Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Yêu cầu cần đạt
1.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nói được về cảm giác an toàn và quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại.
- Trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
- Lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần.
- Đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm để lập danh sách những người đáng tin cậy.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc đưa ra các yêu cầu được giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.
1.3. Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: Giúp đỡ bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.
- Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận và chia sẻ với người thân.
2. Đồ dùng dạy học
- Tiết 1:
Hoạt động |
GV |
HS |
Khởi động |
Câu hỏi khởi động (SGK trang 89). |
SGK trang 89. |
Tìm hiểu về cảm giác an toàn của trẻ em |
Hình 1 – 6 (SGK trang 89). |
SGK trang 89. |
Tìm hiểu quyền được an toàn của trẻ em |
SGK trang 90. |
SGK trang 90. |
- Tiết 2:
Hoạt động |
GV |
HS |
Khởi động |
Trò chơi khởi động. |
|
Cùng thảo luận |
SGK trang 91. |
SGK trang 91. |
Xử lí tình huống |
SGK trang 91. |
SGK trang 91. |
Tìm hiểu một số nguy cơ bị xâm hại tình dục ở trẻ em, cách phòng tránh và ứng phó |
Các hình 8 – 13 (SGK trang 92). |
SGK trang 92. |
- Tiết 3:
Hoạt động |
GV |
HS |
Khởi động |
Trò chơi khởi động. |
|
Đóng vai, xử lí tình huống |
SGK trang 93. |
SGK trang 93. |
Em tập làm nhà khoa học |
SGK trang 93. |
SGK trang 93. |
Tiết 1
3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)
3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Khơi gợi cho HS chia sẻ về một số cảm giác lo sợ, không an toàn để dẫn dắt vào bài học mới.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV tổ chức cho từng cặp HS hỏi ‒ đáp theo nội dung câu hỏi: Em đã bao giờ có cảm giác lo sợ, không an toàn chưa? - GV chú ý: Đây là câu hỏi khá nhạy cảm về vấn đề riêng tư nên GV hướng dẫn HS hỏi và trả lời một cách cởi mở, tôn trọng các câu trả lời và chia sẻ với các bạn. Các cảm giác lo sợ, không an toàn có rất nhiều ở xung quanh các em, có thể là chưa làm xong bài tập, vắng mẹ khi mẹ đi công tác, đến một nơi có nhiều người lạ, bóng tối,… - GV đến từng nhóm để mời HS trả lời và lắng nghe, chia sẻ với các em. - GV dẫn dắt vào bài học “Phòng tránh bị xâm hại”. |
- HS hỏi ‒ đáp theo cặp. Một bạn hỏi, bạn còn lại trả lời. Ví dụ: + Bạn A hỏi: Bạn đã bao giờ có cảm giác lo sợ, không an toàn chưa? + Bạn B trả lời: Mình đã trải qua cảm giác lo sợ khi bị lạc mẹ ở siêu thị. - HS các nhóm lần lượt chia sẻ. - HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS cởi mở, chia sẻ những cảm giác lo sợ, không an toàn mà HS đã trải qua.
3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức
3.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cảm giác an toàn của trẻ em (15 phút)
a) Mục tiêu: HS nhận biết và nói được những cảm giác an toàn, không an toàn của trẻ em. Từ đó giúp HS biết giải toả tâm lí, tránh lo âu, trầm cảm.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
– GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức cho HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK trang 89, 90), thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau: + Những tình huống nào cho em cảm giác an toàn? Vì sao? + Những tình huống nào cho em cảm giác không an toàn? Vì sao? + Chia sẻ với bạn một số tình huống cho em cảm giác an toàn và không an toàn khác mà em đã trải qua. * Lưu ý: Đối với 2 tình huống sau: + Hình 5: là hiện tượng khá phổ biến ở lứa tuổi học trò, vì vậy GV nên nhắc nhở HS tránh gây bất an cho bạn. + Hình 6: là tình huống nhạy cảm, tuy nhiên cũng khá phổ biến nên GV cần hướng dẫn HS biết chia sẻ yêu thương đối với những bạn không may gặp phải hoàn cảnh này. - GV tổ chức cho HS lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình. HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV khuyến khích HS chia sẻ thêm những cảm giác an toàn hoặc không an toàn khác mà các em đã trải qua. – GV nhận xét chung và rút ra kết luận: Cảm giác an toàn khi được yêu thương, che chở, bảo vệ, chăm sóc từ người thân, bạn bè,... Cảm giác không an toàn, lo lắng, sợ hãi khi bị doạ nạt, không hợp tác, xa vắng người thân,… |
- HS chia nhóm và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. - HS quan sát hình, thảo luận nhóm để mô tả nội dung các hình. * Những tình huống cho cảm giác an toàn: + Hình 1: Bố ôm con vào lòng, chúc con vui và học tốt trước khi con vào lớp: cảm giác được yêu thương và che chở, tiếp thêm sức mạnh để con vui vẻ tới trường. + Hình 3: Cảnh gia đình hạnh phúc: cả nhà vui chơi cùng nhau, tạo cảm giác an toàn cho các thành viên trong gia đình. + Hình 4: Cảnh các bạn quan tâm và chia sẻ với bạn không may bị khuyết tật, giúp bạn hoà nhập với cộng đồng. * Những tình huống cho cảm giác không an toàn: + Hình 2: Cảm giác không an toàn, sợ hãi vì bị doạ nạt. + Hình 5: Tình huống không an toàn, bị bạn bè chia rẽ không cho chơi cùng. + Hình 6: Bạn trai ngồi nhìn bức ảnh, nhớ bố mẹ (có thể là bố mẹ đi công tác, gia đình chia li,…). - HS chia sẻ câu trả lời và nhận xét lẫn nhau. - HS chia sẻ theo khả năng hiểu biết của bản thân. - HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS thảo luận theo nhóm 4 hoặc nhóm 6.
- HS rút ra được kết luận: Cảm giác an toàn khi được yêu thương, che chở, bảo vệ, chăm sóc từ người thân, bạn bè,... Cảm giác không an toàn, lo lắng, sợ hãi khi bị doạ nạt, không hợp tác, xa vắng người thân,…
3.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu quyền được an toàn của trẻ em (15 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được một số quyền được an toàn của trẻ em thông qua Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật Trẻ em của Việt Nam.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV tổ chức cho HS đọc các thông tin về quyền được an toàn của trẻ em trong SGK trang 90. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Trẻ em có những quyền cơ bản nào để được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại? - GV hướng dẫn HS tìm các từ khoá quan trọng trong mỗi nội dung của các quyền, cùng nhau phân tích để hiểu rõ nội dung từng quyền và liên hệ thực tế xem bản thân mình và những người xung quanh đã đảm bảo có được các quyền này chưa. - GV khuyến khích từng HS trong nhóm phát huy các năng lực của mình để hoàn thành bài tốt nhất như có thể minh hoạ các nội dung trên bằng hình ảnh, sơ đồ tư duy,… - GV tổ chức cho HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. |
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS có thể thảo luận nhóm và trả lời: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, bảo đảm các điều kiện sống; quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt,… - HS tìm từ khoá quan trọng của mỗi quyền, viết hoặc vẽ vào giấy khổ A4 hoặc A3. - HS lắng nghe và thực hiện. - Đại diện từng nhóm lên chia sẻ sản phẩm của nhóm. - HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 25: Chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học lớp 5 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Khoa học 5 chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)