Giáo án Khoa học lớp 4 Bài 4: Không khí xung quanh ta - Cánh diều
Giáo án Khoa học lớp 4 Bài 4: Không khí xung quanh ta - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 4 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được tên thành phần chính của không khí.
- Quan sát, làm thí nghiệm để: nhận biết được sự có mặt của không khí; xác định được một số tính chất của không khí; nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi.
- Trình bày được ứng dụng tính chất của không khí đối với đời sống.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
* Năng lực riêng:
- Kể được tên thành phần chính của không khí.
- Trình bày được ứng dụng tính chất của không khí đối với đời sống.
- Nhận biết được sự có mặt của không khí.
- Xác định được một số tính chất của không khí.
- Nhận biết được trong không khí có hơi nước và bụi.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
a. Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm :
+ Thí nghiệm nhận biết trong không khí có hơi nước: 2 cốc nước như nhau, bên ngoài thành 1 cốc có dán chữ A, 1 cốc có dán chữ B và một số viên nước đá (có thể lấy từ phích đựng đá chung của cả lớp).
+ Thí nghiệm nhận biết không khi có ở khắp nơi: 1 chậu nước, 1 chai có nắp đậy và 1 miếng mút xốp khô.
+ Thí nghiệm tìm hiểu tính chất giãn nở của không khí: 1 chiếc bơm tiêm mới.
b. Đối với học sinh:
- SHS, VBT.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
- Tiết 1: Khởi động đến hết hoạt động 3
- Tiết 2: Hoạt động 4 đến hết hoạt động 6.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 – TỪ MỞ ĐẦU ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 3 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Khí nào trong không khí cần cho sự hô hấp của con người, động vật, thực vật? - GV gọi một số HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương. - GV đặt câu hỏi: “Ngoài ô-xi, không khí còn có những thành phần nào nữa”. - GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta không thể sống nếu thiếu không khí. Vậy thành phần của không khí là gì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay Bài 4 – Không khí xung quanh ta (Tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định thành phần không khí a. Mục tiêu: Kể được tên thành phần chính của không khí. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 – 3 trang 17 SGK và trả lời các câu hỏi: + Thành phần chính của không khí là gì? + Ngoài các thành phần chính, trong không khí còn chứa những gì? - GV mời 1 – 2 nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác. - GV chốt: Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, không khí còn chứa khí các-bô-níc và các chất khí khác. Trong không khí có cả khói, bụi. |
- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
- HS trả lời: Khí trong không khí cần cho sự hô hấp của con người, động vật, thực vật là ô- xi - HS lắng nghe và suy nghĩ.
- HS trình bày ý kiến trước lớp. - HS theo dõi, ghi bài mới.
- HS chia theo nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời: + Thành phần chính của không khí gồm: ô-xi, ni-tơ. + Ngoài các thành phần chính, trong không khí còn chứa: khí các-bô-níc và các chất khí khác. - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Khoa học lớp 4 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4