Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 16: Virus và vi khuẩn
Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 16: Virus và vi khuẩn
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Quan sát hình ảnh mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của virus, vi khuẩn.
- Phân biệt được virus và vi khuẩn.
- Nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn.
- Nêu được một số bệnh do virus, bệnh do vi khuẩn gây nên và cách phòng, chống bệnh do virus và vi khuẩn.
- Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Sơ đồ hình dạng của một số virus, sơ đồ cấu tạo virus, hình ảnh một số hoa, cây, người bị bệnh do virus gây ra, sơ đồ vi khuẩn, hình ảnh một số loại vi khuẩn khác nhau, giáo án, sgk, máy chiếu.
2 - HS : Sgk, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về virus và vi khuẩn, vai trò của vi khuẩn. Tạo hứng thú học tập cho HS.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS kể, liệt kê các loại vaccine mà các em biết hoặc đã được tiêm phòng? Nêu ý nghĩa của việc tiêm phòng.
- HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời:
+ Một số loại vaccine: bại liệu, sởi, quai bị, thủy đậu, cúm, covid 19, viêm não Nhật Bản...
+ Tiêm vaccine để phòng bệnh hiệu quả, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm trong xã hội.
- GV nghe câu trả lời của HS, nhận xét và từng bước dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus
a) Mục tiêu: Quan sát hình ảnh, mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của virus.
b) Nội dung: GV trình bày nội dung, hướng dẫn cho HS quan sát, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS kể tên một số loại virus mà các em biết, hoặc nhắc lại tên một số virus ở phần mở đầu. - GV chiếu hình ảnh một số loại virus với các hình dạng khác nhau, yêu cầu HS quan sát, nêu hình dạng của các loại virus. - GV yêu cầu HS quan sát hình 16.2 SGK và mô tả cấu tạo đơn giản của virus, trả lời câu hỏi: virus đã được coi là sinh vật chưa và vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày trước lớp câu trả lời của mình Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi. |
I. Virus 1. Hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus - Virus là dạng sống có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. - Hình dạng: hình que, hình cầu, hình đa diện… - Cấu tạo đơn giản của virus: chưa có cấu tạo tế bào, không có màng tế bào, tế bào chất và nhân, chỉ có chất di truyền nằm ở giữa và lớp vỏ protein bọc bên ngoài. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh do virus gây nên ở người và sinh vật
a) Mục tiêu: Kể được tên một số loại virus gây nên ở người và sinh vật, nêu được một số biểu hiện của các bệnh do virus gây ra và cách phòng tránh.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các căn bệnh do virus gây nên
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát các hình 16.3, 16.4 SGK và kể tên các bệnh, biểu hiện của bệnh do virus gây ra ở thực vật. - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình 16.5 đến 16.7 SGK, kể tên một số bệnh do virus gây ra ở người. Sau đó, GV đặt câu hỏi: Các bệnh này đều là bệnh truyền nhiễm, vậy theo em làm thế nào để phòng tránh, hạn chế lây lan? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện từng nhóm đứng dậy trình bày kết quả thực hiện của nhóm mình. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Một số bệnh do virus gây nên ở người và sinh vật *Virus gây bệnh ở thực vật + Bệnh thối rữa ở quả + Bệnh đốm trắng hoặc nâu trên lá * Virus gây bệnh ở người - Một số virus gây bệnh ở người: HIV/AIDS, cúm, quai bị, đậu mùa, viêm não Nhật Bản… - Một số triệu chứng của bệnh: + Cúm: ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, đau họng… + Quai bị: sưng, đau tuyến nước bọt… + Viêm não Nhật Bản: sốt cao, đau đầu, buồn nôn… - Cách phòng tránh: Tiêm phòng vaccine. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn
a) Mục tiêu: Quan sát hình ảnh, mô tả hình dạng, cấu tạo của một số loại vi khuẩn.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS vận dụng quan sát tranh, thông tin trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát hình 16.8 và 16.9 SGK, kết hợp đọc thông tin trong SGK, sau đó nêu các bộ phận cấu tạo của vi khuẩn và kể tên các hình dạng vi khuẩn.
- GV chiếu thêm một số hình ảnh về vi khuẩn để HS quan sát hình dạng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, tìm hiểu cấu tạo và hình dạng của vi khuẩn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi 1 HS đứng dậy trình bày cấu tạo của vi khuẩn. - GV gọi 1 HS đứng dậy trình bày hình dạng của vi khuẩn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
II. Vi khuẩn 1. Hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn - Cấu tạo vi khuẩn gồm có: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân. - Một số hình dạng vi khuẩn: hình que, hình hạt, hình chuỗi hạt,... |
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của vi khuẩn
a) Mục tiêu: Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS vận dụng quan sát tranh, thông tin trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hướng dẫn cách làm sữa chua, đặt câu hỏi: Vì sao cần ủ sữa chua ở nhiệt độ 30 - 45 độ C trong 8 - 24 tiếng? - GV đặt câu hỏi: Ngoài làm sữa chua, ở nhà em còn có sử dụng sản phẩm, có ứng dụng hoạt động của vi khuẩn hay không? - GV khuyến khích HS nêu lên một số vai trò của vi khuẩn trong đời sống mà em biết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin, suy nghĩ đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
II. Vi khuẩn 2. Vai trò của vi khuẩn - Dùng để chế biến các sản phẩm lên men (sữa chua, phô mai, nước tương…) - Dùng trong công nghiệp làm phân bón vi sinh. - Giúp động vật và con người tiêu hóa thức ăn. - Giúp phân giải xác động thực vật, tăng độ màu mỡ cho đất…. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu tác hại của vi khuẩn
a) Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của vi khuẩn đối với con người và sinh vật.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu tình huống: Điều gì xảy ra nếu ta để một miếng thịt hoặc một bát c ngoài không khí trong vòng 1 ngày? Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu? - GV yêu cầu HS quan sát các hình 16.12, 16.13sgk, đọc thông tin và kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở người. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS đứng tại chỗ trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
3. Tác hại của vi khuẩn - Gây thối hỏng thức ăn - Gây bệnh ở người và sinh vật - Một số bệnh gây nên bởi vi khuẩn ở người: bệnh lao, thương hàn, ván, viêm phổi,... - Cách bảo quản thức ăn: bảo quản lạnh trong tủ lạnh, sấy khô, muối,… |
Hoạt động 6: Tìm hiểu cách phòng bệnh do virus và vi khuẩn gây nên
a) Mục tiêu: Nêu được cách phòng chống, phòng bệnh do virus và vi khuẩn gây nên.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS đọc thông tin, vận dụng sự hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, mô tả các cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch để phòng bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS đứng tại chỗ trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
III. Phòng bệnh do virus và vi khuẩn gây nên - Bảo vệ môi trường sống sạch sẽ. - Tập thể dục nâng cao sức khoẻ. - Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. - Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan cộng đồng: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tụ tập đông người,... - Với thực vật: tạo giống cây sạch bệnh, phun thuốc phòng bệnh cho cây trồng. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập kiến thức về virus, vi khuẩn; tác hại và lợi ích của vi khuẩn. Một số bệnh và các phòng bệnh do virus, vi khuẩn gây nên.
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài luyện tập trang 95 sgk.
- HS thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:
Đặc điểm |
Virus |
Vi khuẩn |
Thành tế bào |
|
x |
Màng sinh chất |
|
x |
Tế bào chất |
|
x |
Vùng nhân |
|
x |
Lõi di truyền |
x |
|
Vỏ protein |
x |
|
- GV nhận xét, chốt lại đáp án.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về virus, vi khuẩn vào thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS về nhà hoàn thành
c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu một số hình ảnh, cung cấp một số thông tin cập nhật về đại dịch Covid19, yêu cầu HS thảo luận và nêu biện pháp phòng tránh
- HS thảo luận cặp đôi, đưa ra các biện pháp phòng tránh cụ thể:
+ Thường xuyên rửa tay, dùng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn
+ Giữ khoảng cách an toàn với những người đang ho hoặc hắt hơi
+ Khi không thể giữ khoảng cách, phải đeo khẩu trang
+ Không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng
+ Khi ho hoặc hắt hơi, phải dùng khăn giấy hoặc gập khuỷu tay lại để che mũi và miệng.
- GV nhận xét, đánh giá quá tiết học.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
a) Mục tiêu:
- Biết được vai trò của vi khuẩn trong nông nghiệp.
- Biết được vaccine là gì.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ và trình bày tại lớp nếu còn thời gian, nếu hết giờ thì GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hãy cho biết vì sao người ta hay trồng xen cây họ Đậu với các cây trồng khác?
Câu hỏi 2: Vaccine là gì?
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
- Bài 18: Đa dạng nấm
- Bài 19: Đa dạng thực vật
- Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
- Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)