Đề kiểm tra 15 phút GDCD 11 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
Đề kiểm tra 15 phút GDCD 11 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 15 phút GDCD 11 Học kì 1 có đáp án (3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân 11.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Giáo dục công dân 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Câu 1. Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là?
A. Lao động.
B. Sản xuất.
C. Sản xuất vật chất.
D. Sản xuất của cải vật chất.
Câu 2.Vai trò của sản xuất của cải vật chất là?
A. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
C. Sản xuất của cải vật chất là yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và mọi hoạt động xã hội.
D. Cả A và B.
Câu 3. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội, sáng tạo ra đời sống vật chất và tinh thần của xã hội nói đến vai trò nào của sản xuất của cải vật chất?
A. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
C. Sản xuất của cải vật chất là yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và mọi hoạt động xã hội.
D. Sản xuất của cải vật chất là tiền đề của mọi hoạt động xã hội.
Câu 4. Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất nói đến vai trò nào của sản xuất của cải vật chất?
A. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
C. Sản xuất của cải vật chất là yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và mọi hoạt động xã hội.
D. Sản xuất của cải vật chất là tiền đề của mọi hoạt động xã hội.
Câu 5. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Công cụ lao động.
Câu 6. Tư liệu sản xuất được tạo thành từ những yếu tố nào?
A. Đối tượng lao động và công cụ lao động.
B. Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
C. Đối tượng lao động và tư liệu sản xuất.
D. Công cụ lao động và đối tượng lao động.
Câu 7. Tư liệu lao động gồm có?
A. Công cụ lao động.
B. Hệ thống bình chứa.
C. Kết cấu hạ tầng.
D. Cả A,B,C.
Câu 8. Nhà xưởng, sân bay, bến cảng thuộc loại nào của tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa.
B. Đối tượng lao động. D. Tư liệu sản xuất.
Câu 9. Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào bắt nguồn từ tự nhiên?
A. Tư liệu lao động và đối tượng lao động.
B. Tư liệu sản xuất và đối tượng lao động.
C. Công cụ lao động và đối tượng lao động.
D. Công cụ lao động và tư liệu sản xuất.
Câu 10. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội nói đến khái niệm nào?
A. Phát triển kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Hiệu quả kinh tế.
D. Cơ cấu kinh tế.
Câu 11: Kiểu tổ chức kinh tế, trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất gắn chặt với thị trường nói đến nền kinh tế nào?
A. Kinh tế thị trường.
B. Kinh tế tự cung, tự cấp.
C. Kinh tế Nông nghiệp.
D. Kinh tế Công nghiệp.
Câu 12: Một ông nông dân có 50 quả trứng, ông bớt lại 20 quả trứng để ăn và mang 30 quả ra chợ bán để lấy tiền mua thịt. Trong số trứng đó, số trứng nào được gọi là hàng hóa?
A. 50 quả trứng.
B. 20 quả trứng.
C. 30 quả trứng.
D. Không có số trứng nào là hàng hóa.
Câu 13: Hàng hóa tồn tại trong nền kinh tế nào?
A. Nền kinh tế hàng hóa.
B. Nền kinh tế nông nghiệp.
C. Nền kinh tế tự cung, tự cấp.
D. Nền kinh tế nào cũng tồn tại.
Câu 14: Giá trị sử dụng của chiếc điện thoại là?
A. Dùng để liên lạc: nghe, gọi.
B. Dùng để xem phim, nghe nhạc.
C. Dùng để tìm kiếm thông tin, đọc báo trên mạng.
D. Cả A,B,C.
Câu15: Thuộc tính của hàng hóa là?
A. Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
B. Giá trị sử dụng và giá trị.
C. Giá trị trao đổi và giá trị.
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết và thời gian lao động cá biệt.
Câu 16: Giá trị xã hội của hàng hóa được tạo thành từ ?
A. Chi phí sản xuất và lợi nhuận.
B. Giá trị tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động.
C. Giá trị tư liệu sản xuất và giá trị tăng thêm.
D. Giá trị sức lao động và giá trị tăng thêm.
Câu 17: lượng giá trị hàng hóa được tính bằng?
A. Thời gian lao động cá biệt.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao động.
D. Sức lao động.
Câu 18: Để có lãi, người sản xuất cần phải tuân theo nguyên tắc nào?
A. Thời gian lao động cá biệt phải nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động cá biệt phải lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao động cá biệt phải bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động cá biệt phải nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 19: 10 quả trứng gà = 0,5kg thịt lợn thuộc hình thái giá trị nào?
A. Hình thái giá trị đầy đủ.
B. Hình thái giá trị giản đơn.
C. Hình thái tiền tệ.
D. Hình thái giá trị chung.
Câu 20: Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ nào?
A. Quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất.
B. Quan hệ sản xuất giữa người mua và người bán.
C. Quan hệ sản xuất giữa những người mua.
D. Cả A,B,C.
Đáp án
1- D | 2-D | 3-B | 4-A | 5- B | 6-B |
7- D | 8-C | 9- A | 10-A | 11-A | 12- C |
13-A | 14-D | 15- B | 16-A | 17-B | 18-A |
19-B | 20-A |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Giáo dục công dân 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Câu 1: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa vào yếu tố nào?
A. Thời gian.
B. Thời gian lao động.
C. Thời gian lao động cá biệt.
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 2: Quy luật giá trị được biểu hiện trong?
A. Sản xuất.
B. Lưu thông.
C. Lao động.
D. Cả A và B.
Câu 3: Trong sản xuất và lưu thông nếu vi phạm quy luật giá trị sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
A. Thua lỗ.
B. Có lãi.
C. Hòa vốn.
D. Cả A,B,C.
Câu 4: Trong lưu thông cần phải dựa trên yếu tố nào?
A. Thời gian.
B. Thời gian lao động.
C. Thời gian lao động cá biệt.
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 5: Giá cả hàng hóa vận động xoay quanh yếu tố nào?
A. Thời gian.
B. Thời gian lao động.
C. Thời gian lao động cá biệt.
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 6: Tác động của quy luật giá trị là?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
C. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D. Cả A,B,C.
Câu 7: Việc điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác thuộc tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
C. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D. Cả A,B,C.
Câu 8: Hiện nay dịch lợn đang bùng phát, người dân đổ xô đi ăn các loại thức ăn như cá, tôm, cua, trứng, tẩy chay thịt lợn. Việc làm đó chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Điều tiết lưu thông.
C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
Câu 9: Năng suất lao động tăng lên tác động đến yếu tố nào?
A. Số lượng hàng hóa sản xuất ra.
B. Giá trị hàng hóa.
C. Lợi nhuận.
D. Cả A,B,C.
Câu 10: Vận dụng của công dân trong việc vận dụng quy luật giá trị là?
A. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mặt hàng và ngành phù hợp với nhu cầu khách hàng.
B. Thực hiện chế độ một giá.
C. Áp dụng các chính sách kinh tế, chính sách xã hội.
D. Cả A,B,C.
Câu 11: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa nói đến nội dung nào của cạnh tranh?
A.Tính chất của cạnh tranh.
B. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh.
C. Mục đích của cạnh tranh.
D. Cả A,B,C.
Câu 12: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là?
A.Giành nhiều nguồn hàng.
B. Giành nhiều điều kiện thuận lợi về mình.
C. Giành nhiều nguồn vốn.
D. Giành nhiều lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
Câu 13: Mục đích của cạnh tranh được thể hiện?
A.Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.
B. Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và đơn đặt hàng.
C. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
D. Cả A,B,C.
Câu 14: Cạnh tranh có mấy loại?
A.3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 15: Trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán nhưng có ít người mua hàng hóa thuộc loại cạnh tranh nào?
A.Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Câu 16: Trên thị trường hành hóa đem ra bán ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều thuộc loại cạnh tranh nào?
A.Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Câu 17: Sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành hàng thuộc loại cạnh tranh nào?
A.Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Câu 18: Sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau thuộc loại cạnh tranh nào?
A.Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Câu 19: Trong nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh giữ vai trò?
A.Động lực kinh tế.
B. Nền tảng kinh tế.
C. Tiền đề kinh tế.
D. Cơ sở kinh tế.
Câu 20: Mặt hạn chế của cạnh tranh được Nhà nước điều tiết thông qua?
A.Giáo dục.
B.Pháp luật.
C.Các chính sách kinh tế-xã hội.
D. Cả A,B,C.
Đáp án
1-D | 2-D | 3-A | 4-D | 5-D | 6-D |
7- D | 8-B | 9-D | 10-D | 11-A | 12-D |
13- D | 14-C | 15-A | 16-B | 17-C | 18-D |
19- A | 20-D |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Giáo dục công dân 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Câu 1: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là?
A.Cầu.
B. Cung.
C. Giá trị.
D.Hàng hóa.
Câu 2: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là?
A.Cầu.
B. Cung.
C. Giá trị.
D.Hàng hóa.
Câu 3: Khái niệm Cầu được hiểu là?
A.Nhu cầu.
B.Yêu cầu.
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
D. Yêu cầu có khả năng thanh toán.
Câu 4: Giá cả của hàng hóa chịu tác động của?
A. Cạnh tranh.
B. Cung – Cầu.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Cả A và B.
Câu 5: Quan hệ Cung – Cầu nhằm xác định các yếu tố nào?
A. Giá cả hàng hóa.
B. Số lượng hàng hóa.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Cả A và B.
Câu 6: Biểu hiện của nội dung quan hệ Cung – Cầu là?
A. Cung – Cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung – Cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến Cung – Cầu?
D. Cả A,B,C.
Câu 7: Đối tượng nào có thể vận dụng quan hệ Cung – Cầu?
A. Nhà nước.
B. Người sản xuất và kinh doanh.
C. Người tiêu dùng.
D. Cả A,B,C.
Câu 8: Vào dịp cuối năm các cửa hàng quần áo thường chạy quảng cáo sale với các mức từ 50-70%. Việc làm đó thể hiện?
A. Người sản xuất thu hồi vốn.
B. Người sản xuất kích cầu.
C. Người sản xuất đánh bóng thương hiệu.
D. Cả A,B,C.
Câu 9: Trong sản xuất, giá cả thị trường có mối quan hệ như thế nào với giá trị hàng hóa?
A. Cao hơn.
B. Thấp hơn.
C. Bằng nhau.
D. Cả A,B,C.
Câu 10: Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi em chọn trường hợp nào ?
A. Cung = Cầu.
B. Cung < Cầu.
C. Cung > Cầu.
D. Cả A,B,C.
Câu 11: Quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí nói đến khái niệm?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
D. Chuyển giao công nghệ.
Câu 12: Quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác nói đến khái niệm?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
D. Chuyển giao công nghệ.
Câu 13: Công nghiệp hóa ra đời khi nào?
A. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất.
B. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai.
C. Cuộc cách mạng lần thứ ba.
D. Cuộc cách mạng lần thứ tư.
Câu 14: Hiện đại hóa ra đời khi nào?
A. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất.
B. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai.
C. Cuộc cách mạng lần thứ ba.
D. Cuộc cách mạng lần thứ tư.
Câu 15: Muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển phải tiến hành?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa gắn liền với Hiện đại hóa.
D. Chuyển giao công nghệ.
Câu 16: Tác dụng của Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là?
A. To lớn.
B. Toàn diện.
C. Lớn lao.
D. Cả A và B.
Câu 17: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta có mấy nội dung cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 18: Tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kỳ ở nước ta là?
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức.
B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế.
C. Phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế.
D. Hội nhập kinh tế và chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Câu 19: Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thuộc phần?
A. Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH-HĐH.
B. Nội dung cơ bản của CNH-HĐH.
C. Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH.
D. Khái niệm CNH-HĐH.
Câu 20: Đi đôi với chuyển dịch kinh tế phải chuyển dịch yếu tố nào?
