Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí

Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 

Phẩm chất,
năng lực

Yêu cầu cần đạt

Mã hoá

1. Phẩm chất chủ yếu

Trách nhiệm

Tự giác, chủ động trong việc sử dụng tiền hợp lí.

TN 12.1

Chăm chỉ

Thực hiện việc sử dụng tiền hợp lí, nhắc nhở bạn bè sử dụng tiền hợp lí

CC 12.2

2. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Tự nghiên cứu và tìm hiểu một số cách sử dụng tiền hợp lí.

TCTH 12.3

Giao tiếp và
hợp tác

Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí tình huống; ứng xử khéo léo để sử dụng tiền hợp lí.

GTHT 12.4

3. Năng lực môn học (đặc thù)

Năng lực điều chỉnh hành vi

– Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí.

– Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí.

ĐCHV 12.5

Quảng cáo

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Học liệu

– SGK, SGV, VBT (nếu có).

– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).

– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.

– Các tình huống sử dụng tiền hợp lí.

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ

– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.

– Các hình ảnh minh hoạ tình huống sử dụng tiền hợp lí. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Tiến trình

Hoạt động học
(105 phút)

Mục tiêu

Nội dung dạy học trọng tâm

Phương pháp/ Kĩ thuật/ Hình thức dạy học

Phương án 
đánh giá

Hoạt động Khởi động
(7 phút)

Tạo tâm thế học tập cho HS.

Chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ dùng mình cần hay mình thích.

Đàm thoại

Đánh giá thông qua quan sát thái độ khởi động.

Hoạt động Kiến tạo tri thức mới
(30 phút)

TN 12.1,

CC 12.2,

TCTH 12.3,

ĐCHV 1.5

– Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí.

– Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí.

– Dạy học hợp tác

– Trực quan

– Đàm thoại

– Kĩ thuật Tia chớp

– Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. 

– Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.

Hoạt động Luyện tập
(30 phút)

TN 12.1,

CC 12.2,

TCTH 12.3,

GTHT 12.4,

ĐCHV 12.5

– Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí.

– Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí.

– Dạy học hợp tác

– Dạy học giải quyết vấn đề

– Đàm thoại

– Kĩ thuật Sắm vai

– Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. 

– Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.

Hoạt động Vận dụng
(30 phút)

TN 12.1,

CC 12.2,

TCTH 12.3,

GTHT 12.4,

ĐCHV 12.5

Vận dụng để nhận biết một số biểu hiện của sử dụng tiền hợp lí.

– Dạy học hợp tác

– Dạy học cá nhân

– Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

– Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.

Hoạt động Tổng kết
(8 phút)

Theo yêu cầu cần đạt

Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.

Dạy học cá nhân

Đánh giá qua quan sát thái độ, hành vi.

Quảng cáo

B. Các hoạt động học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Hoạt động Khởi động (7 phút): Chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ dùng mình cần hay mình thích

– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Em sử dụng tiền hợp lí.

Nội dung: Chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ dùng mình cần hay mình thích.

Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.

Tổ chức thực hiện:

1. GV tổ chức cho HS chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ dùng mình cần hay mình thích và giải thích lí do vì sao. 

2. GV có thể nêu gợi ý để HS suy nghĩ và trả lời:

– Kể chi tiết về món đồ em đã mua.

– Phân biệt đồ dùng mình cần và mình thích.

– Vì sao em ưu tiên mua đồ dùng đó?

3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét và tổng kết lại hoạt động để kết nối vào bài học.

Gợi ý: Để sử dụng tiền hợp lí, em cần ưu tiên mua đồ dùng mình cần hơn đồ mình thích.

1. HS lắng nghe yêu cầu của GV.

2. HS suy nghĩ và trả lời. 

 

 

 

3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút)

KTTTM 1. Quan sát tranh và nêu biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí

Mục tiêu: TN 12.1, CC 12.2, TCTH 12.3, ĐCHV 12.5. 

Nội dung: Một số biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

Tổ chức thực hiện: 

1. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS: quan sát các tranh trang 59 SGK và thảo luận để tìm biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

2. Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi nhóm báo cáo một tranh. Sau mỗi lượt báo cáo, các nhóm HS khác bổ sung ý kiến.

Gợi ý:

– Tranh 1: Ghi chép chi tiêu hằng ngày.

– Tranh 2: Tận dụng đồ dùng vẫn còn sử dụng được.

– Tranh 3: Tiết kiệm tiền. 

– Tranh 4: Ưu tiền đồ dùng cần thiết.

3. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét lẫn nhau, GV đánh giá kết quả thi đua của các nhóm. GV nêu yêu cầu mở rộng để khai thác kinh nghiệm của HS: Nêu thêm các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện theo hướng dẫn của GV. 

2. HS thảo luận nhóm và viết ra giấy các biểu hiện sử dụng tiền hợp lí.

 

 

 

 

 

3. HS trình bày sản phẩm và nhận xét lẫn nhau.

 

 

 

 

4. HS lắng nghe GV góp ý, nhận xét.  

KTTTM 2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

Mục tiêu: TN 12.1, CC 12.2, TCTH 12.3, ĐCHV 12.5. 

Nội dung: Ý nghĩa của việc sử dụng tiền hợp lí.

Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động, nêu được ý nghĩa của việc sử dụng tiền hợp lí. 

Tổ chức thực hiện: 

1. GV hướng dẫn HS lập nhóm, đọc câu chuyện Niềm vui tiết kiệm tiền trong trang 60 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

– Em nhận xét như thế nào về cách chi tiêu của Xô-crát?

– Xô-crát tiết kiệm tiền nhằm mục đích gì?

– Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí?

2. GV mời 1 – 2 HS trả lời mỗi câu hỏi và cho HS nhận xét lẫn nhau.

Gợi ý:

– Xô-crát chi tiêu rất tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày từ thức ăn đến quần áo mà không nghĩ đến hưởng thụ cho bản thân.

– Xô-crát tiết kiệm tiền để thực hiện lí tưởng lớn là xây một ngôi trường mang lại sự hiểu biết cho nhiều người.

– Sử dụng tiền hợp lí sẽ giúp ta làm chủ cuộc sống, chủ động tiền bạc để thực hiện những dự định trong tương lai.

3. GV nhận xét, khen ngợi HS và điều chỉnh, nhấn mạnh lại những quan điểm HS nêu chưa chính xác.

4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. HS lập nhóm theo yêu cầu của GV, đọc câu chuyện và thảo luận.

 

2. HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi; các nhóm khác nghe và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. 

 

3. HS lắng nghe GV đúc kết nội dung. 

Quảng cáo

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Đạo đức lớp 5 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Đạo đức 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên