cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng ?
A.Dung dịch NaI.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaCl.
D. Dung dịch HF.
Phần II – Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cho m gam hỗn hợp G gồm: CaCO3 và Al vào một lượng vừa đủ V lít dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,96 lít khí B ở đktc. Cô cạn A thu được 37,8 gam muối khan.
1/ Xác định % khối lượng của các chất trong G.
2/ Tính CM của các chất trong A.
Câu 2 (2 điểm): Cho 5,965gam hỗn hợp A gồm: NaX, NaY (X, Y là hai halogen liên tiếp, nguyên tử khối của X < Y) vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 1,435gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.
Đáp án và hướng dẫn giải đề 5
Phần: Trắc nghiệm
1 - D |
2 - C |
3 - D |
4 - C |
5 - D |
6 - D |
7 - A |
8 - D |
9 - B |
10 - C |
11 - C |
12 - C |
13 - D |
14 - B |
15 -D |
16 - C |
17 - B |
18 - B |
19 - D |
20 - A |
Câu 1. Đáp án D
Cl2 tác dụng với H2O theo phản ứng sau:
Cl2 + H2O ⇄ HCl+ HClO
Phản ứng thuận nghịch nên nước clo có chứa: HCl, HClO, Cl2 và H2O.
Câu 2. Đáp án C
A. N2 không tác dụng với Cl2
B. Cl2 không tác dụng với KCl
C. Tất cả các chất trong dãy đều tác dụng với Cl2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
D.Cl2 không tác dụng với O2
Câu 3. Đáp án D
Dùng dung dịch NaCl để giữ lại HCl mà không tác dụng khí clo; dùng H2SO4 đặc để giữ hơi nước.
Câu 4. Đáp án C
2Fe + 3Cl2(X) → 2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH (Y) → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
Câu 5. Đáp án D
K2Cr2O7 + 14 HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O
Sau khi cân bằng dựa vào sản phẩm oxi hóa 3Cl2⇒Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là 6
Số phân tử HCl tham gia phản ứng là 14.
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng = 6/14 = 3/7
Câu 6. Đáp án D
Khí A tan mạnh trong nước tạo dung dịch có môi trường axit mạnh. Vậy A là HCl.
Câu 7. Đáp án A
Ag là kim loại sau hiđro nên không tác dụng với HCl.
K2SO4 không tác dụng dung dịch HCl vì không tạo kết tủa hay bay hơi.
Câu 8. Đáp án D
Câu 9. Đáp án B
Clorua vôi là muối của kim loại canxi với hai loại gốc axit là clorua và hipoclorit.
Câu 10. Đáp án C
AgBr là chất nhạy cảm với ánh sáng dùng để tráng lên phim ảnh.
Câu 11. Đáp án C
Iot chỉ oxi hóa được hiđro ở nhiệt độ cao và có mặt chất xúc tác, phản ứng thuận nghịch.
Câu 12. Đáp án C
- Flo không tan trong nước mà tác dụng mạnh với nước. Nước khi gặp flo sẽ bốc cháy, giải phóng khí oxi theo phương trình sau:
2F2 + 2H2O → 4HF + O2.
Câu 13. Đáp án D
Lượng clo trong bình giảm 0,4 mol cũng chính là lượng clo đã phản ứng để tạo muối.
Bảo toàn khối lượng:
mmuối = mkim loại + mclo = 13,6 + 0,4.71 = 42 gam.
Câu 14. Đáp án B
Vậy m = 0,3.160 = 48 gam
Câu 15. Đáp án D
nNaOH = 0,2.1,5 = 0,3 mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Câu 16. Đáp án C
2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
2HCl + Mg → MgCl2 + H2
Theo PTHH:
nMg = nkhí hiđro = 0,2 mol
⇒ mCuO = 14,4 – 0,2.24 = 9,6 gam.
Câu 17. Đáp án B
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Câu 18. Đáp án B
Coi hỗn hợp chỉ gồm Fe3O4
Phương trình hóa học:
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
Câu 19. Đáp án D
PTHH minh họa:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (X)
Fe + 2HCl → FeCl2 (Y) + H2
Fe + 2FeCl3 (X) → 3FeCl2 (Y).
Câu 20. Đáp án A
AgNO3 + NaI → AgI (↓ vàng) + NaNO3
Phần II – Tự luận
Câu 1:
1.
Gọi số mol CaCO3 là x mol; số mol Al là y mol;
Phương trình hóa học:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (1)
x → x x (mol)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (2)
y → y 1,5y (mol)
Vậy A gồm CaCl2: x mol và AlCl3: y mol
Ta có hệ phương trình:
%mAl = 100% – 64,935% = 35,065%.
2.
Từ (1) và (2) ta có: nHClpư = 2x + 3y = 0,8 mol
Các chất tan trong A gồm: CaCl2 0,1 mol và AlCl3: 0,2 mol.
Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.
Vậy:
Câu 2.
Trường hợp 1: X là flo và Y là clo.
Ta có phương trình hóa học:
NaCl + AgNO3 AgCl↓ + NaNO3
Theo PTHH có: nNaCl = nAgCl = 0,01 mol
⇒mNaCl = 0,01.58,5 = 0,585 < 5,965 (thỏa mãn).
Trường hợp 2: X khác F gọi X, Y tương ứng với một halogen là E
(điều kiện: 35,5 < ME < 127; MX < ME < MY).
Ta có PTHH:
NaE + AgNO3 AgE ↓ + NaNO3
Ta có nNaE = nAgE
Giải PT được ME < 0 (loại).
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Cho nguyên tử khối của: C = 12; O = 16; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; S = 32; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Fe = 56; Al = 27; Ag = 108.
Đề bài:
Phần I – Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.
B. Na2SO3 khan.
C. CaO.
D. dung dịch NaOH đặc.
Câu 2: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NH3.
B. Dung dịch NaCl.
C. Dung dịch H2SO4 loãng.
D. Dung dịch NaOH.
Câu 3. Để phân biệt hai bình đựng khí HCl và Cl2 riêng biệt, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein.
B. Giấy quỳ tím ẩm.
C. Giấy tẩm hồ tinh bột.
D. Giấy tẩm dung dịch NaOH.
Câu 4. Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2 ?
A. 3Cl2 + 6NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O
D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Câu 5. Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số):
a FeSO4 + b Cl2 → cFe2(SO4)3 + d FeCl3
Tỉ lệ a: c là
A. 4 : 1.
B. 3 : 2.
C. 2 : 1.
D. 3 : 1.
Câu 6. Phản ứng nào sau đây không điều chế được khí clo?
A. Dùng MnO2 oxi hóa HCl.
B. Dùng KMnO4 oxi hóa HCl.
C. Dùng K2SO4 oxi hóa HCl.
D. Dùng K2Cr2O7 oxi hóa HCl.
Câu 7. Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 8. Có các nhận xét sau về clo và hợp chất của clo:
(1) Nước Gia-ven có khả năng tẩy mầu và sát khuẩn.
(2) Cho giấy quì tím vào dung dịch nước clo thì quì tím chuyển mầu đỏ sau đó lại mất mầu.
(3) Trong phản ứng của HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử.
(4) Trong công nghiệp, Cl2 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl(màng ngăn, điện cực trơ).
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(1) Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
(2) Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
(3) Tính axit tăng dần từ trái sang phải trong dãy: HF, HCl, HBr, HI.
(4) Tính khử của ion I-mạnh hơn tính khử của ion Cl-.
(5) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 10. Nước Gia-ven được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Cho clo tác dụng với nước.
B. Cho clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng, ở điều kiện thường.
C. Cho clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.
D. Cho clo tác dụng với dung dịch KOH, ở 90oC
Câu 11. Khi nung nóng, iot rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là
A. sự thăng hoa.
B. sự bay hơi.
C. sự phân hủy.
D. sự ngưng tụ.
Câu 12. Chất khí có thể làm mất màu dung dịch nước brom là
A. SO2.
B. CO2.
C. O2.
D. HCl.
Câu 13. Phương pháp để điều chế khí F2 trong công nghiệp là
A. oxi hóa muối florua.
B. dùng halogen khác đẩy flo ra khỏi muối.
C. điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng.
D. không có phương pháp nào.
Câu 14. Cho m gam bột Fe tác dụng với khí Cl2 sau khi phản ứng kết thúc thu được m + 12,78 gam hỗn hợp X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong nước cho đến khi X tan tối đa thì thuđược dung dịch Y và 1,12 gam chất rắn. Giá trị của mlà.
A. 5,6 gam
B. 11,2 gam
C. 16,8 gam
D. 8,4 gam.
Câu 15. Cho 0,672 gam Fe và 0,02 mol Cl2 tham gia phản ứng hoàn toàn với nhau. Khối lượng muối thu được là
A. 2,17 gam.
B. 1,95 gam.
C. 4,34 gam.
D. 3,90 gam.
Câu 16: Trong y tế, đơn chất halogen nào được hòa tan trong etanol để dùng làm chất sát trùng vết thương?
A. Cl2.
B. F2.
C. I2.
D. Br2.
Câu 17: Cho 1,62 gam khí HX (X là halogen) vào nước thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 3,76 gam kết tủa. Khí HX là
A. HI.
B. HF.
C. HCl.
D. HBr.
Câu 18: Cho các phương trình hóa học sau:
(a) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
(b) F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
(c) HF + AgNO3 → AgF + HNO3
(d) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
Số phương trình hóa học viết đúnglà
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 19: Chất nào sau đây được dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuối, cống rãnh, hố rác…?
A. Clo.
B. Axit clohiđric.
C. Natri clorua.
D. Clorua vôi.
Câu 20: Cho 1,2 gam một kim loại X có hóa trị II vào một lượng HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,1 gam. Kim loại X là
A. Fe.
B. Mg.
C. Ba.
D. Ca.
Phần II – Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cho 1,395 gam hỗn hợp A gồm MgX2 và MgY2 (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kỳ kế tiếp, MX < MY) phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 3,315 gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.
Câu 2 (2 điểm): Hoà tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch HCl rất dư, sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 50 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của m là ?
Đáp án và hướng dẫn giải đề 6
1 - A |
2 - A |
3 - B |
4 -D |
5 - D |
6 - C |
7 - A |
8 - B |
9 - C |
10 - B |
11 - A |
12 - A |
13 - C |
14 - B |
15 - B |
16 - C |
17 - D |
18 - C |
19 - D |
20 - B |
Câu 1. Đáp án A
Nguyên tắc làm khô là chất làm khô và chất được làm khô không tác dụng với nhau
Như vậy thấy trong 4 đáp án chỉ có H2SO4 đặc vừa có tính hút nước, vừa không tác dụng với Cl2.
Câu 2. Đáp án A
Để khử độc Cl2, ta dùng dung dịch NH3 xịt vào không khí vì NH3 với lượng nhỏ không độc hại và:
2NH3 + 3Cl2 → N2+ 6HCl
HCl + NH3 → NH4Cl
Câu 3. Đáp án B
Giấy quỳ tím ẩm có thể phân biệt khí HCl và Cl2 vì HCl làm quỳ tím ẩm hóa đỏ, còn clo làm quỳ tím hóa đỏ sau đó mất màu giấy quỳ.
Cl2 + H2O ⇄ HCl+ HClO
HClO có tính tẩy màu nên làm mất màu giấy quỳ tím.
Câu 4. Đáp án D
Cl2 đẩy Br2 ra khỏi muối chứng tỏ clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom.
Câu 5. Đáp án D
Cân bằng phản ứng: 6FeSO4 + 3Cl2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
Tỉ lệ a : b = 6 : 2= 3 : 1
Câu 6. Đáp án C
Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng cách cho HCl tác dụng với các chất oxi mạnh: KMnO4; K2Cr2O7; MnO2 ...
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl+ 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl+ 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Câu 7. Đáp án A
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
Cả 2 phản ứng trên từ HCl tạo ra H2, số oxi hóa của nguyên tố hiđro giảm từ +1 xuống 0 ta nói HCl thể hiện tính oxi hóa
Câu 8. Đáp án B
(1) Đúng. Nước Gia-ven có khả năng tẩy mầu và sát khuẩn là do tính oxi hóa mạnh của NaClO
(2) Đúng. Clo tác dụng với nước tạo HCl và HClO. Dung dịch HCl làm quỳ tím hóa đỏ. HClO có tính oxi hóa mạnh và có tính tẩy màu nên lại mất mầu.
(3) Sai. Trong phản ứng HCl với MnO2tạo Cl2. Ta thấy số oxi hóa của Clo tăng từ -1 đến 0 nên HCl đóng vai trò là chất khử
(4) Đúng. Trong công nghiệp, Cl2 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl(màng ngăn, điện cực trơ).
Câu 9. Đáp án C
(1) Đúng. Bán kính nguyên tử tăng từ flo đến iot.
(2) Đúng. Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.
(3) Đúng. HF là axit yếu. Tính axit tăng dần từ trái sang phải trong dãy: HF, HCl, HBr, HI.
(4) Đúng. Tính khử của ion giảm từ I-đến F-.
(5) Sai. Flo chỉ có số oxi hóa: -1 trong mọi hợp chất.
Câu 10. Đáp án B
Cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường ta thu được nước Gia -ven theo PTHH sau:
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
Câu 11. Đáp án A
Ở điều kiện thường, iot là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím.Khi nung nóng, iot rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng thăng hoa của iot.
Câu 12. Đáp án A
SO2 là chất khí không màu, mùi hắc nên để nhận biết khí SO2 chúng ta cho qua dung dịch brom.
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Câu 13. Đáp án C
- Do flo có tính oxi hóa mạnh nhất nên phương pháp duy nhất để điều chế flo là dùng dòng điện để oxi hóa ion F-. Trong công nghiệp người ta điện phân hỗn hợp KF +2HF.
Câu 14. Đáp án B
Ta có sơ đồ:
Bảo toàn khối lượng có:
mCl2 = m+ 12,78 - m = 12,78 gam
mFeCl2 = m+ 12,78 - 1,12 = m+ 11,66 (gam)
Lại có: nCl2 = nFeCl2
Câu 15. Đáp án B
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
0,012 0,02(mol)
Theo PTHH Cl2 dư, số mol muối tính theo số mol Fe.
mmuối = 0,012. 162,5 = 1,95 gam.
Câu 16. Đáp án C
Trong y tế, I2 được hòa tan trong etanol để dùng làm chất sát trùng vết thương.
Câu 17. Đáp ánD
HX + AgNO3 → HNO3 + AgX↓
Giải phương trình được MX = 80. Vậy HX là HBr.
Câu 18. Đáp án C
Phương trình hóa học viết đúnglà:
(a) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
(d) HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
Câu 19. Đáp án D
Clorua vôi được dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuối, cống rãnh, hố rác….
Câu 20. Đáp án B
Giải phương trình được MX = 24.
Vậy kim loại X là Mg.
Phần II – Tự luận
Câu 1.
Trường hợp 1: X là F và Y là Cl. Tính được nAgCl ≈ 0,023 mol.
Phương trình hóa học:
MgCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Mg(NO3)2
0,0115 ← 0,023 (mol)
Trường hợp 2: X khác F gọi X, Y tương ứng với halogen là R
(điều kiện: 35,5 < MR < 127; MX < MR < MY).
Ta có phương trình hóa học:
MR = 57,75.
Vậy X là Cl; Y là Br (Thoả mãn)
Câu 2.
Do sau khi phản ứng xảy ra chỉ thu được dd X nên Cu phản ứng hết,
Ta có các PTHH sau:
Fe3O4
+ 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2
+ 4H2O
0,02 → 0,04 → 0,02 (mol)
Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2
+ CuCl2
x → 2x → 2x (mol)
Số mol FeCl2 phản ứng với dd KMnO4 = 0,02 + 2x
Áp dụng định luật bảo toàn e có:
⇒ 0,02 + 2x = 5. 0,05.0,1 ⇒ x = 0,0025 mol
⇒ m = 0,0025.64 = 0,16 gam
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)