A. Cơ cấu lao động.
B. Cơ cấu ngành.
C. Cơ cấu thành phần kinh tế.
D. Cơ cấu vùng kinh tế.
Đáp án
1-A | 2-B | 3-C | 4-D | 5-D | 6-D |
7-D | 8-D | 9-D | 10-B | 11-A | 12-B |
13-A | 14-B | 15-B | 16-D | 17-B | 18-A |
19-A | 20-A |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Giáo dục công dân 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Câu 1: Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất được gọi là?
A. Thành phần kinh tế.
B. Cơ cấu kinh tế.
C. Chuyển dịch kinh tế.
D. Quan hệ sản xuất.n
Câu 2: Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất như thế nào?
A. Lực lượng sản xuất thấp kém.
B. Lực lượng sản xuất phát triển.
C. Lực lượng sản xuất được đầu tư.
D. Lực lượng sản xuất có quy mô cao.
Câu 3: Để xác định các thành phần kinh tế cần căn cứ vào yếu tố nào?
A. Công cụ lao động.
B. Đối tượng lao động.
C. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
D. Hình thức phân phối sản phẩm sản xuất ra.
Câu 4: Ngày nay nước ta có mấy thành phần kinh tế?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5: Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 6: Kinh tế tập thể có nòng cốt là?
A. Hợp tác xã.
B. Cá thể.
C. Tiểu chủ.
D. Tư bản tư nhân.
Câu 7: Kinh tế tư nhân bao gồm?
A. Kinh tế cá thể.
B. Kinh tế tiểu chủ.
C. Kinh tế tư bản tư nhân.
D. Cả A,B,C.
Câu 8: Thành phần kinh tế có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí là?
A. Kinh tế tư bản nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 9: Bảo hiểm xã hội thuộc thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 10: Kinh tế có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động tay nghề là?
A. Kinh tế cá thể, tiểu chủ.
B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Kinh tế tư bản tư nhân.
D. Kinh tế nhà nước.
Câu 11. Phát triển kinh tế được tạo thành từ yếu tố nào?
A. Tăng trưởng kinh tế.
B. Cơ cấu kinh tế.
C. Công bằng xã hội.
D. Cả A,B,C.
Câu 12. Cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của nền kinh tế nói đến cơ cấu kinh tế?
A. Cơ cấu kinh tế hợp lí.
B. Cơ cấu kinh tế hiện đại
.C. Cơ cấu kinh tế hiệu quả.
D. Cơ cấu kinh tế tiến bộ.
Câu 13: Giá trị của vàng được tạo nên từ ?
A. Thời gian lao động.
B. Thời gian lao động cá biệt.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Cả A,B,C.
Câu 14: Công thức H-T-H thuộc chức năng nào của tiền tệ?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Tiền tệ thế giới.
Câu15: Việc điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác thuộc tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
C. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D. Cả A,B,C.
Câu 16: Hiện nay dịch lợn đang bùng phát, người dân đổ xô đi ăn các loại thức ăn như cá, tôm, cua, trứng, tẩy chay thịt lợn. Việc làm đó chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Điều tiết lưu thông.
C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
Câu 17: Sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành hàng thuộc loại cạnh tranh nào?
A.Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Câu 18: Sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau thuộc loại cạnh tranh nào?
A.Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Câu 19: Trong nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh giữ vai trò?
A.Động lực kinh tế.
B. Nền tảng kinh tế.
C. Tiền đề kinh tế.
D. Cơ sở kinh tế.
Câu 20: Mặt hạn chế của cạnh tranh được Nhà nước điều tiết thông qua?
A.Giáo dục.
B.Pháp luật.
C.Các chính sách kinh tế-xã hội.
D. Cả A,B,C.
Đáp án
1-A | 2-A | 3-C | 4-D | 5-A | 6-A |
7-D | 8-A | 9-A | 10-A | 11-D | 12-A |
13-C | 14-B | 15-D | 16-B | 17-C | 18-D |
19-A | 20-D |
Xem thêm các đề thi GDCD 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề thi GDCD 11 Giữa học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Học kì 1 GDCD 11 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút GDCD 11 Học kì 2 có đáp án (3 đề)
- Đề thi GDCD 11 Giữa học kì 2 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Học kì 2 GDCD 11 có đáp án (3 đề)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)