Top 10 Đề thi Tin học 7 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án))
Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Tin học 7, dưới đây là Top 10 Đề thi Tin học 7 Cuối Học kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Tin học 7.
Top 10 Đề thi Tin học 7 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án))
Xem thử Đề Ck2 Tin 7 KNTT Xem thử Đề Ck2 Tin 7 CTST Xem thử Đề Ck2 Tin 7 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 2 Tin 7 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Học kì 2 Tin học 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)
Xem thử Đề Ck2 Tin 7 KNTT Xem thử Đề Ck2 Tin 7 CTST Xem thử Đề Ck2 Tin 7 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Nếu muốn giảm bớt số chữ số sau dấu phẩy, em chọn nút lệnh nào sau đây trong nhóm lệnh Number của thẻ Home?
A.
B.
C.
D.
Câu 2. Khi muốn xóa hàng, cột em dùng lệnh nào?
A. Insert
B. Delete
C. Hide
D. Unhide
Câu 3. Phím tắt để mở hộp thoại Format Cells là gì?
A. Ctrl + A
B. Ctrl + P
C. Ctrl + 1
D. Ctrl + 0
Câu 4. Cho các thao tác sau:
a) Trong cửa sổ Format Cells, chọn trang Broder. Thiếp lập các thông số kẻ đường viền, kẻ khung.
b) Chọn vùng dữ liệu muốn kẻ đường viền, kẻ khung.
c) Mở cửa sổ Format Cells.
Hãy sắp xếp thứ tự các thao tác để thực hiện kẻ khung, đường viền?
A. a → b → c
B. a → c → b
C. b → a → c
D. b → c→ a
Câu 5. Các mẫu tạo sẵn bố cục nội dung có thể được sử dụng cho một bài trình chiếu gọi là:
A. Trình chiếu.
B. Mẫu bố trí.
C. Mẫu kí tự.
D. Mẫu thiết kế.
Câu 6. Phương án sai:
A. Phần mềm trình chiếu cho phép người sử dụng trình bày thông tin dưới hình thức trình chiếu.
B. Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng giúp làm cho nội dung trình bày thêm sinh động và ấn tượng.
C. Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu trong các hội thảo, dạy học, tạo album với các hiệu ứng hoạt hình.
D. Không thể in trên giấy các tệp được tạo bởi phần mềm trình chiếu.
Câu 7. Thẻ lệnh nào chứa lệnh chèn hình ảnh vào trang chiếu?
A. Home
B. Insert
C. Design
D. View
Câu 8. Khi muốn căn lề giữa nội dung, em thực hiện như thế nào?
A. Chọn nội dung/vào hộp thoại Paragraph/Chọn lệnh căn giữa
B. Chọn nội dung/vào hộp thoại Font/Chọn lệnh căn giữa
C. Chọn nội dung/vào hộp thoại Clipboard/Chọn lệnh căn giữa
D. Chọn nội dung/vào hộp thoại Drawing/Chọn lệnh căn giữa
Câu 9. Hiệu ứng cho đối tượng nằm trong thẻ nào?
A. Transitons
B. Animations
C. Desigh
D. Insert
Câu 10. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.
D. Thông báo “Tìm thấy” và kết thúc.
Câu 11. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
A. Lưu trữ dữ liệu.
B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần.
C. Xử lí dữ liệu.
D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
Câu 12. Thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 4 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là gì?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 4 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
Câu 13. Chọn câu diễn đạt đúng hoạt động của thuật toán nhị phân:
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
Câu 14. Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách:
A. Chọn phần tử có giá trị bé nhất đặt vào đầu danh sách.
B. Chọn phần tử có giá trị nhỏ nhất đặt vào đầu danh sách.
C. Hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. Chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo dánh ách sắp xếp theo đúng thứ tự.
Câu 15. Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?
A. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán.
B. Để thay đổi đầu vào của bài toán.
C. Để bài toán dễ giải quyết hơn.
D. Để bài toán khó giải quyết hơn.
Câu 16. Thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy số 8, 22, 7, 19, 5 để được dãy số tăng dần. Kết quả của vòng lặp thứ nhất là gì?
A. 5, 22, 8, 19, 7.
B. 8, 7, 19, 22, 5.
C. 7, 22, 8, 19, 5.
D. 5, 8, 22, 7, 19.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Em hãy nêu các thao tác sau:
a) Xóa hàng, cột.
b) Chèn thêm một hàng, cột mới.
Câu 2. (2 điểm) Đánh dấu X vào cột Đúng/Sai tương ứng.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Hình ảnh không chỉ truyền tải thông tin mà còn gợi cảm xúc của người xem. |
||
b) Nội dung trong mỗi trang chiếu cần viết cô đọng, chọn lọc từ ngữ và chỉ nên tập trung vào một ý chính. |
||
c) Một bài trình chiếu có càng nhiều hình ảnh minh họa càng tốt. |
||
d) Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi sao chép từ tệp văn bản sang. |
||
e) Không cần lưu ý đến bản quyền từ hình ảnh. |
||
f) Không nên dùng nhiều màu, nhiều phông chữ trên một trang chiếu. |
Câu 3. (2 điểm) Em hãy viết các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm tên bạn “Hòa” trong danh sách như hình sau:
Câu 4. (1 điểm) Em hãy dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp dãy số dưới đây theo thứ tự tăng dần, mỗi vòng lặp duyệt từ phần tử cuối về đầu:
83, 5, 8, 12, 65, 72, 71.
……………………. Hết …………………….
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
1. D |
2. B |
3. C |
4. D |
5. B |
6. D |
7. B |
8. A |
9. B |
10. C |
11. D |
12. C |
13. B |
14. C |
15. C |
16. D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1 điểm) |
a) Nháy chuột vào tên của hàng hoặc cột để chọn hàng hoặc cột muốn xóa. Nháy nút phải chuột vào chỗ chọn, chọn Delete. b) Chọn hàng (dưới hàng muốn chèn) hoặc cột (bên phải cột muốn chèn). Nháy nút phải chuột vào chỗ chọn, chọn Insert. |
0,5 0,5 |
Câu 2 (2 điểm) |
Đúng: a, b, d, f Sai: c, e |
2,0 |
Câu 3 (2 điểm) |
Bước 1. Vị trí giữa vùng tìm kiếm là 5. So sánh “Hòa” và “Mai”. Vì H đứng trước M trong bảng chữ cái nên vùng tìm kiếm là nửa trước của dãy (từ vị trí 1 đến vị trí 4). Bước 2. Vị trí giữa vùng tìm kiếm là 2. So sánh “Hòa” và “Bình”. Vì H đứng sau B trong bảng chữ cái nên vùng tìm kiếm là nửa sau của dãy (từ vị trí 3 đến vị trí 4). Bước 3. Vị trí của vùng tìm kiếm là 3. So sánh ta thấy giá trị ở vị trí giữa đúng là “Hòa” là giá trị cần tìm. Thuật toán kết toán. |
0,75 0,75 0,5 |
Câu 4 (1 điểm) |
Mô phỏng các bước sắp xếp dãy số 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71 theo thuật toán nổi bọt: Vòng lặp 1: 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71 → 5, 83, 8, 12, 65, 71, 72. Vòng lặp 2: 5, 83, 8, 12, 65, 71, 72 → 5, 8, 83, 12, 65, 71, 72. Vòng lặp 3: 5, 8, 83, 12, 65, 71, 72 → 5, 8, 12, 83, 65, 71, 72. Vòng lặp 4: 5, 8, 12, 83, 65, 71, 72 → 5, 8, 12, 65, 83, 71, 72. Vòng lặp 5: 5, 8, 12, 65, 83, 71, 72 → 5, 8, 12, 65, 71, 83, 72. Vòng lặp 6: 5, 8, 12, 65, 71, 83, 72 → 5, 8, 12, 65, 71, 72, 83. Sau 6 vòng lặp thì dãy số mới được sắp xếp đúng theo yêu cầu. |
1,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Sắp xếp các bước nhập công thức cho đúng?
