Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 7 Cánh diều (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 KHTN 7 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 7 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 7 Học kì 2.
Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 7 Cánh diều (có lời giải)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập KHTN 7 Học kì 2 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Phạm vi ôn tập
1. Phân môn Vật lí
- Sự phản xạ ánh sáng.
- Nam châm.
- Từ trường.
- Từ trường trái đất.
2. Phân môn Hóa học
- Giới thiệu về liên kết hóa học.
- Hóa trị và công thức hóa học.
3. Phân môn Sinh học
- Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
- Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật.
- Sinh sản hữu tính ở sinh vật.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật.
II. Câu hỏi ôn tập
1. Phần trắc nghiệm
a. Phân môn Vật lí
Câu 1. Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?
A. La bàn.
B. Nam châm.
C. Kim chỉ nam.
D. Vật liệu từ.
Câu 2. Nam châm hút mạnh nhất ở vị trí nào?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 3. Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?
A. Đông - Tây.
B. Tây - Bắc.
C. Đông - Nam.
D. Bắc - Nam.
Câu 4. Nam châm có thể hút vật nào sau đây?
A. Nhôm.
B. Đồng.
C. Gỗ.
D. Thép.
Câu 5. Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?
A. 2 cực.
B. 3 cực.
C. 4 cực.
D. 1 cực.
Câu 6. Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?
A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
Câu 7. Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.
A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau.
B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 8. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
D. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
Câu 9. Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì?
A. Lực điện.
B. Lực hấp dẫn.
C. Lực ma sát.
D. Lực từ.
Câu 10. Từ trường tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh điện tích đứng yên.
B. Xung quanh nam châm.
C. Xung quanh dây dẫn mang dòng điện.
D. Cả B và C.
................................
................................
................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: KHTN 7
Thời gian làm bài: phút
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Cân bằng nước trong cây là
A. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
B. sự cân bằng giữa lượng nước cho quá trình hô hấp và thoát hơi nước của cây.
C. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ và lượng nước sử dụng cho quang hợp.
D. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ và dùng cho quá trình thoát hơi nước.
Câu 2: Hình thức dinh dưỡng phổ biến của động vật là
A. tự dưỡng.
B. dị dưỡng.
C. hóa dưỡng.
D. hoại dưỡng.
Câu 3: Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm
A. hướng nước, hướng ánh sáng, hướng tiếp xúc, hướng hóa.
B. hướng nước, hướng nhiệt, hướng tiếp xúc và hướng hóa.
C. hướng nước, hướng nhiệt, hướng tiếp xúc và hướng dinh dưỡng.
D. hướng nhiệt, hướng ánh sáng, hướng tiếp xúc và hướng dinh dưỡng.
Câu 4: Tập tính bẩm sinh là
A. các tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
B. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể nhưng mang tính đặc trưng cho loài.
C. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
D. các tập tính sinh ra đã có nhưng mang tính cá thể, không đặc trưng cho loài.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cảm ứng ở sinh vật?
A. Cảm ứng giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một thời gian nhất định.
B. Cảm ứng của thực vật thường diễn ra chậm, biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan.
C. Cảm ứng ở thực vật chỉ gồm 3 hình thức là hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc.
D. Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
Câu 6: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 7: Cây nhãn cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh đỉnh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh bên.
D. Mô phân sinh lóng.
Câu 8: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?
A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.
B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.
D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.
Câu 9: Trong sinh sản vô tính ở động vật, từ một cá thể
A. thường sinh ra một hay nhiều cá thể khác cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng.
B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. thường sinh ra một hay nhiều cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng.
D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Câu 10: Quả được hình thành do sự biến đổi của
A. nhị hoa.
B. đài hoa.
C. noãn đã thụ tinh.
D. bầu nhụy.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
A. Cá thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra thế hệ cá thể con rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
C. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một thời gian ngắn.
D. Tạo ra thế hệ cá thể con thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 12: Biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm?
A. Bổ sung thêm thức ăn vào giai đoạn sinh sản.
B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.
C. Sử dụng phương pháp nhân bản vô tính.
D. Thay đổi nhiệt độ nước vào giai đoạn sinh sản.
Câu 13: Sự phân chia của tế bào giúp
A. cơ thể lớn lên và sinh sản.
B. cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
C. cung cấp các sản phẩm tổng hợp cho tế bào.
D. giúp cơ thể thích ứng với kích thích từ môi trường.
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật?
A. Sự trao đổi nước và trao đổi khí của cơ thể sinh vật với môi trường.
B. Sự tạo ra những cá thể mới thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
C. Sự tăng lên về kích thước và khối lượng, phát sinh các cơ quan trong cơ thể.
D. Sự tiếp nhận và trả lời các kích thích có cường độ tới ngưỡng của môi trường.
Câu 15: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm để diệt côn trùng có hại?
A. Vì côn trùng bị thu hút bởi ánh đèn vào ban đêm nên có thể dùng bẫy đèn có thể thu hút và bắt côn trùng.
B. Vì côn trùng sợ ánh đèn vào ban đêm nên khi nhìn thấy ánh đèn chúng sẽ tự động tránh xa.
C. Vì ánh đèn có thể trực tiếp tiêu diệt côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt trực tiếp côn trùng.
D. Vì ánh đèn có thể thu hút nhiều loài sinh vật ăn côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt gián tiếp côn trùng.
Câu 16: Biện pháp vun gốc cho cây khoai tây dựa trên
A. tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ.
B. tính hướng đất và hướng ánh sáng của rễ.
C. tính tránh đất và hướng ánh sáng của rễ.
D. tính tránh đất và tránh ánh sáng của rễ.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Sinh trưởng ở sinh vật là gì? Vẽ sơ đồ vòng đời của thực vật có hoa.
Bài 2 (3 điểm):
a) (2 điểm) Người ta đã điều khiển ánh sáng để cây ra hoa đúng thời vụ như thế nào? Nêu 2 ví dụ minh họa.
b) (1 điểm) Một số cây chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè hoặc mùa đông. Theo em, sự ra hoa, tạo quả của cây đó chịu ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố môi trường nào?
Bài 3 (1 điểm) Em hãy lấy một ví dụ để chứng minh cho khẳng định “Khi một cơ quan tổn thương hoặc ngừng hoạt động sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể”.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm 2025 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)