Giáo án Khoa học lớp 4 Bài 10: Âm thanh - Chân trời sáng tạo

Giáo án Khoa học lớp 4 Bài 10: Âm thanh - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

- Lấy được ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh họa các vật phát ra âm thanh đều rung động.

- Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.

- So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

* Năng lực riêng:

- Thực hành thí nghiệm đơn giản chứng minh các vật phát ra âm thanh đều rung động.

Quảng cáo

- Vận dụng kiến thức đã học giải thích sự truyền âm trong chất khí, chất lỏng, chất rắn.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Các hình trong bài 10 SGK; các dụng cụ liệt kê trong bài:

+ Tiết 1: Thước nhựa cứng, mỏng, dây cao su. Thìa (muỗng), chậu hoặc nồi bằng kim loại, sáu cốc thủy tinh giống nhau, một chai nước, một thìa kim loại.

+ Tiết 2: Một chậu nước, hai chiếc thìa kim loại, một bàn gỗ. Ống giấy hoặc ống nhựa, hai phễu, băng dán, kéo.

Quảng cáo

- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.

2. Đối với học sinh:

- SGK.

- VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về vai trò của âm thanh.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai nói đấy?”

- GV phổ biến luật chơi: Một bạn lấy tay bịt mắt, bốn bạn khác đứng xung quanh. Một trong bốn bạn này gọi tên bạn đang bịt mắt. Bạn bịt mắt đoán tên bạn vừa gọi mình. Nếu đoán đúng, HS bịt mắt sẽ được bông hoa khen ngợi.

- GV đặt câu hỏi: Nhờ vào đâu mà bạn bịt mắt đoán được ai vừa gọi tên mình?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Trong trò chơi trên, âm thanh giúp chúng ta phân biệt được các bạn trong lớp. Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay: Âm thanh (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thí nghiệm: Khi nào thì một vật phát ra âm thanh?

a. Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm minh họa các vật phát ra âm thanh đều rung động.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thực hiện thí nghiệm như hình 2 và 3 (SGK, trang 43).

- GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm.

- GV đặt câu các hỏi:

+ Em có nghe thấy âm thanh từ cây thước và từ dây cao su không?

+ Thước và dây cao su có rung động không? Em có thể kết luận gì về mối liên hệ giữa sự phát ra âm thanh và sự rung động của vật?

- GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 


- GV nhận xét, rút ra kết luận: Vật rung động khi phát ra âm thanh.

Hoạt động 2: Cùng thảo luận: Xác định nguồn âm

a. Mục tiêu: HS nhận xét và xác định được nguồn âm trong một số trường hợp cụ thể.

b. Cách tiến hành:

a) Vật rung khi phát ra âm thanh

- GV chia lớp thành các nhóm 6.

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thực hành thí nghiệm như hình 4 (SGK, trang 44).

- GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời

các câu hỏi:

+ Vật nào là nguồn âm?

+ Vật này có rung động khi phát ra âm thanh không?

 

 

 

 

- HS lắng nghe.


- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.


- HS trả lời: Nhờ vào giọng nói của bạn gọi tên.


- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- HS làm thí nghiệm theo nhóm.


- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 


- HS trả lời:

+ Em có nghe thấy âm thanh từ cây thước và dây cao su.

+ Cả thước và dây cao su đều rung động ⇒ Các vật phát ra âm thanh đều rung động.

- HS lắng nghe, ghi chép.

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe các yêu cầu của GV.

- HS làm thí nghiệm theo nhóm.


- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Chậu (hoặc nồi) kim loại là nguồn âm.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Khoa học lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên