Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột.

- Phân biệt được cách sử dụng các phương pháp chưng cất, chiết, kết tinh.

- Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa, internet để tìm hiểu các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường: ethanol từ hỗn hợp ethanol và nước, chiết tinh dầu quýt.

Quảng cáo

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được cơ sở hóa học của các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. Vận dụng phương pháp chưng cất trong nấu rượu truyền thống; phương pháp chiết trong ngâm rượu thuốc, làm đường phèn bằng phương pháp kết tinh…

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm chưng cất thường: ethanol từ hỗn hợp ethanol và nước, chiết tinh dầu quýt.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được cơ sở hóa học của các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: vận dụng phương pháp chưng cất trong nấu rượu truyền thống; phương pháp chiết trong ngâm rượu thuốc, làm đường phèn bằng phương pháp kết tinh…

3. Phẩm chất:

Quảng cáo

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, yêu con người.

- Trách nhiệm: Bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, thái độ thực nghiệm nghiêm túc.

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động học tập cùng bạn bè.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh về các sản phẩm trong đời sống đã vận dụng phương pháp tinh chế, tách.

- Link video TN kết tinh đường (https://www.youtube.com/watch?v=p_aESvFzugc)

- Phiếu bài tập.

- Hóa chất: Cồn 25o đến 30o, hỗn hợp tinh dầu quýt và nước; hexane, đá bọt.

- Dụng cụ: Ống sinh hàn, nhiệt kế, bình cầu, ống dẫn nước vào, ống dẫn nước ra, thiết bị đun nóng, giá đỡ, phễu chiết, bình tam giác, chổi rửa ống nghiệm, ống hút...

Quảng cáo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra đầu giờ, kiểm tra kiến thức cũ lồng vào trong tiết học.

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV và giải thích.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập:

GV cho HS quan sát hình ảnh, đặt câu hỏi.
Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Câu 1: Hình 1: Đây là một loại rượu quý.

Câu 2: Hình 2: Tên một loại đường phổ biến trong đời sống.

Câu 3: Hình 3: Phương pháp sản xuất truyền thống một loại thức uống có men.

HS trả lời câu hỏi.

- Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, GV gợi ý, hỗ trợ HS.

- Báo cáo, thảo luận:

Đáp án 1: Rượu ngâm nhân sâm.

Đáp án 2: Đường phèn.

Đáp án 3: Nấu rượu.

- Kết luận, nhận định:

GV: Vì sao rượu ngâm nhân sâm lại quý? Người ta dùng phương pháp gì để tạo ra đường phèn từ đường? Nấu rượu? Chúng ta nghiên cứu bài học:

PHƯƠNG PHÁP TÁCH VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 2.1: Nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

a) Mục tiêu: Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột.

b) Nội dung: Dạy học theo trạm.

bai9

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến:

Phiếu học tập số 1: Phương pháp chưng cất

Nguyên tắc: Dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất lỏng trong hỗn hợp ở áp suất nhất định.

Cách tiến hành: Đun nóng hỗn hợp chất lỏng, chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển thành hơi sớm hơn và nhiều hơn. Sau đó làm lạnh, hơi ngưng tụ thành dạng lỏng chứa chủ yếu chất có nhiệt độ sôi thấp hơn.

Chú ý: Thường dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.

- Khi chưng cất chất lỏng dễ cháy cần đun nóng bằng cách chưng cách thủy, cách dầu

Vd: Nấu rượu thủ công, chưng cất tinh dầu.


Phiếu học tập số 2: Phương pháp chiết

Nguyên tắc: Dựa trên độ hòa tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hòa tan vào nhau

Cách tiến hành: Vd: chiết lỏng- lỏng ( 4 bước); chiết lỏng - rắn (3 bước) ( Nội dung trang 54 SGK.

Chú ý: Dùng để tách các chất có độ hòa tan khác nhau trong các môi trường không tan vào nhau.

Vd: Ngâm rượu thuốc; chiết xăng ra khỏi hỗn hợp xăng – nước…


Phiếu học tập số 3: Phương pháp kết tinh

Nguyên tắc: Dựa trên độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ của chúng để tách và tinh chế.

Cách tiến hành: Hòa tan hỗn hợp chứa chất cần tinh chế vào dung môi thích hợp ở nhiệt độ cao, lọc nóng để thu được dung dịch bão hòa rồi để nguội hoặc làm lạnh từ từ. Chất rắn cần tinh chế sẽ tách ra. Lọc, rửa và làm khô sau đó kết tinh lại nhiều lần trong cùng dung môi hoắc các dung môi khác

Chú ý: Dùng để tách chất từ hỗn hợp chất rắn dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ.

- Kết tinh lại nhiều lần để thu được chất tinh khiết.

Vd: Làm đường cát, đường phèn từ mía;

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên