Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu kiến thức từ các nguồn internet, đọc SGK để tìm hiểu về hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng các bạn trong nhóm đưa ra các ý kiến, hỗ trợ nhau trả lời câu hỏi của GV.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được quy luật hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời.

+ Trình bày và giải thích được hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về Mặt trời lúc sáng sớm, trưa và chiều tối

- Mô hình Trái đất, Mặt trời...

2. Học sinh : Sgk, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống có vấn đề, HS giải quyết được vấn đề

b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS vận dụng kiến thức giải quyết

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát một số vị trí của Mặt Trời trên bầu trời trong ngày.

- GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Hằng ngày, em thường nhìn thấy Mặt Trời ở đâu vào những thời điểm:

a) lúc sáng sớm?

b) buổi trưa?

c) lúc chiều tối?

- HS trao đổi thảo luận và GV cùng HS thống nhất chung: Khi quan sát bầu trời trong một ngày, em sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía đông lúc bình minh. Mặt Trời tiếp tục lên cao nhất vào khoảng giữa trưa; xuống thấp dần và lặn ở phía tây lúc hoàng hôn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có thể giải thích được sự mọc, lặn và di chuyển của Mặt Trời, con người đã từng nghĩ rằng hằng ngày Trái Đất đứng yên và Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất hết một ngày đêm, liệu cách suy nghĩ này thực sự đúng hay không?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Trái đất quay quanh trục

a) Mục tiêu: HS biết được sự chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất từ tây sang đông

b) Nội dung: GV giới thiệu cho HS, HS quan sát, tìm hiểu, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng mô hình Trái Đất và yêu cầu HS xác định trục quay và hai cực Bắc” và “cực Nam” của Trái Đất (hình 33.1 SGK).

Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

- Sau khi HS đã xác định chính xác các cực của Trái Đất, GV yêu cầu HS xác định bốn phía cơ bản.

- GV trao đổi thêm với HS: Trước hết để xác định phía bắc, trong thực tế ta có thể sử dụng phương pháp nào?

- GV chia nhóm để các nhóm thảo luận, trải nghiệm về sự quay và chiều quay xung quanh trục với mô hình của Trái Đất.

- GV cho HS thảo luận, hoàn thành bài tập luyện tập trang 165 sgk?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV hướng dẫn, tìm hiểu, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện HS trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

I. Trái đất quay quanh trục

- Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó.

- Trái Đất quay xung quanh trục theo chiều từ phía tây sang phía đông, một vòng hết một ngày đêm.

- Cách xác định bốn phía: Nếu xác định được phía bắc, khi đứng ta hướng mặt về phía bắc, thì phía sau là phía nam, tay phải là phía đông, tay trái là phía tây.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự mọc và lặn của Trái đất

a) Mục tiêu: Biết được hiện tượng mọc và lặn của Trái đất với mô hình Trái đất – Mặt trời.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát, tìm hiểu và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu mô hình tìm hiểu sự mọc và lặn hằng ngày của Mặt Trời (hình 33.2sgk): Mô hình Trái Đất có thể quay xung quanh trục, trên đó tại vị trí Việt Nam có gắn một mô hình người quay mặt về phía đông, đèn chiếu sáng tượng trưng cho Mặt Trời.

- GV yêu cầu HS thực hành với mô hình tìm hiểu sự mọc, lặn hằng ngày của Mặt Trời.

+ Bật đèn chiếu sáng mô hình Trái Đất.

+ Ban đầu HS để mô hình người ở vị trí đối diện với đèn.

+ Bước 1. Quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ tây sang đông lần lượt em sẽ thấy: Hình người bắt đầu có ánh sáng chiếu vào trước mặt. Mặt Trời ở vị trí mặt người. ngang với mặt người.

+ Bước 2. Tiếp tục quay mô hình Trái Đất, lúc sau Mặt Trời ở phía trên đầu hình người, tương ứng với Mặt Trời ở vị trí cao nhất trong ngày (hình 33.3b).

+ Bước 3. Tiếp tục quay từ từ mô hình Trái Đất. Khi hình người chuẩn bị không nhận được ánh sáng nữa, ánh sáng chiếu vào lưng hình người, lúc đó Mặt Trời lặn ở phía tây (hình 33.3c).

Sau đó, GV yêu cầu HS hoàn thành bảng:

Hình

Thời điểm quan sát

Vị trí Mặt trời

Kết luận

33.3a

33.3b

33.3c

- Từ bảng kết quả GV yêu cầu HS kết luận nội dung.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát GV thực hiện, lần lượt điền kết quả quan sát được vào bảng và đưa ra kết luận.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nội dung trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức bài học.

II. Sự mọc và lặn của mặt trời

Trong một ngày, Mặt Trời ở các vị trí khác nhau trên bầu trời, Mặt Trời ở vị trí thấp nhất vào lúc mọc ở phía đông, lặn ở phía tây, cao nhất vào khoảng giữa trưa. Mặt Trời di chuyển trên bầu trời hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Luyện tập kiến thức, giúp HS vẽ được đường cong di chuyển của Mặt trời trên bầu trời

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS vận dụng kiến thức thực hiện

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu: Vẽ đường cong di chuyển của Mặt trời trên bầu trời trong ngày, từ lúc mọc đến lúc lặn.

- HS hình thành nhóm, xác định các yếu tố cần vẽ, thực hiện nhiệm vụ, trình bày sản phẩm của nhóm mình.

Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS biết xây dựng và trình bày mô hình mô tả hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS hoàn thiện tại nhà.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV chia nhóm, yêu cầu HS: Về nhà thiết kế và chế tạo được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng trong Tuần Trăng.

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, GV nhận xét, đánh giá tiết học.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên