Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 19: Đa dạng thực vật
Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 19: Đa dạng thực vật
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch dẫn (Rêu); Thực vật có mạch dẫn, không có hạt (Dương vi); Thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có họ (Hạt trần); Thực vật có mạch dẫn, có hạt, có hoa (Hạt kín).
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ Trình bày được các đặc điểm của các sự vật, hiện tượng, vai trò của các sự vật, hiện tượng của các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, đối diện...
+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: bút, giấy, băng dính, nam châm, hình ảnh liên quan, bảng so sánh thực vật...
2 - HS : Sgk, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Khai thác vốn sống của HS về các nhóm thực vật, kĩ năng phân loại thực vật.
b) Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Gọi tên thực vật”.
c) Sản phẩm: Quá trình HS chơi trò chơi.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng hình thức hoạt động nhóm. GV giao nhiệm vụ, để tạo sự thì đua giữa các nhóm, vì đây là nội dung đo sự hiểu biết của HS nên tập trung vào tốc độ và kỹ năng thảo luận.
- GV quan sát, hướng dẫn HS đưa ra được tiêu chí phân loại của nhóm mình.
- Từ kết quả của tất cả các nhóm, GV thống kê tổng số thực vật nêu được, nhận sự phù hợp của cách phân loại với tiêu chí đưa ra, đánh giá sự hiểu biết, vốn sống của HS về thực vật. GV hướng HS đến tiêu chí phân loại của phần sau (phần xét về các nhóm thực vật).
- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phân loại các nhóm thực vật
a) Mục tiêu: Gọi tên được các nhóm thực vật, nêu được tiêu chí phân loại các nhóm thực vật.
b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, quan sát, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu vấn đề, hỏi HS tiêu chí phân loại các nhóm trong phần Mở đầu đã chính xác chưa, còn có cách phân chia nào khác không. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 19.1 SGK về sơ đồ phân loại các nhóm thực vật, GV yêu cầu HS nêu tiêu chí phân loại, cách phân loại theo khóa lưỡng phân, từ đó nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân loại. - GV chú ý HS cách nhận biết đặc điểm của nhóm từ dưới lên trên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - Các HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức. |
I. Các nhóm thực vật - Thực vật được chia thành nhiều nhóm dựa trên các đặc điểm: có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn, có hạt hoặc không có hạt, có hoa hoặc không có hoa. Cụ thể: + Rêu: không có mạch dẫn + Dương xỉ: có mạch dẫn, không có hạt + Hạt trần: có mạch dẫn, có hạt, không có hoa + Hạt kín: có mạch dẫn, có hạt, có hoa. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhóm thực vật không có mạch dẫn (rêu)
a) Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm giúp nhận biết rêu.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn Hs quan sát hình 19.2 SGK, chỉ ra các đặc điểm nhận biết ban đầu khi nhìn thấy thảm thực vật và đặc điểm cấu tạo của cây rêu có khác gì so với các loại thực vật mà em đã biết.
- Sau đó, GV chiếu cho HS xem thêm một số hình ảnh tại các vị trí khác nhau để thấy được môi trường sống đặc trưng của rêu, giúp HS phân biệt với tảo hay dương xỉ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức tìm ra đặc điểm nhận biết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện một số HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
II. Thực vật không có mạch dẫn (rêu) - Rêu là thực vật nhỏ bé, thường mọc từng đám. - Đặc điểm nhận biết: sống ở nơi ẩm ướt, có rễ, thân, lá giả, có túi bào tử. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhóm thực vật có mạch, không có hạt (dương xỉ)
a) Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm giúp nhận biết cây dương xỉ
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu thêm một số hình ảnh đa dạng về các loài dương xỉ, kết hợp với các hình 19.3, 19.4 SGK và yêu cầu HS nêu các đặc điểm khác biệt của dương xỉ so với rêu, từ đó rút ra đặc điểm giúp nhận biết dương xỉ. - GV yêu cầu HS đọc phần Tìm hiểu thêm để cung cấp thêm một số thông tin thú vị về loài dương xỉ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - Các HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. |
III. Thực vật có mạch, không có hạt (dương xỉ) - Đặc điểm cây dương xỉ: có thân, rễ; lá non cuộn tròn, sinh sản bằng bào tử, túi bào tử thường tập trung thành đốm nằm ở mặt dưới của lá. - Dương xỉ thường nơi phân bổ ở nơi đất ẩm, dưới tán rừng hoặc ven đường đi, bờ ruộng. - Dương xỉ rất đa dạng, có nhiều loài khác nhau. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có hoa (hạt trần)
a) Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm giúp nhận biết cây thông
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS hình 19.5 SGK, nêu các đặc điểm nhận biết cây thông, cách phân biệt quan sát hình nón đực, nón cái.
- GV giải thích “nón của cây hạt trần là gì”. - GV chiếu cho HS xem thêm một số hình ảnh các cây hạt trần khác để HS quan sát, nhận diện đặc điểm… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
IV. Thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có hoa (hạt trần) - Hạt trần là nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt không được bao kín trong quả và không có hoa. - Thông là cây hạt trần. - Đặc điểm cây thông: cây thân gỗ, lá nhỏ hình kim, chưa có hạt, cơ quan sinh sản là nón, có hai loại nón là nón đực và nón cái. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (hạt kín)
a) Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm nhận biết cây hạt kín.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK: + Hình 19.6. Hệ thống mạch dẫn ở lá cây. + Hình 19.7. Cây bưởi và quả bưởi với hạt năm trong quả. + Hình 19.8. Cây bao báp ở châu Phi. + Hình 19.9. Cây bèo tấm. + Hình ảnh một số cây hạt kín phổ biến tại địa phương. - GV hướng dẫn HS kết hợp với các cây nêu được ở phần mở đầu, từ đó yêu cầu HS nêu đặc điểm nhận biết cây hạt kín. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - Các HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. |
V. Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (hạt kín) - Các đặc điểm nhận biết cây hạt kín: có rễ, thân, lá, có mạch dẫn, có hoa, quả, hạt; hạt được bao kín trong quả. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập kiến thức về phân loại các nhóm thực vật, đặc điểm từng nhóm.
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS vận dụng kiến thức trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 19.1 phần luyện tập trang 110 sgk.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày kết quả:
Đặc điểm |
Thực vật hạt trần |
Thực vật hạt kín |
|
Cơ quan sinh dưỡng |
Rễ |
x |
x |
Thân |
x |
x |
|
Lá |
x |
x |
|
Cơ quan sinh sản |
Nón |
x |
|
Hoa |
x |
||
Qủa |
|
x |
|
Hạt |
x |
x |
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về các nhóm thực vật xung quanh trong môi trường sống.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS tìm hiểu trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS đối chiếu lại kết quả phân loại trong hoạt động mở đầu, xem các nhóm đã phân loại đúng chưa, nếu chưa, yêu cầu HS thảo luận để phân chia lại các nhóm vừa học ở phần trên.
- GV nhận xét, đánh giá quá tiết học của HS.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
- Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật
- Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
- Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống
- Bài 24: Đa dạng sinh học
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)