Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường

Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Vẽ được sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức về các chức năng của môi trường, những tác động của con người đến môi trường.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học trong việc tổng kết bài học và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công ở trường, ở lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong tiến hành tạo sản phẩm, điều tra, thảo luận.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua thiết kế sơ đồ tư duy, xây dựng dự án.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm: Cẩn thận, tuân thủ theo các hướng dẫn của giáo viên.

- Trung thực trong quá trình hoạt động nhóm, thảo luận, xây dựng dự án.

Quảng cáo

- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu các vấn đề về môi trường, từ đó biết đề xuất một số biện pháp để vận dụng vào đời sống: bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

2. Đồ dùng dạy học

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Trò chơi “Ai nhanh hơn?”.

Tìm tên bài hát, câu thơ có nội dung liên quan đến chủ đề Sinh vật và môi trường.

Sơ đồ hoá chủ đề Sinh vật và môi trường

- Giấy khổ A1 (8 tờ).

- Bút màu, bút chì (2 bộ).

- Kệ treo tranh (8 cái).

- SGK trang 105.

- Bút màu, bút chì (mỗi nhóm).

- SGK trang 105.

Em tập làm tuyên truyền viên.

- Giấy khổ A3 hoặc A0 (tuỳ điều kiện của nhà trường).

- SGK trang 105.

- Giấy khổ A3, bút màu.

- SGK trang 105.

3. Các hoạt động dạy học

3.1. Hoạt động khởi động (3 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại những kiến thức đã học trong chủ đề Sinh vật và môi trường.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi.

Quảng cáo

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành hai đội chơi.

- GV tổ chức cho hai đội thi đua tìm tên bài hát hoặc những câu hát, câu thơ hoặc câu đố có nội dung liên quan đến chủ đề Sinh vật và môi trường.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường”.

- HS chia đội.

- HS tham gia trò chơi. Tuỳ theo năng lực của từng nhóm, HS có thể tìm các bài hát hay câu thơ,… Ví dụ: tên bài hát Trái Đất này là của chúng mình, Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, Hát cho hành tinh xanh,…

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS tích cực tham gia trò chơi, tìm được nhiều tên bài hát hoặc câu thơ phù hợp với chủ đề Sinh vật và môi trường.

3.2. Hoạt động 1: Sơ đồ hoá chủ đề Sinh vật và môi trường (17 phút)

a) Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ tư duy củng cố kiến thức, ôn tập và khái quát hoá nội dung về chủ đề Sinh vật và môi trường.

Quảng cáo

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật phòng tranh.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu HS tham khảo sơ đồ gợi ý (SGK trang 105), thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ: Viết, vẽ những điều em đã học được trong chủ đề Sinh vật và môi trường.

- GV hướng dẫn, gợi mở để HS nhớ lại các kiến thức cốt lõi đã học được trong chủ đề Sinh vật và môi trường. GV cần khuyến khích HS sáng tạo, phát huy các năng lực như vẽ, viết,… để hoàn thành sơ đồ khái quát các kiến thức đã học được trong chủ đề một cách đầy đủ và đẹp nhất.

* Lưu ý: GV khuyến khích HS vẽ, viết bằng sơ đồ tư duy theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.

- GV tổ chức cho các nhóm treo sản phẩm lên kệ tranh (đặt ở xung quanh lớp) để chia sẻ với bạn.

- GV tổ chức cho HS của các nhóm tham quan và nhận xét lẫn nhau.

- GV mời một số nhóm chia sẻ sản phẩm trước lớp.

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung và nhắc lại các kiến thức cốt lõi đã học được trong chủ đề Sinh vật và môi trường.

- HS chia nhóm.

- HS các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trong thời gian 7 phút.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- Các nhóm đính sản phẩm lên kệ tranh.

- Tất cả HS di chuyển trật tự để quan sát sản phẩm của nhóm bạn và nhận xét.

- Đại diện một số nhóm lên chia sẻ sản phẩm.

- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS thảo luận theo nhóm 6.

- HS tạo được sản phẩm sơ đồ tư duy vừa khái quát các kiến thức cốt lõi của chủ đề Sinh vật và môi trường vừa có tính thẩm mĩ.

3.3. Hoạt động 2: Em tập làm tuyên truyền viên (15 phút)

a) Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về các nội dung chính đã học (chức năng của môi trường đối với sinh vật, những tác động của con người đến môi trường, một số việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường); phát triển năng lực tìm tòi khám phá và thuyết trình.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức cho HS đọc yêu cầu của mục 2 trong SGK trang 105.

- GV yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một trong các chủ đề sau để sưu tầm tranh, ảnh và làm thành một bộ sưu tập:

+ Chức năng của môi trường đối với sinh vật.

+ Những tác động của con người đến môi trường.

+ Chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

*Lưu ý: Tuỳ điều kiện thực tế, GV có thể yêu cầu các nhóm vẽ, viết các nội dung theo chủ đề đã lựa chọn thay cho hoạt động sưu tầm tranh, ảnh.

- GV mời đại diện một số nhóm lên thuyết trình, đóng vai là các nhà tuyên truyền viên.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm có nội dung tuyên truyền sáng tạo, thuyết trình tự tin, lưu loát,...

- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cốt lõi về:

+ Các chức năng của môi trường đối với sinh vật.

+ Những tác động của con người đến môi trường.

+ Các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- HS chia nhóm và đọc yêu cầu của mục 2 trong SGK trang 105.

- Mỗi nhóm chọn chủ đề và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

- Đại diện các nhóm đóng vai là tuyên truyền viên để để trình bày sản phẩm trước lớp.

- HS các nhóm nhận xét và bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS thực hành theo nhóm 6.

- HS nhắc lại được các kiến thức đã học về chức năng của môi trường đối với sinh vật; những tác động của con người đến môi trường; biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học lớp 5 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Khoa học 5 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên