Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 7 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 7 Học kì 2.

Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập KHTN 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. Phạm vi ôn tập

1. Phân môn Hóa học

- Giới thiệu về liên kết hóa học.

- Hóa trị và công thức hóa học.

2. Phân môn Vật lí

- Ảnh của vật qua gương phẳng.

- Nam châm.

- Từ trường.

- Từ trường trái đất. Sử dụng la bàn.

3. Phân môn Sinh học

- Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Sinh sản ở sinh vật.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

Quảng cáo

II. Câu hỏi ôn tập

1. Phần trắc nghiệm

a. Phân môn Hóa học

Câu 1. Hóa trị là

A. con số biểu thị số nguyên tử của các nguyên tố.

B. con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

C. con số biểu thị số nguyên tố tạo thành một chất.

D. con số biểu thị số electron của mỗi nguyên tử các nguyên tố.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong hợp chất, H và O luôn có hóa trị I.

B. Trong hợp chất, H và O luôn có hóa trị II.

C. Trong hợp chất, H luôn có hóa trị I, O luôn có hóa trị II.

D. Trong hợp chất, H luôn có hóa trị II, O luôn có hóa trị I.

Quảng cáo

Câu 3. Viết công thức hóa học của sodium sulfate, biết trong phân tử có 2 Na, 1 S và 4 O.

A. NaSO.

B. Na2SO.

C. Na2SO4.

D. Na2SO4.

Câu 4. Công thức hóa học của sulfuric acid là H2SO4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sulfuric acid được tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học là H, S và O.

B. Trong một phân tử sulfuric acid có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.

C. Khối lượng phân tử của sulfuric acid là 96 amu.

D. Phần trăm khối lượng của S trong hợp chất H2SO4 là 32,65%.

Câu 5. Phần trăm khối lượng của C trong hợp chất K2CO3

A. 10,2%.

B. 9,8%.

Quảng cáo

C. 9,2%.

D. 8,7%.

Câu 6. Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Câu 7. Biết hóa trị của nhóm hydroxide (OH) là I. Hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(OH)2

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Câu 8. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C hóa trị IV và O.

A. CO2.

B. CO3.

C. C2O4.

D. C2O.

Câu 9. R là hợp chất của N và O, khối lượng phân tử của R là 46 amu. Phần trăm khối lượng của nitrogen trong hợp chất là 30,43%. Công thức hóa học của R là

A. NO.

B. NO2.

C. N2O3.

D. N2O5.

Câu 10. Nguyên tử nguyên tố nào có lớp vỏ bền vững?

A. Nguyên tử kim loại.

B. Nguyên tử phi kim.

C. Nguyên tử khí hiếm.

D. Nguyên tử oxygen.

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Môn: KHTN 7

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đa số các thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ

A. tế bào lông hút.

B. tế bào thịt vỏ.

C. tế bào trụ dẫn.

D. tế bào mạch gỗ.

Câu 2: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?

A. Nước, CO2, kháng thể.

B. CO2, các chất thải, nước.

C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.

D. Nước, hormone, kháng thể.

Câu 3: Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

B. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

C. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.

D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

Câu 4: Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là

A. được di truyền từ bố mẹ.

B. có số lượng nhất định và bền vững.

C. mang tính đặc trưng cho từng cá thể.

D. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.

B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.

C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.

D. Cây nắp ấm bắt mồi.

Câu 6: Nhóm nhân tố nào sau đây gồm các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?

A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước.

B. Ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.

C. Nước, vật chất di truyền từ bố mẹ, nhiệt độ.

D. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

A. Dinh dưỡng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

C. Nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của một cá thể là như nhau trong mọi giai đoạn.

D. Để sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lí, cân đối.

Câu 8: Biện pháp nào không phải là ứng dụng các nhân tố môi trường bên ngoài để điều hòa sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi?

A. Điều chỉnh nhiệt độ buồng nuôi tằm để tạo điều kiện tốt nhất cho tằm phát triển.

B. Tạo giống lai giữa mướp đắng với mướp cho năng suất cao.

C. Trồng xen canh mía và bắp cải để thu được hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.

D. Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí làm cho hiệu quả chăn nuôi được tăng rõ rệt.

Câu 9: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?

A. Đài hoa.

B. Tràng hoa.

C. Nụ hoa.

D. Bầu nhụy.

Câu 10: Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là

A. mọc chồi.

B. tái sinh.

C. phân đôi.

D. nhân giống.

Câu 11: Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm là

A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.

C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.

D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.

Câu 12: Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?

A. Lá.

B. Rễ.

C. Thân củ.

D. Cành cây.

Câu 13: Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là

A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.

C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.

D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.

Câu 14: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Câu 15: Việc trồng xen canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích nào sau đây?

A. Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

B. Bắp cải tạo bóng râm cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

C. Mía tạo ra chất khoáng cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

D. Bắp cải tạo ra chất khoáng cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

Câu 16: Cơ sở khoa học của biện pháp đặt bù nhìn trên đồng ruộng dựa trên

A. tập tính sợ và tránh xa con người của động vật phá hoại mùa màng.

B. tập tính sợ và tránh xa rơm của động vật phá hoại mùa màng.

C. tập tính bị thu hút bởi mùi rơm của động vật phá hoại mùa màng.

D. tập tính sợ và tránh xa nguồn phát ra âm thanh của động vật phá hoại mùa màng.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cảm ứng ở thực vật là gì? Nêu một số hình thức cảm ứng ở thực vật.

Câu 4 (2 điểm): Phân biệt thụ phấn và thụ tinh. Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa là gì?

Câu 3 (1 điểm): Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể?

Câu 4 (1 điểm): Hãy kể tên 2 thành tựu đạt được trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm 2025 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học