Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 9 Kết nối tri thức (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 9 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Lịch Sử & Địa Lí 9 Giữa kì 2.

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 9 Kết nối tri thức (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 9 (dùng chung cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

PHẦN A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. GIỚI HẠN ÔN TẬP

- Chủ đề 4. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991:

+ Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

+ Việt Nam từ năm 1946 đến 1954

+ Việt Nam từ năm 1954 đến 1975

+ Việt Nam từ năm 1976 - 1991

- Chủ đề 5. Thế giới từ năm 1991 đến nay:

+ Trật tự thế giới mới năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

+ Châu Á từ năm 1991 đến nay

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1. Một trong những biện pháp trước mắt để giải quyết khó khăn về nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. lập “Hũ gạo cứu đói".

B. thực hiện tăng gia sản xuất.

C. thực hiện khẩu hiệu “Tắc đất tấc vàng".

D. thực hành tiết kiệm.

Quảng cáo

Câu 2. Một trong những biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói sau Cách mạng

tháng Tám năm 1945 là

A. tăng gia sản xuất.

B. tổ chức “Ngày đồng tâm”.

C. điều hoà thóc gạo giữa các địa phương.

D. kêu gọi “Nhường cơm sẻ áo".

Câu 3. Một trong những biện pháp để giải quyết khó khăn về nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. ban hành bản Hiến pháp mới.

B. mở trường học phố thông các cấp.

C. thành lập Nha Bình dân học vụ.

D. xây dựng các trường đại học.

Câu 4. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ quân Pháp đã mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai?

A. Xả súng vào nhân dân Sài Gòn đang mít tinh mừng “Ngày độc lập".

B. Đòi thả hết tù binh Pháp và cho quân chiếm đóng một số nơi quan trọng.

C. Yêu cầu Việt Nam giải tán toàn bộ lực lượng vũ trang tại Sài Gòn.

D. Tấn công Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.

Quảng cáo

Câu 5. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ cuối năm 1946 vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Mưu đồ xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.

B. Thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.

C. Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

D. Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng đề ra vào cuối năm 1946?

A. Toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh.

B. Toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

C. Toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp.

D. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 7. Thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân Việt Nam trong năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là

A. cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.

B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

Quảng cáo

C. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D. chiến dịch Đông - Xuân năm 1953 - 1954.

Câu 8. Một trong những ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là

A. bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng và Chính phủ.

B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va của Pháp có sự hỗ trợ của Mỹ.

C. quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. làm phá sản bước đầu kế hoạch quân sự Na-va của thực dân Pháp.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?

A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va của thực dân Pháp.

B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

C. Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.

D. Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Câu 10. Việc kí Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 có ý nghĩa nào sau đây đối với dân tộc?

A. Là mốc đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam.

B. Kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam.

C. Là mốc đánh dấu chế độ quân chủ ở Việt Nam đã hoàn toàn sụp đổ.

D. Chứng tỏ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.

Câu 11. Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp những năm 1951 - 1953 là

A. thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh).

B. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng được triệu tập.

C. thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt).

D. thành lập các Uỷ ban Kháng chiến hành chính trong cả nước.

................................

................................

................................

PHẦN B-PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. GIỚI HẠN ÔN TẬP

1. Vùng Bắc Trung Bộ

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng.

- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng.

2. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

- Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng.

- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 30. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 7.

B. 8.

C. 9.

D. 6.

Câu 2. Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Quy Nhơn, Xuân Đài.

B. Vân Phong, Nha Trang.

C. Hạ Long, Diễn Châu.

D. Cam Ranh, Dung Quất.

Câu 3. Đảo, quần đảo nào sau đây không trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Phú Qúy.

B. Hoàng Sa.

C. Trường Sa.

D. Phú Quốc.

Câu 4. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc tỉnh/thành nào dưới đây?

A. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

B. Tỉnh quảng Nam và Quảng Ngãi.

C. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên.

D. Tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Câu 5. Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng ở nước ta thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Phú Yên.

B. Ninh Thuận.

C. Bình Thuận.

D. Khánh Hòa.

Câu 6. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh nào dưới đây?

A. Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên.

B. Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Nam.

C. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng.

D. Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

Câu 7. Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Quảng Bình.

B. Quảng Nam.

C. Quảng Ngãi.

D. Quảng Ninh.

Câu 8. Duyên hải Nam Trung Bộ không giáp với vùng nào dưới đây?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 9. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?

A. Đà Nẵng.

B. Quảng Ngãi.

C. Quảng Nam.

D. Khánh Hòa.

Câu 10. Tỉnh/thành nào dưới đây có nạn hạn hán kéo dài nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Ninh Thuận, Bình Thuận.

B. Ninh Thuận, Phú Yên.      

C. Bình Thuận, Quảng Nam.

D. Phú Yên, Quảng Nam.      

Câu 11. Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là

A. Khánh Hòa.              B. Quảng Ngãi.             C. Quảng Nam.     D. Bình Thuận.

Câu 12. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Khánh Hòa.

B. Quảng Ngãi.

C. Bình Định.

D. Quảng Nam.

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

năm 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

A-PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Biện pháp nào sau đây góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Xây dựng hệ thống trường đại học trên cả nước.

B. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.

C. Thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh).

D. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 2. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ với thắng lợi nào sau đây?

A. Chiến dịch Hòa Bình (1951).

B. Chiến dịch Việt Bắc (1947).

C. Chiến dịch Biên giới (1950).

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 3. Trong vòng 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự - là mục tiêu của Pháp khi thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây?

A. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.

B. Kế hoạch Rơ-ve.

C. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.

D. Kế hoạch Na-va.

Câu 4. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do

A. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng để tiến hành xâm lược Việt Nam.

B. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

C. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Câu 5. Từ cuối năm 1953 đến năm 1957, miền Bắc đã thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ nào sau đây?

A. Cải cách giáo dục.

B. Thực hiện Tổng tuyển cử tự do.

C. Chống bình định của Mỹ.

D. Cải cách ruộng đất.

Câu 6. Trong các cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của Mỹ, thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt"?

A. Chiến thắng Bình Giã.

B. Chiến thắng Ba Gia.

C. Chiến thắng Vạn Tường.

D. Chiến thắng Ấp Bắc.

Câu 7. Phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang

A. giữ vững và phát triển thể tiến công.

B. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.

C. chuyển dần sang đấu tranh chính trị.

D. chuyển sang tiến công chiến lược.

Câu 8. Trọng tâm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) là tập trung vào lĩnh vực

A. chính trị.

B. kinh tế.

C. văn hoá.

D. tư tưởng.

Câu 9. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, một trong những xu thế phát triển chính của thế giới là

A. đối đầu gay gắt giữa các nước lớn.

B. diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.

C. quốc tế hóa, toàn cầu hóa.

D. chạy đua vũ trang giữa các nước lớn.

Câu 10. Từ năm 2010 đến nay (2025), quốc gia nào ở châu Á chiếm giữ vị trí thứ hai thế giới về kinh tế?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Ấn Độ.

Câu 11. Đọc tư liệu sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Tư liệu. Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương; lấy vĩ tuyến 17 (tại Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời; Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do, tổ chức vào năm 1956.

a) Đoạn thông tin phản ánh những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về việc lập lại hoà bình ở ba nước Đông Dương.

b) Đoạn thông tin là mình chứng khẳng định thắng lợi tuyệt đối về ngoại giao của Việt Nam.

c) Đoạn thông tin phản ánh tình đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

d) Các nước tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là nội dung cốt lõi của Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Phần II. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm):

a) Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) có ý nghĩa như thế nào?

b) Nêu những việc em có thể thực hiện để thể hiện lòng biết ơn đối với các thương binh, liệt sĩ và những người có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).

B-PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Thừa Thiên Huế.

B. Quảng Bình.

C. Thanh Hóa.

D. Quảng Trị.

Câu 2. Địa hình Bắc Trung Bộ từ tây sang đông là

A. Đồi núi; đồng bằng; biển, thềm lục địa, đảo.

B. Đồng bằng; biển, thềm lục địa, đảo; đồi núi.

C. Biển, thềm lục địa, đảo; đồng bằng; đồi núi.

D. Đồng bằng; đồi núi; biển, thềm lục địa, đảo.

Câu 3. Tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ?

A. Quảng Nam.

B. Thanh Hóa.

C. Hà Tĩnh.

D. Quảng Bình.

Câu 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 7.

B. 8.

C. 9.

D. 6.

Câu 5. Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Quy Nhơn, Xuân Đài.

B. Vân Phong, Nha Trang.

C. Hạ Long, Diễn Châu.

D. Cam Ranh, Dung Quất.

Câu 6. Đảo, quần đảo nào sau đây không trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Phú Quý.

B. Hoàng Sa.

C. Trường Sa.

D. Phú Quốc.

Câu 7. Đọc thông tin sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Tư liệu. Duyên hải Nam Trung Bộ là một dải đất hẹp, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, nổi tiếng hoạt động du lịch đa dạng. Vùng đất này sở hữu những bãi biển hoang sơ với cát trắng, nước biển trong xanh, hay những thành phố sôi động. Bên cạnh đó, Duyên hải Nam Trung Bộ còn nổi tiếng với những di sản văn hóa thế giới và những danh lam thắng cảnh tự nhiên hùng vĩ.

a) Vùng có hoạt động du lịch đa dạng từ tắm biển, nghỉ dưỡng đến khám phá văn hóa, lịch sử.

b) Duyên hải Nam Trung Bộ có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.

c) Lãnh thổ kéo dài theo chiều tây - đông và tất cả các tỉnh đều giáp biển.

d) Du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ hoạt động mạnh vào mùa đông.

Câu 8: Biết năm 2021, diện tích gieo trồng lúa của Bắc Trung Bộ là 674,0 nghìn ha, sản lượng lúa cả năm của Bắc Trung Bộ đạt 3 951,5 nghìn tấn và số dân khoảng 11,2 triệu người.

a) Tính bình quân lương thực đầu người của Bắc Trung Bộ (đơn vị tính: kg/người, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

b) Tính năng suất lúa của Bắc Trung Bộ năm 2021 (đơn vị tính: tấn/ha, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Phần II. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Lịch Sử và Địa Lí 9 Kết nối tri thức hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên