Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 9 Cánh diều (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 9 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Lịch Sử & Địa Lí 9 Giữa kì 2.
Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 9 Cánh diều (có lời giải)
Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 9 (dùng chung cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
PHẦN A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
- Chủ đề 4. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991:
+ Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Việt Nam từ năm 1946 đến 1954
+ Việt Nam từ năm 1954 đến 1975
+ Việt Nam từ năm 1976 - 1991
- Chủ đề 5. Thế giới từ năm 1991 đến nay:
+ Trật tự thế giới mới năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
+ Châu Á từ năm 1991 đến nay
II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Một trong những biện pháp trước mắt để giải quyết khó khăn về nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. lập “Hũ gạo cứu đói".
B. thực hiện tăng gia sản xuất.
C. thực hiện khẩu hiệu “Tắc đất tấc vàng".
D. thực hành tiết kiệm.
Câu 2. Một trong những biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 là
A. tăng gia sản xuất.
B. tổ chức “Ngày đồng tâm”.
C. điều hoà thóc gạo giữa các địa phương.
D. kêu gọi “Nhường cơm sẻ áo".
Câu 3. Một trong những biện pháp để giải quyết khó khăn về nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. ban hành bản Hiến pháp mới.
B. mở trường học phố thông các cấp.
C. thành lập Nha Bình dân học vụ.
D. xây dựng các trường đại học.
Câu 4. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ quân Pháp đã mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai?
A. Xả súng vào nhân dân Sài Gòn đang mít tinh mừng “Ngày độc lập".
B. Đòi thả hết tù binh Pháp và cho quân chiếm đóng một số nơi quan trọng.
C. Yêu cầu Việt Nam giải tán toàn bộ lực lượng vũ trang tại Sài Gòn.
D. Tấn công Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.
Câu 5. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ cuối năm 1946 vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Mưu đồ xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.
B. Thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.
C. Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng đề ra vào cuối năm 1946?
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh.
B. Toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 7. Thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân Việt Nam trong năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là
A. cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
C. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
D. chiến dịch Đông - Xuân năm 1953 - 1954.
Câu 8. Một trong những ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là
A. bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng và Chính phủ.
B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va của Pháp có sự hỗ trợ của Mỹ.
C. quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. làm phá sản bước đầu kế hoạch quân sự Na-va của thực dân Pháp.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?
A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va của thực dân Pháp.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C. Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.
D. Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Câu 10. Việc kí Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 có ý nghĩa nào sau đây đối với dân tộc?
A. Là mốc đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam.
B. Kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam.
C. Là mốc đánh dấu chế độ quân chủ ở Việt Nam đã hoàn toàn sụp đổ.
D. Chứng tỏ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.
Câu 11. Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp những năm 1951 - 1953 là
A. thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh).
B. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng được triệu tập.
C. thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt).
D. thành lập các Uỷ ban Kháng chiến hành chính trong cả nước.
................................
................................
................................
PHẦN B-PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
1. Vùng Bắc Trung Bộ
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng.
- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng.
2. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng.
- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 30. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 6.
Câu 2. Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quy Nhơn, Xuân Đài.
B. Vân Phong, Nha Trang.
C. Hạ Long, Diễn Châu.
D. Cam Ranh, Dung Quất.
Câu 3. Đảo, quần đảo nào sau đây không trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Phú Qúy.
B. Hoàng Sa.
C. Trường Sa.
D. Phú Quốc.
Câu 4. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc tỉnh/thành nào dưới đây?
A. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
B. Tỉnh quảng Nam và Quảng Ngãi.
C. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên.
D. Tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Câu 5. Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng ở nước ta thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Phú Yên.
B. Ninh Thuận.
C. Bình Thuận.
D. Khánh Hòa.
Câu 6. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh nào dưới đây?
A. Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên.
B. Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Nam.
C. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng.
D. Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.
Câu 7. Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Quảng Bình.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Quảng Ninh.
Câu 8. Duyên hải Nam Trung Bộ không giáp với vùng nào dưới đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 9. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Đà Nẵng.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Nam.
D. Khánh Hòa.
Câu 10. Tỉnh/thành nào dưới đây có nạn hạn hán kéo dài nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Ninh Thuận, Bình Thuận.
B. Ninh Thuận, Phú Yên.
C. Bình Thuận, Quảng Nam.
D. Phú Yên, Quảng Nam.
................................
................................
................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
A-PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Một trong những biện pháp trước mắt để giải quyết khó khăn về nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. lập “Hũ gạo cứu đói".
B. thực hiện tăng gia sản xuất.
C. thực hiện khẩu hiệu “Tắc đất tấc vàng".
D. thực hành tiết kiệm.
Câu 2. Chủ trương dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế phản ánh nội dung nào sau đây trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
A. Kháng chiến toàn dân.
B. Kháng chiến toàn diện.
C. Kháng chiến trường kì.
D. Tự lực cánh sinh.
Câu 3. Trong thời kì 1945 - 1954, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?
A. Chiến dịch Biên giới thu - đông.
B. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam?
A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
C. Đánh thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ.
D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
Câu 5. Trong những năm 1968 - 1973, Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến tranh đơn phương.
C. Việt Nam hoá chiến tranh.
D. Chiến tranh đặc biệt.
Câu 6. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ là
A. Điện Biên Phủ.
B. Ấp Bắc.
C. Việt Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 7. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều
A. tấn công vào cơ quan đầu não của đối phương.
B. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến.
C. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương.
D. là những trận quyết chiến chiến lược.
Câu 8. Tháng 3-1988 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Quân Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa.
B. Hải quân Việt Nam giải phóng quần đảo Trường Sa.
C. Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo Gạc Ma (Trường Sa).
D. Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.
Câu 9. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc,
A. quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng đối đầu.
B. sức mạnh của các quốc gia không phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế.
C. các nước điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
D. đối đầu về chính trị - quân sự là hình thức chủ yếu giữa các quốc gia.
Câu 10. Trong quá trình phát triển của ASEAN, sự kiện nào đánh dấu việc hoàn thành mục tiêu trở thành tổ chức khu vực với 10 thành viên?
A. Việt Nam gia nhập ASEAN.
B. Cam-pu-chia gia nhập ASEAN.
C. Công bố Hiến chương ASEAN.
D. Thành lập Cộng đồng ASEAN.
Câu 11. Đọc tư liệu sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Tư liệu. “Với hơn một triệu quân bao gồm quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu, đế quốc Mỹ đã mở hai cuộc phản công chiến lược qua hai mùa khô nhằm mục tiêu chủ yếu tìm diệt quân chủ lực của ta, hòng đánh bại cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam. Tuy nhiên, đến giữa cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai do bị thua to trong Chiến dịch Gianxơn Xity và bị thất bại trên chiến trường Trị - Thiên, Mỹ đã phải chuyển sang thực hiện chiến lược hai gọng kìm nhằm “vừa tìm diệt, vừa bình định”, để đề phòng quân Bắc Việt đánh lớn ngay trong mùa mưa năm 1967. Thực tế cho thấy sự bị động phòng ngự về chiến lược và thụt lùi về chiến lược của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam”.
(Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Trung ương cục, tháng 5 năm 1967, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004)
a) Đoạn tư liệu trên phản ánh những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt.
b) Mỹ đã huy động một lực lượng lớn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn để giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam.
c) Việc Mỹ đưa quân viễn chinh đến tham chiến trực tiếp tại miền Nam đã mở ra thời kì “Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.
d) Mặc dù đang ở nấc thang cao nhất của cuộc chiến nhưng diễn biến chiến trường cho thấy sự bế tắc của quân đội Mỹ và tay sai.
Phần II. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) ở Việt Nam?
B-PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ giáp với dãy núi nào sau đây?
A. Hoành Sơn.
B. Bạch Mã.
C. Tam Điệp.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 2. Loại khoáng sản lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ là
A. đá vôi.
B. đất sét.
C. than đá.
D. dầu khí.
Câu 3. Các tỉnh Bắc Trung Bộ xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
B. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
C. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
D. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
Câu 4. Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vân Phong.
B. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang.
C. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Phong.
D. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang.
Câu 5. Duyên hải Nam Trung Bộ giáp với
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6. Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Bình Định
D. Khánh Hòa
Câu 7. Đọc thông tin sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Sản lượng hải sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: nghìn tấn)
|
2010 |
2015 |
2020 |
2021 |
Sản lượng hải sản khai thác |
707,1 |
913,6 |
1 144,8 |
1 167,9 |
Trong đó: Cá biển |
516,9 |
721,9 |
940,4 |
966,0 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2011, năm 2022)
a) Cá biển chiếm tỉ trọng lớn trong sản lượng hải sản khai thác.
b) Sản lượng cá biển có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng hải sản khai thác.
c) Giai đoạn 2010 – 2021, sản lượng cá biển chiếm 50 % sản lượng hải sản khai thác.
d) Cá biển chiếm tỉ trọng không đáng kể trong sản lượng khai thác hải sản.
Câu 8: Biết năm 2021, tổng diện tích rừng và diện tích rừng trồng ở Bắc Trung Bộ lần lượt là 3 131,1 nghìn ha và 929,6 nghìn ha.
a) Tính diện tích rừng tự nhiên ở Bắc Trung Bộ năm 2021.
b) Tính tỉ lệ rừng trồng so với tổng diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ năm 2021. (đơn vị: %, làm tròn kết quả đến chữ số thập phân đầu tiên)
Phần II. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích những thế mạnh để Bắc Trung Bộ phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Lịch Sử và Địa Lí 9 Chân trời sáng tạo hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)