Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 15: Khóa lưỡng phân
Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 15: Khóa lưỡng phân
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân trong phân loại một số nhóm sinh vật.
- Thực hành xây dựng được khóa lưỡng phân với đối tượng sinh vật.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: một số hình khối bằng gỗ hoặc nhựa, sơ đồ và bảng phân loại một số loài, sơ đồ và bảng phân loại một số cây trong vườn, giáo án, sgk, máy chiếu.
2 - HS : Sgk, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của HS. Kiểm tra kĩ năng phân loại của HS, cách xây dựng tiêu chí phân loại.
b) Nội dung: GV đưa các khối hình cho HS quan sát, trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng các khối hộp nhiều màu sắc cho HS quan sát và yêu cầu các nhóm suy nghĩ, thảo luận và phân chia các khối hộp theo hình dạng, màu sắc...
- GV nghe câu trả lời của HS, từng bước dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sử dụng khóa lưỡng phân trong phân loại sinh vật
a) Mục tiêu: Nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân trong phân loại nhóm sinh vật.
b) Nội dung: GV trình bày nội dung, hướng dẫn cho HS quan sát, thực hiện.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu định nghĩa khóa lưỡng phân và các dạng khóa lưỡng phân. - GV hướng dẫn HS cách xây dựng một khóa lưỡng phân bằng ví dụ cụ thể ở hình trong sgk: + Bước 1: Liệt kê các đặc điểm. Hãy liệt kê các đặc điểm có thể quan sát được. + Bước 2: Sắp xếp các đặc điểm theo thứ tự. Khi xây dựng khoá lưỡng phân, trước tiên ta cần bắt đầu với các đặc điểm chung nhất, trước khi chuyển sang các đặc điểm cụ thể hơn. + Bước 3: Chia mẫu vật. Ta có thể sử dụng câu hỏi để chia mẫu vật của bạn thành hai nhóm và nên bắt đầu từ đặc điểm chung nhất. + Bước 4: Chia nhỏ mẫu hơn nữa. Dựa vào đặc điểm tương phản tiếp theo, chia nhỏ mẫu vật. Tiếp tục chia nhỏ các mẫu còn lại bằng cách đặt đủ câu hỏi cho đến khi xác định và đặt tên cho tất cả chúng. + Bước 5: Vẽ sơ đồ khoá lưỡng phân. Có thể tạo một khoá lưỡng phân bằng cách viết hoặc vẽ sơ đồ. + Bước 6: Kiểm tra. Khi đã hoàn thành khóa lưỡng phân, kiểm tra lại để chắc chắn khoá lưỡng phân vừa tạo hoạt động một cách chính xác. Cần tập trung vào mẫu vật mà ta đang cố gắng xác định và xem qua các câu hỏi trong khóa lưỡng phân để xem liệu có xác định được mẫu đó ở phần cuối hay không, nếu không, cần thực hiện các điều chỉnh cho phù hợp. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo từng bước trong hướng dẫn ở trang 90 SGK để xác định các loài động vật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe GV hướng dẫn, nắm rõ các bước thực hiện khóa lưỡng phân và một số lưu ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày các bước thực hiện khóa lưỡng phân từ ví dụ trong sgk. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động. |
I. Sử dụng khóa lưỡng phân trong phân loại sinh vật - Khóa lưỡng phân là phương pháp được dùng để xác định một loài bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi dựa trên các đặc điểm tương phản khi có hai kết quả xảy ra. - Có hai dạng khóa lưỡng phân: dạng sơ đồ phân nhanh và dạng viết. - Một số lưu ý khi xây dựng khóa lưỡng phân: + Chỉ xem xét một đặc điểm tại một thời điểm. + Sử dụng các đặc điểm hình thái nhiều nhất có thể. + Sử dụng các đặc điểm chung nhất ở bước đầu và sử dụng các đặc điểm ít điểm chung hoặc ít rõ ràng hơn để chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn. + Khi viết, hãy sử dụng các từ tương phản. |
Hoạt động 2: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
a) Mục tiêu: Thực hành xây dựng được khóa lưỡng phân với đối tượng sinh vật.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, giảng giải để HS nắm rõ cách xây dựng khóa lưỡng phân.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV treo sơ đồ và bảng phân loại một số cây trong vườn, nhắc lại quy trình thực hiện, yêu cầu HS tạo nhóm, tạo khóa lưỡng phân theo nội dung nhóm lựa chọn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, tìm nội dung thực hiện, vạch ra các bước thực hiện để đưa ra sản phẩm cuối cùng. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện từng nhóm đứng dậy trình bày kết quả thực hiện của nhóm mình. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động. |
II. Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân - Sản phẩm của các nhóm |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập kiến thức về khóa lưỡng phân trong phân loại sinh vật.
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài luyện tập trang 90 sgk.
- HS thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:
Các bước |
Đặc điểm |
Tên cây |
1a 1b |
Lá không xẻ thành nhiều thùy |
(Đi tới bước 2) |
Lá xẻ thành nhiều thùy hoặc lá xẻ thành nhiều lá con. |
(Đi tới bước 3) |
|
2a 2b |
Lá có mép lá nhẵn |
Lá bèo nhật bản |
Lá có mép lá răng cưa |
Lá cây ô rô |
|
3a 3b |
Lá xẻ thành nhiều thùy, các thùy xẻ sâu |
Lá cây sắn |
Lá xẻ thành nhiều thùy là những lá con, xếp dọc hai bên cuống lá. |
Lá cây hoa hồng |
- GV nhận xét, chốt lại đáp án.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Ứng dụng được khóa lưỡng phân vào cuộc sống
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS về nhà hoàn thành
c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà xây dựng khóa phân lưỡng trong phân loại sinh vật.
- HS về nhà hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- GV nhận xét, đánh giá quá tiết học.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Bài 16: Virus và vi khuẩn
- Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
- Bài 18: Đa dạng nấm
- Bài 19: Đa dạng thực vật
- Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)