Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hợp chất carbonyl
Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hợp chất carbonyl
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm hợp chất carbonyl (aldehyde và ketone)
- Gọi được tên một số hợp chất carbonyl đơn giản theo danh pháp thay thế và tên thông thường.
- Mô tả được đặc điểm liên kết của nhóm chức carbonyl.
- Trình bày được tính chất vật lí, tính chất hóa học của aldehyde và ketone.
- Thực hiện (hoặc quan sát qua video) một số thí nghiệm minh họa tính chất hóa học của aldehyde, acetone: thí nghiệm oxi hóa aldehyde bằng thuốc thử Tollens, Cu(OH)2/OH- ; phản ứng tạo iodoform; mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hóa học của hợp chất carbonyl, và xác định được hợp chất có chứa nhóm CH3CO-.
- Trình bày được ứng dụng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế acetaldehyde, điều chế acetone.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kỹ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, video để tìm hiểu về aldehyde và ketone.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm: phân công công việc, tổng hợp kết quả, đưa ra kết luận, trình bày và báo cáo trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập môn hóa , đề xuất được hướng giải quyết vấn đề để hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.
2.2.Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được khái niệm, gọi tên một số hợp chất carbonyl đơn giản (C1-C5).
- Nhận xét (từ bảng dữ liệu) được sự thay đổi trạng thái, nhiệt độ sôi, độ tan của một số hợp chất carbonyl khi số nguyên tử cacbon tăng.
- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của aldehyde và ketone.
- Nêu được một số ứng dụng của hợp chất carbonyl.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm oxi hóa aldehyde bằng thuốc thử Tollens, Cu(OH)2/OH- ; từ đó phân biệt được aldehyde và ketone; phản ứng tạo iodoform.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số ứng dụng của hợp chất carbonyl trong đời sống và sản xuất.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về tính chất vật lí, tính chất hóa học của hợp chất carbonyl, ứng dụng của chúng.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
- HS có tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Phiếu bài tập số 1, số 2,..
- Video thí nghiệm; phản ứng oxi hóa aldehyde; các mô hình phân tử ethanal, methanal.
III. Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra đầu giờ, kiểm tra kiến thức cũ lồng vào trong tiết học.
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Thông qua kiến thức về phản ứng oxi hóa không hoàn toàn alcohol, thông qua một số ứng dụng của hợp chất carbonyl, GV dẫn dắt, tạo tâm thế cho HS sẵn sàng muốn tìm hiểu kiến thức.
b) Nội dung:
- Khi học về bài Ancol, trong phản ứng oxi hóa không hoàn toàn, chúng ta đã biết ancol bậc một tạo thành andehit và ancol bậc hai tạo xeton.
- Hợp chất carbonyl có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất cũng như trong thiên nhiên. Chảng hạn, progesteron là hormon của nữ giới; 11-cis-retinal cần thiết cho khả năng nhìn của mắt. Hợp chất carbonyl là gì: Aldehyde và ketone có đặc điểm gì về tính chất vật lí và hóa học? Vai trò của chúng trong đời sống như thế nào?
c) Sản phẩm: HS dựa trên gợi ý của GV, đưa ra dự đoán của bản thân.
d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểm khái niệm, đặc điểm cấu tạo hợp chất carbonyl Mục tiêu: - HS nêu được khái niệm hợp chất cacbonyl - Mô tả được đặc điểm liên kết của nhóm chức carbonyl. | ||
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
|
Giao nhiệm vụ học tập: GV chiếu hình ảnh phân tử một số hợp chất carbonyl lên lên màn hình, yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc SGK, hoàn thành phiếu bài tập sau:
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo cặp đôi. Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận: - Hợp chất carbonyl là hợp chất chứa nhóm carbonyl trong phân tử. + Aldehyde: C=O gắn với ít nhất 1 nguyên tử H. + Ketone: C=O gắn với 2 nguyên tử carbon trong gốc hydrocarbon. |
1. Hợp chất carbonyl là hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa nhóm(nhóm carbonyl). - Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon hoặc –CHO) hoặc nguyên tử hydrogen. ví dụ: HCHO, CH3CHO, CH2=CHCHO, C6H5CHO. - Công thức chung của aldehyde no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO (n≥1). - Ketone là hợp chất hữu cơ có nhóm Carbonyl liên kết với 2 gốc hydrocarbon. Ví dụ: CH3COCH3, CH3CH2COCH3. 2. Hình dạng phân tử của formaldehyde và acetaldehyde: Phân tử của formaldehyde và acetaldehyde đều chứa nhóm Nguyên tử C liên kết với nguyên tử O bằng 1 liên kết s bền và 1 liên kết p kém bền. Liên kết đôi C=O và 2 liên kết đơn cùng nằm trên một mặt phẳng, góc liên kết khoảng 1200. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)