Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Người con của Tây Nguyên, Vàm Cỏ Đông, Cửa Tùng trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Sau khi nghe Núp kể lại chuyện đánh giặc của làng Kông Hoa, Đại hội đã làm gì ?

A. Cán bộ nói: Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!

B. Nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu.

C. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Câu nào sau đây không dùng từ ở miền Nam ?

A. Thóc lúa thì ít, rơm rạ thì nhiều.

B. Anh hai quê ở đâu ta ?

C. Bả biểu cô về trước, bả còn đi chợ.

Câu 3: Nước biển Cửa Tùng được miêu tả vào những thời gian nào ?

A. Bình minh, trưa, khi màn đêm xuống.

B. Bình minh, chiều tà, ban đêm.

C. Bình minh, buổi trưa, chiều tà.

Câu 4: Câu chuyện "Người con của Tây Nguyên" nói về nội dung gì ?

A. Chuyện anh Núp đi dự Đại hội.

B. Ca ngợi sự anh hùng của ạnh Núp và làng Kông Hoa trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

C. Ca ngợi sự anh hùng của anh Núp.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã và chép lại từ hoàn chỉnh:

Gia giò, hoi đáp, số la ma, moi chân, hòn soi

Bài 2:

Điền r hay d hay gi thích hợp vào chỗ trống:

…ót nước, hạt …ẻ, con …un, con …ế, …an hàng

Bài 3:

Điền dấu chấm hỏi hay chấm than thích hợp vào chỗ trống:

a) Chiếc bút này trông thật đẹp làm sao…

b) Cậu đã ăn tối chưa…

c) Bạn thích ăn kem hay sữa chua…

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

A

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã và chép lại từ hoàn chỉnh:

Giã giò, hỏi đáp, số la mã, mỏi chân, hòn sỏi

Bài 2:

Điền r hay d hay gi thích hợp vào chỗ trống:

rót nước, hạt dẻ, con giun, con dế, gian hàng

Bài 3:

Điền dấu chấm hỏi hay chấm than thích hợp vào chỗ trống:

a) Chiếc bút này trông thật đẹp làm sao?

b) Cậu đã ăn tối chưa?

c) Bạn thích ăn kem hay sữa chua?

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: "Người con của Tây Nguyên"" Cửa Tùng", " Vàm Cỏ Đông" trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Thuyền của tác giả trong bài:" Cửa Tùng", nơi dòng Bến Hải gặp biển gọi là gì ?

A. Cầu Hiền Lương.

B. Cửa Tùng.

C. Bãi biển đẹp

Câu 2: Đọc truyện "Người con của Tây Nguyên", giấy trên tỉnh gọi anh Núp đi đâu ?

A. Đi đánh giặc Pháp trên tỉnh.

B. Đi lên tỉnh kể lại chuyện đánh giặc của làng Kông Hoa.

C. Đi dự Đại hội thi đua trên tỉnh.

Câu 3: Từ nào dưới đây được dùng ở miền Nam ?

A. Bố mẹ

B. Ba má

C. Ông bà

Câu 4: Trong bài thơ: "Vàm Cỏ Đông", tác giả đã ví con sông với gì?

A. mẹ hiền

B. dòng sữa mẹ

C. trời đất

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại câu dưới đây, sau khi điền r, gi hoặc d vào chỗ trống:

Sóng biển …ữ…ội xô vào bãi cát, …ó biển ào ào xé nát….ặng phi lao

Bài 2. Chép lại các câu dưới đây, sau khi điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chỗ trống:

Quê hương ….người chỉ một

Như là…một mẹ thôi

Bài 3. Điền dấu câu (chấm hỏi hoặc chấm than) thích hợp vào chỗ chấm:

Hùng cầm cục than đen vẽ lên bức tường trắng một con ngựa đang phi. Thấy bác Thành đi qua, Hùng gọi :

- Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không …

Hùng vội hỏi :

- Cái nào không đẹp hở bác …

Bác Thành nghiêm nét mặt :

- Cái không đẹp là bức tường mới của trường bị xấu đi rồi đấy, cháu ạ …

Hùng ngượng nghịu cúi đầu im lặng .

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

B

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại câu dưới đây, sau khi điền r, gi hoặc d vào chỗ trống:

Sóng biển dữ dội xô vào bãi cát, gió biển ào ào xé nát rặng phi lao.

Bài 2. Chép lại các câu dưới đây, sau khi điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chỗ trống:

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi.

Bài 3. Điền dấu câu (chấm hỏi hoặc chấm than) thích hợp vào chỗ chấm:

Hùng cầm cục than đen vẽ lên bức tường trắng một con ngựa đang phi. Thấy bác Thành đi qua, Hùng gọi:

- Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không ?

Hùng vội hỏi :

- Cái nào không đẹp hở bác ?

Bác Thành nghiêm nét mặt :

- Cái không đẹp là bức tường mới của trường bị xấu đi rồi đấy, cháu ạ !

Hùng ngượng nghịu cúi đầu im lặng .

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Viếng lăng Bác

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng


Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.


Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Viễn Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Ở khổ thơ 1, hàng tre bên lăng Bác được tả bằng những từ ngữ nào ?

A. Trong sương, xanh xanh, thẳng hàng

B. Bát ngát, xanh xanh, đứng thẳng hàng

C. Xanh xanh, bát ngát, bão táp mưa sa

Câu 2. Ở khổ thơ 2, những từ ngữ nào nhắc đến hình ảnh Bác Hồ kính yêu ?

A. Mặt trời đi qua trên lăng ; mặt trời trong lăng rất đỏ

B. Mặt trời đi qua trên lăng ; bảy mươi chín mùa xuân

C. Mặt trời trong lăng rất đỏ; bảy mươi chín mùa xuân

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý hai câu thơ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên / Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” ?

A. Bác Hồ đang ngủ ngon dưới vầng trăng sáng trong, dịu hiền.

B. Bác Hồ nằm đó như đang ngủ ngon giấc dưới ánh trăng đẹp.

C. Bác Hồ nằm đó như đang ngủ yên giữa vầng trăng sáng đẹp.

Câu 4. Khổ thơ cuối ( “Mai về miền Nam… chốn này” ) nói lên điều gì ?

A. Tác giả ước nguyện làm cây tre quanh lăng để được gần Bác.

B. Cảnh bên ngoài lăng Bác vào buổi sớm.

C. Niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ, của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền iu hoặc uyu vào chỗ trống :

đường đi khúc kh.....

gầy khẳng kh.....

kh..... tay

Bài 2:

Xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại cho đúng :

Bố/ba , mẹ /má , anh cả /anh hai , quả / trái , hoa /bông

Dứa / thơm / khóm, sắn / mì , ngan / vịt xiêm

Từ dùng ở miền Bắc

Từ dùng ở miền Nam



Bài 3: Qua báo chí hoặc đài phát thanh, truyền hình.. em được biết tấm gương vượt khó để vươn lên học giỏi của một bạn cùng lứa tuổi. Hãy viết một bức thư cho bạn đó để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền iu hoặc uyu vào chỗ trống :

Trả lời:

đường đi khúc khuỷu

gầy khẳng khiu

khuỷu tay

Bài 2:

Xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại cho đúng :

Bố/ba , mẹ /má , anh cả /anh hai , quả / trái , hoa /bông

Dứa / thơm / khóm, sắn / mì , ngan / vịt xiêm

Từ dùng ở miền Bắc

Từ dùng ở miền Nam

Bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan

Ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm

Bài 3: Qua báo chí hoặc đài phát thanh, truyền hình.. em được biết tấm gương vượt khó để vươn lên học giỏi của một bạn cùng lứa tuổi. Hãy viết một bức thư cho bạn đó để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.

Bài mẫu:

Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2012

Bạn Ngọc thân mến!

Chắc bạn ngạc nhiên lắm khi nhận được thư mình vì bạn không hề biết mình. Nhưng mình lại biết bạn đấy,

Mình là Hoàng Lê Minh, học sinh lớp 3G, trường Tiểu học Thành Công, thành phố Hà Nội. Mình được biết về bạn qua báo Thiếu niên Tiền phong với tấm gương tiêu biểu vể học sinh nghèo vượt khó. Mình rất khâm phục nên muốn viết thư làm quen với bạn. Mình mong muốn chúng mình sẽ trở thành những người bạn tốt và cùng nhau phấn đấu để học tập đạt kết quả cao hơn. Mình cũng rất muốn có một ngày nào đó, hai đứa mình gặp nhau trên quê hương bạn, cùng ngắm cảnh đẹp của thành phố Sa Pa huyền ảo trong sương. Bạn đồng ý nhé!

Rất mong thư hồi âm của bạn. Hãy gửi thư cho mình theo địa chỉ trên nhé!

Chúc bạn sức khoẻ và thành công.

Bạn mới quen 

Hoàng Lê Minh

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Người con của Tây Nguyên, Vàm Cỏ Đông, Cửa Tùng trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Con sông Bến Hải là dòng sông như thế nào ?

A. Giúp mọi người trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

B. In đậm dấu ấn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

C. Mang những kỉ niệm đẹp của tác giả.

Câu 2: Trước lời gọi đi họp Đại hội trên tỉnh, anh Núp có suy nghĩ gì ?

A. Vui mừng, hào hứng.

B. Muốn để Bok Pa đi vì mình không kể được nhiều việc.

C. Chần chừ không muốn đi. 

Câu 3: Chi tiết nào cho thấy anh Núp là một người anh hùng đánh giặc giỏi ?

A. Anh kể chuyện cho lũ làng nghe.

B. Đại hội công kênh anh đi khắp nhà.

C. Giữa lúc Pháp càn quét lớn, anh đã chỉ huy dân làng đánh giặc. 

Câu 4: Con hãy tìm từ cùng nghĩa với từ in đậm trong câu sau : "Minh và An đang coi phim hoạt hình."

A. biểu diễn

B. chờ đợi

C. xem

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền từ thế hoặc nó, gì, tôi, à vào chỗ trống bên cạnh từ cùng nghĩa với chúng 

Gan chi (....) gan rứa ( ....) , mẹ nờ (.... ) ?

Mẹ rằng: Cứu nước , mình chờ chi ( .... ) ai ?

Chẳng bằng con gái , con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn ( ....) bắn sớm trưa

Thì tui ( .... ) cứ việc nắng mưa đưa đò.

Bài 2:

Điền dấu câu thích hợp vào [ ]

   Đêm trắng , biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên bông tàu ca hát , thổi sáo . Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên “Cá heo[ ]“Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : A[ ]Cá heo nhảy múa đẹp quá[ ]“ Thế là cá thích , nhảy vút lên thật cao .Có chú quá đà , vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét . Có lẽ va vào sắt bị đau , chú nằm im , mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đên nâng con cá lên hai tay , nói nựng :

   - Có đau không , chú mình[ ] Lần sau khi nhảy múa, phải chú ý nhé [ ]

   Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay ngang lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng .

Bài 3:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã và chép lại câu hoàn chỉnh:

a) Mẹ luôn dặn em phải đi đứng cẩn thận để không bị nga.

b) Em rất thích trèo lên cây hái ôi.

c) Con đường này rất lạ lâm đối với Minh.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

B

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền từ thế hoặc nó, gì, tôi, à vào chỗ trống bên cạnh từ cùng nghĩa với chúng 

Gan chi ( gì) gan rứa ( thế) , mẹ nờ ( à ) ?

Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi ( gì ) ai ?

Chẳng bằng con gái , con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn ( nó ) bắn sớm trưa

Thì tui ( tôi ) cứ việc nắng mưa đưa đò.

Bài 2:

Điền dấu câu thích hợp vào [ ]

 Đêm trắng , biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên bông tàu ca hát , thổi sáo . Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên “Cá heo[! ]“Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : A[! ]Cá heo nhảy múa đẹp quá[! ]“ Thế là cá thích , nhảy vút lên thật cao .Có chú quá đà , vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét . Có lẽ va vào sắt bị đau , chú nằm im , mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đên nâng con cá lên hai tay , nói nựng :

   - Có đau không , chú mình[? ]Lần sau khi nhảy múa, phải chú ý nhé [ !]

   Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay ngang lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng .

Bài 3:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã và chép lại câu hoàn chỉnh:

a) Mẹ luôn dặn em phải đi đứng cẩn thận để không bị ngã.

b) Em rất thích trèo lên cây hái ổi.

c) Con đường này rất lạ lẫm đối với Minh.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Người con của Tây Nguyên, Vàm Cỏ Đông, Cửa Tùng trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Sau khi nghe Núp kể lại chuyện đánh giặc của làng Kông Hoa, Đại hội đã làm gì ?

A. Cán bộ nói: Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!

B. Nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu.

C. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Câu nào sau đây không dùng từ ở miền Nam ?

A. Thóc lúa thì ít, rơm rạ thì nhiều.

B. Anh hai quê ở đâu ta ?

C. Bả biểu cô về trước, bả còn đi chợ.

Câu 3: Nước biển Cửa Tùng được miêu tả vào những thời gian nào ?

A. Bình minh, trưa, khi màn đêm xuống.

B. Bình minh, chiều tà, ban đêm.

C. Bình minh, buổi trưa, chiều tà.

Câu 4: Câu chuyện "Người con của Tây Nguyên" nói về nội dung gì ?

A. Chuyện anh Núp đi dự Đại hội.

B. Ca ngợi sự anh hùng của ạnh Núp và làng Kông Hoa trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

C. Ca ngợi sự anh hùng của anh Núp.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã và chép lại câu hoàn chỉnh:

a) Bà em đang gia giò.

b) Sau khi đi học về, em sẽ lấy chôi quét nhà giúp mẹ.

c) Bé Linh đang nghi về kì nghỉ hè vừa qua.

Bài 2:

Điền r hay d hay gi thích hợp vào chỗ trống:

…ót nước, hạt …ẻ, con …un, con …ế, …an hàng

Bài 3:

Điền dấu chấm hỏi hay chấm than thích hợp vào chỗ trống:

a) Chiếc bút này trông thật đẹp làm sao…

b) Cậu đã ăn tối chưa…

c) Bạn thích ăn kem hay sữa chua…

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

A

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã và chép lại câu hoàn chỉnh:

a) Bà em đang gia giò.

b) Sau khi đi học về, em sẽ lấy chôi quét nhà giúp mẹ.

c) Bé Linh đang nghi về kì nghỉ hè vừa qua.

Bài 2:

Điền r hay d hay gi thích hợp vào chỗ trống:

rót nước, hạt dẻ, con giun, con dế, gian hàng

Bài 3:

Điền dấu chấm hỏi hay chấm than thích hợp vào chỗ trống:

a) Chiếc bút này trông thật đẹp làm sao?

b) Cậu đã ăn tối chưa?

c) Bạn thích ăn kem hay sữa chua?

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên