Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Mồ Côi xử kiệnAnh Đom Đóm, Âm thanh thành phố trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm 

B. Dân tộc Kinh

C. Dân tộc Nùng

Câu 2: Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào ?

A. Buổi sáng

B. Buổi chiều

C. Ban đêm

Câu 3: Đâu là từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu sau: " Bé Lâm rất ngoan ngoãn và chăm chỉ  học tập"

A. Bé Lâm

B. chăm chỉ

C. ngoan ngoãn, chăm chỉ 

Câu 4: Vì sao Mồ Côi lại được giao cho việc xử kiện ?

A. Vì Mồ Côi tài giỏi.

B. Vì Mồ Côi được nhân dân tin cậy.

C. Vì vùng đó không có người làm quan.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền r hoặc d, gi vào chỗ trống:

…ân số, …ổ rau, …ã gạo, …án cá, …a đình

Bài 2. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ui hoặc uôi vào chỗ trống:

t… thân, cái m…, ch… rúc, vật n…

Bài 3. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ăt hoặc ăc vào chỗ trống:

- ng……..hoa/………………

- đọc ng………..ngứ/…………..

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền r hoặc d, gi vào chỗ trống:

dân số, rổ rau, giã gạo, rán cá, gia đình

Bài 2. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ui hoặc uôi vào chỗ trống:

tủi thân, cái muôi, chui rúc, vật nuôi

Bài 3. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ăt hoặc ăc vào chỗ trống:

- ngắt hoa

- đọc ngắc ngứ

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.


THĂM VƯỜN BÁCH THÚ

Bữa trước về chơi Thủ đô

Chăn Dào vào vườn bách thú

Gặp chú voi vẫy tay chào

Y như gặp người bạn cũ.


Gặp chú báo đen giận dữ

Bên trong cũi sắt một mình

Có bầy khỉ vàng láu lỉnh

Chìa tay xin kẹo học sinh.


Ở đây có chú hươu non

Tung tăng những bàn chân nhỏ

Người ta cho mẩu bánh mì

Chú nhai như là nhai cỏ.


Đúng rồi những chú voi kìa

Chăn Dào gặp hôm hái nấm

Đúng rồi con đại bàng này

Trên đỉnh ngàn kia sải cánh.


Ở đây có chim, có rắn

Trăn hoa, báo gấm, lợn lòi

Lạ thật bao nhiêu là thú

Như là trên núi mình thôi !

(Nguyễn Châu)

Câu 1. Bốn khổ thơ đầu ( “Bữa trước…sải cánh” ) tả những con vật nào quen thuộc với Chăn Dào ?

A. Voi, báo đen, khỉ vàng, đại bàng, báo gấm

B. Voi, báo đen, báo gấm, hươu non, trăn hoa

C. Voi, báo đen, khỉ vàng, hươu non, đại bàng

Câu 2. Con vật nào vừa gặp Chăn Dào đã có thái độ thân thiện như gặp người bạn cũ ?

A. Chú voi

B. Chú khỉ

C. Chú hươu

Câu 3. Ở khổ thơ 2 và 3, những từ ngữ nào gợi tả bầy khỉ vàng và chú hươu non giống như trẻ em ?

A. Chìa tay xin kẹo ; tung tăng, nhai như là nhai cỏ.

B. Chìa tay xin kẹo ; tung tăng những bàn chân nhỏ.

C. Láu lỉnh, chìa tay xin kẹo ; tung tăng những bàn chân nhỏ, nhai như là nhai cỏ.

Câu 4. Bài thơ cho thấy những điều gì đáng quý ở bạn Chăn Dào ?

A. Luôn gần gũi với các loài vật và yêu quý môi trường.

B. Chỉ yêu những loài vật trên núi, không thích loài vật ở vườn bách thú.

C. Rất yêu thương các loài vật ở vườn bách thú vì chúng khác hẳn các loài sống ở trên núi.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lại lời giải đố

 - (dì/gì, rẻo/dẻo, ra/da, duyên/ruyên)

Cây .... gai mọc đầy mình

Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên

Vừa thanh, vừa .... lại bền

Làm bàn ghế, đẹp ..... bao ngưòi ?

    (Là cây ...)

Bài 2:

Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lại lời giải đố

 - (gì/rì, díu dan/ ríu ran)

Cây .... hoa đỏ như son

Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền

Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên

.... đến đậu đầy trên các cành ?

  (Là cây...)

Bài 3:

Điền vào chỗ trống ăt hoặc ăc :

- Tháng chạp thì m... trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà

Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư b..... mạ, thuận hoà mọi nơi

Tháng năm g.... hỏi vừa rồi

Bước sang tháng sáu, nước trôi đáy đồng

- Đèo cao thì m.... đèo cao

Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo.

Đường lên, hoa lá vây theo

Ng.... hoa cài mù tai bèo, ta đi.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

A

C

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lại lời giải đố

 - (dì/gì, rẻo/dẻo, ra/da, duyên/ruyên)

Cây gai mọc đầy mình

Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên

   Vừa thanh, vừa dẻo lại bền

Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người ?

         ( Là cây mây )

Bài 2:

Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lại lời giải đố

 - (gì/rì, díu dan/ ríu ran)

Cây hoa đỏ như son

Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền

   Tháng ba , đàn sáo huyên thuyên

Ríu ran đến đậu đầy trên các cành ?

         ( Là cây gạo )

Bài 3:

Điền vào chỗ trống ăt hoặc ăc :

- Tháng chạp thì mắc trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu , tháng hai trồng cà

Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư bắc mạ , thuận hòa mọi nơi

Tháng năm gặt hái vừa rồi

Bước sang tháng sáu , nước trôi đầy đồng

- Đèo cao thì mặc đèo cao

Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo.

Đường lên , hoa lá vẫy theo

Ngắt hoa cài mũ tai bèo, ta đi.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Mồ Côi xử kiệnAnh Đom Đóm, Âm thanh thành phố trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Bác nông dân dùng lí lẽ gì để đáp lại lời buộc tội của người chủ quán ?

A. Người nông dân nói rằng mình không có tiền để trả.

B. Bác nói chỉ ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm mà không mua gì cả.

C. Bác hoảng hốt không nói được gì trước lời buộc tội của chủ quán. 

Câu 2: Anh Đom Đóm thấy thím Vạc đang làm gì ?

A. Mò tôm

B. Rỉa lông

C. Bay về tổ

Câu 3: Mồ Côi bảo bác nông dân xóc đồng bạc đủ mười lần để làm gì ?

A.  Để Mồ Côi được nghe thấy tiếng xóc tiền.

B. Để nhân số tiền hai đồng thành hai mươi đồng.

C. Để cả hai bên được đền bù giống nhau, thay vào đó bác nông dân không bị mất tiền.

Câu 4: Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện:" Mồ Côi xử kiện " là gì ?

A. Ca ngợi sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.

B. Phê phán tên chủ quán tham lam, gian xảo.

C. Ca ngợi bác nông dân hiền lành, thật thà.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

a, Để miêu tả một bác nông dân.

b , Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

c, Để miêu tả một buổi sớm mùa đông.

Bài 2:

Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a, Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.

b, Nắng cuối thu vàng óng dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c, Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

Bài 3:

Điền từ vào chỗ trống thích hợp theo mẫu câu: Ai/Con gì/ Cái gì thế nào?

a) Mẹ của em….

b) Chị gái của em …

c) Con mèo nhà em …

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

C

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

a, Để miêu tả một bác nông dân.

Bác nông dân chăm chỉ làm việc.

b , Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

Nhành hoa này sắp tàn rồi.

c, Để miêu tả một buổi sớm mùa đông.

Buổi sớm hôm nay trời se lạnh.

Bài 2:

Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a, Ếch con ngoan ngoãn , chăm chỉ và thông minh.

b, Nắng cuối thu vàng óng , dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c, Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.

Bài 3:

Điền từ vào chỗ trống thích hợp theo mẫu câu: Ai/Con gì/ Cái gì thế nào?

a) Mẹ của em luôn chăm lo cho em từng bữa ăn giác ngủ.

b) Chị gái của em luôn luôn nhường nhịn em.

c) Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp. 

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Mồ Côi xử kiệnAnh Đom Đóm, Âm thanh thành phố trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm 

B. Dân tộc Kinh

C. Dân tộc Nùng

Câu 2: Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào ?

A. Buổi sáng

B. Buổi chiều

C. Ban đêm

Câu 3: Đâu là từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu sau: " Bé Lâm rất ngoan ngoãn và chăm chỉ  học tập"

A. Bé Lâm

B. chăm chỉ

C. ngoan ngoãn, chăm chỉ 

Câu 4: Vì sao Mồ Côi lại được giao cho việc xử kiện ?

A. Vì Mồ Côi tài giỏi.

B. Vì Mồ Côi được nhân dân tin cậy.

C. Vì vùng đó không có người làm quan.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền r hoặc d, gi vào chỗ trống:

-………ống nhau/………….

- lá ………ụng/…………….

- kêu……..ống lên/…………..

- tác………ụng/……………..

Bài 2. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ui hoặc uôi vào chỗ trống:

- c……. cùng/………………..

- c………….đầu/……………..

Bài 3. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ăt hoặc ăc vào chỗ trống:

- ng……..hoa/………………

- đọc ng………..ngứ/…………..

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền r hoặc d, gi vào chỗ trống:

- giống nhau

- lá rụng

- kêu rống lên

- tác dụng

Bài 2. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ui hoặc uôi vào chỗ trống:

- cuối cùng

- cúi đầu

Bài 3. Chép lại các từ ngữ sau khi điền ăt hoặc ăc vào chỗ trống:

- ngắt hoa

- đọc ngắc ngứ

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Mồ Côi xử kiệnAnh Đom Đóm, Âm thanh thành phố trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Công việc của anh Đom Đóm là gì?

A. Mang chiếc đèn lồng đi hóng gió mát.

B. Đi gác cho bầu trời.

C. Đi gác cho người ngủ được yên giấc.

Câu 2: Người chủ quán đã kiện bác nông dân vì chuyện gì ?

A. Bác nông dân ăn thức ăn trong quán mà không trả tiền.

B. Bác nông dân vào quán mà không mua gì.

C. Bác nông dân hít mùi thơm của thức ăn trong quán mà không trả tiền.

Câu 3: Anh Đom Đóm làm việc của mình với thái độ như thế nào?

A. Vừa làm việc vừa ngáp ngủ.

B. Cần mẫn, chăm chỉ, nghiêm túc.

C. Uể oải và mệt mỏi.

Câu 4: Trong những câu dưới đây, đâu là câu đặt theo mẫu Ai thế nào ?

A. Mai là lớp trưởng của lớp 3E.

B. Bố em đang sửa xe đạp.

C. Sư tử có chiếc bờm thật oai hùng.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

 Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống :

- chú voi ……………..

- bẫy khỉ vàng………..

- con đại bàng ……….

- chú báo đen …………..

- chú hươu non…………

- con lợn lòi ……………

Bài 2:

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả :

a) Chú voi con

………………………………………………………………………………….

b) Một em bé

………………………………………………………………………………….

c) Một đêm trăng

………………………………………………………………………………….

Bài 3:

Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

B

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống :

- chú voi thân thiện

- bầy khỉ vàng láu lỉnh

- con đại bàng hùng dũng

- chú báo đen giận dữ

- chú hươu non ngây thơ

- con lợn lòi dữ tợn

Bài 2:

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả :

a) Chú voi con huơ huơ chiếc vòi bé xíu chào khán giả.

b) Em bé đang lon ton chạy theo mẹ mua đồ trong siêu thị.

c) Trăng trên quê hương đêm nay sáng vằng vặc.

Bài 3:

Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị.

Bài mẫu

Lệ Thủy, ngày 20 tháng 11 năm 2005

Ngọc Minh thân mến!

    Mình viết thư thăm bạn đây. Bạn có khỏe không? Học tập ra sao, chắc giỏi lắm phải không? Mình nghe mẹ mình kể về bạn nhiều lắm. Chưa gặp bạn mà mình đã cảm mến bạn rồi đây. Hè này, mẹ mình nói cho mình hay là dì Hồng sẽ đưa Nguyệt cầm về nhà mình chơi. Vậy là chúng mình sắp gặp nhau rồi đấy. Mình mong đến hè quá chừng!

    Ngọc Minh ơi! Quê mình là vùng đồng bằng thẳng cánh cò bay, có thể nói là rất trù phú. Đứng ở đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mưa thì thích lắm. Màu vàng trải dài hút cả tầm mắt. Trên các thửa ruộng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm, tung những cọng rơm lên trời và những chiếc xẹ bò hối hả lăn bánh chuyển thóc về sân phơi, trông thật nhộn nhịp. Ở thôn quê bận bịu nhất vẫn là những ngày thu hoạch. Tuy vất vả nhưng nét mặt ai cũng toát lên vẻ phấn khởi, tươi vui như đi dự hội vậy. Bạn xuống chơi cho biết thế nào là thôn quê và niềm vui của những ngày mùa ở quê mình nhé! Mình dừng bút đây. Chờ tin bạn nhiều.

Bạn của bạn

(Kí tên)

Trần Lan Anh

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên