Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên
Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Dựa vào các đặc điểm của vật để phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: chủ động thảo luận nhóm, nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao, chủ động tìm kiếm thông tin và tham khảo nội dung SGK. Tự đánh giá cách thực hiện và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trong các hoạt động nhóm, học sinh biết lắng nghe, hỗ trợ các bạn, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tập trung suy nghĩ và đưa ra các phương án giải quyết vấn đề GV đưa ra hoặc phát sinh trong quá trình làm thực hành, thảo luận nhóm.
- Năng lực KHTN:
+ Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
+ Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.
+ Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về các thành tựu khoa học tự nhiên của một lĩnh vực nhất định.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để góp phần phát triển đất nước, bảo vệ thiên nhiên.
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Tranh ảnh cho bài dạy, giáo án, máy chiếu (nếu có), bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh GV yêu cầu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
+ Gắn kết kiến thức, kĩ năng khoa học mà các em được học từ cấp tiểu học và từ cuộc sống với chủ đề bài học mới.
+ Kích thích cho HS suy nghĩ thông qua việc thể hiện bằng cách nêu một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật của thế giới tự nhiên.
b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình bày vấn đề, trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV nêu vấn đề: Nhận thức thế giới tự nhiên xung quanh luôn luôn là khát vọng, là nhu cầu của con người từ cổ xưa cho đến ngày nay. Những hiểu biết về thế giới tự nhiên sẽ giúp cho con người phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời đời sống về cả vật chất và tinh thần.
Thế giới tự nhiên xung quanh ta thật phong phú và đa dạng, bao gồm các hiện tượng thiên nhiên, động vật, thực vật... và cả con người.
- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật trong thế giới tự nhiên?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi sau 3 phút suy nghĩ.
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thế nào là khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, thảo luận.
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm KHTN.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và thảo luận, trả lời câu hỏi: Thế nào là khoa học tự nhiên? - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát hình 1.1 sgk và nhận xét những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- GV yêu cầu HS: Hãy tìm thêm ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên khoa học tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra câu trả lời. - GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình HS thảo luận và làm việc nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận - HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá nhân. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. |
I. Thế nào là khoa học tự nhiên - Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người. - Hoạt động nghiên cứu hình 1.1: a. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi b. Tìm hiểu vũ trụ g. Lai tạo giống cây trồng mới. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
a) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, thảo luận.
c) Sản phẩm: HS trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát hình 1.2 sgk và trả lời câu hỏi: “KHTN có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra câu trả lời. GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận - HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá nhân. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. |
II. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống + Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người. + Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế + Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. + Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, thảo luận.
c) Sản phẩm: HS đưa ra kết luận. Mức độ tham gia hoạt động của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát hình 1.3 sgk và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên?
- GV chia lớp thành các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Hãy lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, theo gợi ý trong bảng 1.2:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận. - GV gọi HS đánh giá kết quả của nhóm bạn Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá kết luận. |
III. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên - Đối tượng nghiên cứu: Sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến con người. - Các lĩnh vực KHTN: + Sinh hoạt nghiên cứu về sinh vật và sự sống trên Trái Đất. + Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất. + Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự biến đổi của chúng trong tự nhiên. + Hóa học nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vật sống và vật không sống
a) Mục tiêu: Phân biệt được vật sống và vật không sống trong khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: GV cho HS quan sát các hình 1.4, 1.5 sgk thảo luận, thực hiện yêu cầu.
c) Sản phẩm: HS đưa ra những đặc trưng để nhận biết vật sống trong tự nhiên.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: GV cho HS quan sát hình 1.4 và yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Nêu tên những vật sống, vật không sống trong hình trên? Nhiệm vụ 2: - GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ về vật sống và vật không sống. - GV cho HS quan sát hình 1.5, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm giúp em nhận biết vật sống? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận. - GV gọi HS đánh giá kết quả thảo luận của các bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cần ghi nhớ. |
IV. Vật sống và vật không sống Quan sát hình 1.4 ta thấy: + Vật sống: con cá, con chim, mầm cây, con sứa + Vật không sống: xe đạp, cái cốc, đôi giày. => Vật sống mang những đặc điểm của sự sống, vật không sống không mang những đặc điểm của vật sống. - Đặc điểm của vật sống: + Thu nhận chất dinh dưỡng cần thiết từ môi trường. + Thải bỏ chất thải (khí oxi, phân…) + Biết vận động + Lớn lên và tăng trưởng + Có khả năng sinh sản + Cảm ứng + Chết đi |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức mới vừa học.
b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, thảo luận đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đưa ra phiếu học tập, yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận, đưa ra câu trả lời
PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Lập bảng sự khác biệt giữa vật sống và vật không sống theo bảng mẫu:
Câu 2: Hãy ghi vào bảng ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực Khoa học tự nhiên?
|
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
- GV thu phiếu học tập từ các nhóm, gọi 1 số nhóm báo cáo kết quả thực hiện, đại diện nhóm đứng dậy trình bày:
Câu 1:
Vật sống |
Vật không sống |
Sinh vật mang những đặc điểm của sự sống. |
Vật không mang những đặc điểm của sự sống. |
Các sinh vật có khả năng sinh sản |
Vật không có khả năng sinh sản |
Để sinh tồn, các sinh vật phụ thuộc vào nước, không khí và thức ăn |
Không cần yêu cầu như vậy |
Nhạy cảm và phản ứng nhanh với các kích thích |
Không nhạy cảm và không phản ứng |
Cơ thể trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển |
Không sinh trưởng và phát triển |
Sống đến tuổi thọ nhất định sẽ bị chết |
Không có khái niệm tuổi thọ |
Có thể di chuyển |
Không thể tự di chuyển |
Câu 2: Các đối tượng nghiên cứu thuộc các lĩnh vực:
+ Năng lượng điện, âm thanh: Vật lí
+ Kim loại: Hóa học
+ Tế bào, con người: Sinh học
+ Mặt trăng, sao chổi: Thiên văn học
+ Trái đất: Khoa học trái đất.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời nhanh.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Sau khi học xong bài học, vậy theo các em, chiếc xe máy nhận xăng, thải khói và chuyển động. Vậy xe máy có phải là vật sống không?
- HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi: Chiếc xe máy không phải là vật sống vì xe máy không có những đặc điểm sau: sinh sản, cảm ứng và lớn lên và chết.
- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Biết được một số các nhà khoa học nổi tiếng (Marie Curie, Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng,...) và xây dựng bộ sưu tập hình ảnh về các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ và trình bày tại lớp nếu còn thời gian, nếu hết giờ thì GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hãy tìm hiểu các nhà khoa học nổi tiếng Tôn Thất Tùng và Trần Đại Nghĩa đã nghiên cứu về lĩnh vực khoa học gì và có đóng góp như thế nào cho sự phát triển của đất nước?
Câu hỏi 2: Hãy xây dựng bộ sưu tập hình ảnh về các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học, khoa học Trái Đất.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
- Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian
- Bài 4: Đo nhiệt độ
- Bài 5: Sự đa dạng của chất
- Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)