1. Nhập biểu thức số học.
2. Nhấn Enter để nhận kết quả.
3. Chọn một ô bất kì trong trang tính.
4. Gõ nhập dấu bằng =
A. 4 – 3 – 2 – 1.
B. 3 – 4 – 1 – 2.
C. 1 – 2 – 3 – 4.
D. 2 – 1 – 3 – 4.
Câu 2. Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu cộng (+), gọi là gì?
A. Tay cầm
B. Tay nắm
C. Tay phải
D. Tay trái.
Câu 3. Hàm SUM dùng để:
A. Tính tổng
B. Tính trung bình cộng
C. Xác định giá trị lớn nhất
D. Xác định giá trị nhỏ nhất
Câu 4. Danh sách đầu vào có thể là gì?
A. Dãy số liệu trực tiếp
B. Địa chỉ một ô
C. Dãy địa chỉ ô, khối ô
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5. Để thực hiện lệnh in ta dùng tổ hợp phím gì?
A. Ctrl + E
B. Ctrl + G
C. Ctrl + P
D. Ctrl + H
Câu 6. Đâu là nhận định đúng?
A. Trang chiếu chỉ hiển thị được văn bản.
B. Trang chiếu có thể hiển thị văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, biểu đồ.
C. Trang chiếu chỉ hiển thị được hình ảnh.
D. Trang chiếu chỉ hiển thị được âm thanh.
Câu 7. Trong dải lệnh Hoem, các lệnh trong nhóm nào để căn lề, giãn dòng?
A. Font.
B. Paragraph.
C. Drawing.
D. Editing.
Câu 8. Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng cho đối tượng trên trang chiếu?
A. Home
B. Animations
C. Insert
D. Design
Câu 9. Có thể thực hiện tìm kiếm tuần tự khi nào?
A. Khi dãy sắp xếp thứ tự.
B. Khi dãy không sắp xếp thứ tự.
C. Tất cả ý A và B đều sai.
D. Tất cả ý A và B đều đúng.
Câu 10. Trong các bài toán sau bài toán nào có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự:
A. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tìm xem số 34 có trong dãy này không.
B. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tìm xem số 45 ở vị trí nào trong dãy.
C. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tính tổng các phần tử trong dãy.
D. Cả A và B
Câu 11. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thuật toán tìm kiếm nhị phân?
A. Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự và dãy không sắp xếp thứ tự .
B. Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho mọi bài toán.
C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự.
D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy không sắp xếp thứ tự.
Câu 12. Cho dãy số 2, 4, 6, 8, 9. Bài toán “Tìm vị trí của số 8 trong dãy”, có phạm vi tìm kiếm là:
A. Nửa dãy đầu.
B. Nửa dãy sau.
C. Tất cả dãy.
D. Không có phạm vi.
Câu 13. Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước đầu tiên của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 80 cho phần tử:
A. 11
B. 70
C. 5
D. 39
Câu 14. Cho dãy số 2, 5, 4, 9, 3, 7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau bước thứ nhất ta được dãy số:
A. 9, 4, 5, 2, 3, 7
B. 9, 7, 5, 4, 3, 2
C. 9, 5, 4, 2, 3, 7
D. 2, 5, 4, 9, 3, 7
Câu 15. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi:
A. Đã xét đến phần tử gần cuối cùng của dãy.
B. Các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.
C. Vẫn còn nhiều cặp phần tử liền kề không đúng thứ tự mong muốn.
D. Khi hai phần tử liền kề nằm chưa đúng với thứ tự mong muốn.
Câu 16. Cho dãy 2, 4, 3, 8, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 8 có bao nhiêu lần đổi chỗ?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Em hãy điền tên hàm thích hợp vào chỗ chấm (…) trong câu:
1) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tính tổng.
2) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số nhỏ nhất.
3) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số trung bình cộng.
4) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số lớn nhất.
5) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để đếm số lượng ô có dữ liệu.
Câu 2. (2 điểm) Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng cho đoạn văn bản?
Câu 3. (2 điểm) Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự cho bài toán: Tìm số đầu tiên trong dãy bằng 44 với dãy đầu vào là {18, 94, 42, 44, 06, 44, 55, 67}?
Câu 4. (1 điểm) Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {11, 70, 5, 52, 39} để được dãy số tăng dần?
……………………. Hết …………………….
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
1. B |
2. B |
3. A |
4. D |
5. C |
6. B |
7. B |
8. B |
9. D |
10. D |
11. C |
12. B |
13. A |
14. C |
15. B |
16. B |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||||||||||||||||
Câu 1 (1 điểm) |
1) – SUM 2) – MIN 3) – AVERAGE 4) – MAX 5) – COUNT |
0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 |
||||||||||||||||||||||||
Câu 2 (2 điểm) |
Bước 1: Trong dải lệnh View, chế độ Normal, chọn đoạn văn bản hoặc cả hộp văn bản cần tạo hiệu ứng. Bước 2: Chọn dải lệnh Animations, chọn nhóm hiệu ứng để mở danh mục các hiệu ứng. Bước 3: Chọn kiểu hiệu ứng. Bước 4: Nháy chọn lệnh Effect Options và chọn hướng xuất hiện của đối tượng khi diễn ra hiệu ứng. Bước 5. Chọn nhóm Timing để thiết lập thời gian cho hiệu ứng. |
2,0 |
||||||||||||||||||||||||
Câu 3 (2 điểm) |
|
2,0 |
||||||||||||||||||||||||
Câu 4 (1 điểm) |
|
1,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Định dạng ô tính là thay đổi phông chữ, cỡ chữ, màu sắc và căn lề ô tính.
B. Nút lệnh vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả.
C. Nút lệnh để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.
D. Khi một ô tính đã được định dạng rồi thì không thể thay đổi lại định dạng khác được nữa.
Câu 2. Thực hiện thao tác nào dưới đây sẽ xoá cột (hoặc hàng)?
A. Nháy chọn một ô tính của cột (hoặc hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
B. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nhấn phím Delete.
C. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
D. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nháy nút lệnh Cut trên dải lệnh Home.
Câu 3. Giả sử các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 chứa các dữ liệu lần lượt là: “Hà Nội”, “Nam Định”, “TP Hồ Chí Minh”, 2022, 2023. Tại ô tính A6, ta nhập =COUNT(A1:A5) kết quả sẽ là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. #VALUE!
Câu 4. Cho bảng số liệu thi đua hàng tuần của khối 7 như hình sau:
Để tính tổng điểm tại ô tính H3, công thức nào dưới đây không cho kết quả đúng?
A. =SUM(C3:G3)
B. =SUM(C3:G3, G3)
C. =SUM(C3, D3, E3, F3, G3)
D. =C3+D3+E3+F3+G3
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây đúng nhất?
A. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste.
B. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
C. Có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste hoặc chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
D. Không phải hàm nào cũng có thể sao chép được.
Câu 6. Trong dải lệnh Home, nhóm lệnh nào gồm các lệnh dùng để tạo cấu trúc phân cấp trong trình bài trình chiếu?
A. Style
B. Font
C. Paragraph
D. Editing
Câu 7. Khi đang ở chế độ soạn thảo, để trình chiếu từ trang đầu, ta gõ phím nào sau đây trên bàn phím?
A. Enter.
B. F5.
C. F2.
D. Tab.
Câu 8. Có thể tạo hiệu ứng động cho:
A. Trang trình chiếu.
B. Hình ảnh trên trang trình chiếu.
C. Văn bản trên trang trình chiếu.
D. Cả ba phương án A, B và C.
Câu 9. Cho các thao tác sau:
(1) Chọn trang trình chiếu.
(2) Chọn Transitions> Transition to This Slide>Split.
Các thao tác này sẽ thực hiện:
A. tạo hiệu ứng động cho một đối tượng trong trang trình chiếu.
B. tạo hiệu ứng chuyển trang cho trang trình chiếu trong bài trình chiếu.
C. đưa hình ảnh hoặc âm thanh vào bài trình chiếu.
D. định dạng cách bố trí các khối văn bản, hình ảnh, đồ thị, ... trên một trang trình chiếu.
Câu 10. Với dãy số lần lượt là: 12, 14, 15, 18, 19, 21, 24, 25, 26. Nếu thực hiện theo thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 21 ta cần thực hiện mấy lần lặp?
A. 2 lần
B. 3 lần
C. 4 lần
D. 5 lần
Câu 11. Chọn phát biểu sai?
A. Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.
B. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.
C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.
D. Việc chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.
Câu 12. Trong tìm kiếm nhị phân, thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia nào?
A. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 2.
B. Số lượng thẻ của dãy +1 : 2.
C. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 3.
D. Số lượng thẻ của dãy : 2.
Câu 13. Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không tăng bằng cách lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu:
A. Số đứng trước lớn hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
B. Số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
C. Số đứng trước lớn hơn hoặc bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
D. Số đứng trước nhỏ hơn hoặc bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
Câu 14. Chọn phương án sai.
Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 15. Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số giảm dần bằng cách lặp đi lặp lại quá trình:
A. Chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy đó.
B. Chọn số lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí cuối cùng của dãy đó.
C. Chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí cuối cùng của dãy đó.
D. Đổi chỗ 2 số liền kề nếu chúng sai thứ tự.
Câu 16. Sau khi thực hiện vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy số sau theo thứ tự tăng dần ta thu được dãy số nào?
Dãy số ban đầu: 19, 16, 18, 15
A. 19, 16, 15, 18.
B. 16, 19, 15, 18.
C. 19, 15, 18, 16.
D. 15, 19, 16, 18.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Em hãy nêu các bước theo thứ tự để nhập hàm trực tiếp vào ô tính?
Câu 2. (2 điểm) Ghép thao tác tạo hiệu ứng đối tượng cột bên trái với mô tả tương ứng ở cột bên phải phù hợp.
Câu 3. (2 điểm) Theo em, thuật toán tìm kiếm nào trong 2 thuật toán đã học là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số 14, 17, 21, 25, 30, 52, 66? Vì sao em không chọn thuật toán còn lại?
Hãy mô phỏng thuật toán phù hợp nhất đã chọn để tìm số 30 trong dãy số trên bằng cách điền thông tin mỗi lần lặp vào bảng dưới đây.
Lần lặp |
Số của dãy được kiểm tra |
Đúng số cần tìm |
Đã kiểm tra hết số |
1 |
… |
… |
… |
2 |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Câu 4. (1 điểm) Em hãy liệt kê các vòng lặp khi sắp xếp tăng dần dãy số 9, 6, 11, 3, 7 theo thuật toán sắp xếp chọn?
……………………. Hết …………………….
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
1. D |
2. C |
3. A |
4. B |
5. C |
6. C |
7. B |
8. D |
9. B |
10. B |
11. A |
12. A |
13. B |
14. C |
15. C |
16. D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||||||||
Câu 1 (1 điểm) |
Bước 1. Chọn ô tính cần nhập hàm. Bước 2. Gõ dấu =. Bước 3. Nhập tên hàm, các tham số của hàm (đặt trong cặp ngoặc tròn). Bước 4. Gõ phím Enter. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
||||||||||||||||
Câu 2 (2 điểm) |
1 - c, 2 - a, 3 - d, 4 - b |
2,0 |
||||||||||||||||
Câu 3 (2 điểm) |
Sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số này vì đây là dãy số sắp xếp tăng dần, số lần lặp phải thực hiện ít hơn hẳn khi sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự (ta sẽ thấy rõ khi dãy có nhiều phần tử và phần tử này cần tìm cách xa phần tử đầu tiên).
|
1,0 1,0 |
||||||||||||||||
Câu 4 (1 điểm) |
1,0 |
Lưu trữ: Đề thi Tin học 7 Học kì 2 (sách cũ)
Xem thử Đề Ck2 Tin 7 KNTT Xem thử Đề Ck2 Tin 7 CTST Xem thử Đề Ck2 Tin 7 CD
Xem thêm bộ đề thi Tin học 7 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác:
- Top 4 Đề thi Tin học 7 Giữa học kì 1 có đáp án
- Top 4 Đề thi Tin học 7 Giữa kì 1 có đáp án
- Top 4 Đề thi Tin học 7 Học kì 1 có đáp án
- Top 4 Đề thi Tin học 7 Giữa học kì 2 có đáp án
- Top 4 Đề thi Tin học 7 Giữa kì 2 có đáp án
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)