Giáo án Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX)
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: :
- Nắm được tình hình các nước Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIV và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.
- Thấy rõ vai trò của các giai cấp (đặc bịêt là tư sản dân tộc và giai cấp công nhân) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước Đông Nam Á.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
3. Kĩ năng
- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu.
- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này.
II. Thiết bị, tài liệu dạy - học
- Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Các tài liệu, chuyên khảo về Inđônêxia, Lào, Phi-lip-pin vào đầu thế kỉ XX.
- Tranh ảnh các nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến bài học.
III. Tiến hành tổ chức dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 2: Nêu kết quả của cách mạng Tân Hợi. Vì sao cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt trở thành những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thì các quốc gia ở Đông Nam Á nằm giữa hai tiểu lục địa này cũng lần lượt rơi vào ách thông trị của chủ nghĩa thực dân - trừ Xiêm (Thái Lan). Để hiểu được quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược của nước Đông Nam Á và phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân các nước Đông Nam Á, chúng ta cùng tìm hiểu bài các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của GV & HS | Nội dung | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động của GV và HS * Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á - GV: Dùng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đàm thoại với HS về tị trí địa lý, lịch sử - văn hóa, vị trí chiến lược của Đông Nam Á + Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4 triệu km2, gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xinggapo, Inđonêxia, Phi-lip-pin, Bru-nay, Đông Timo với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống, là một khu vực giàu tài nguyên. + Là một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời + Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. Khu vực này từ xa xưa vẫn được coi là “ngã tư đường”, là hành lang, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải. Vì vậy mối liên hệ giữa khu vực với thế giới được xác lập ngay từ thời cổ đại, nên khu vực chịu ảnh hưởng lớn từ bên ngoài, nhất là từ Trung Quốc - Ấn Độ. + Thế kỉ XVIII - XIX các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã ở vào giai đoạn suy yếu. Từ nửa sau thế kỉ XIX các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. - GV hỏi: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây? - HS theo dõi SGK, kết hợp với những hiểu biết sau khi học Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản để trả lời - GV nhận xét, kết luận: + Sau cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản phát triển mạnh, các nước tư bản cần thị trường và thuộc địa, vì vậy đẩy mạnh xâm lược, tranh giành thuộc địa. + Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến đang suy yếu , trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Âu - Mĩ - GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng thống kê về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á theo mẫu.
- HS theo dõi SGK và lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, lập bảng thống kê vào vở - GV treo lên bảng, bảng thống kê do GV làm sẵn để làm thông tin phản hồi, yêu cầu HS theo dõi và so với phần HS tự làm để chỉnh sửa. |
Kiến thức HS cần nắm I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á * Nguyên nhân Đông Nam Á bị xâm lược - Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Đông Nam Á là một khu vụa rộng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng. Từ giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên thực dân phương Tây mở rộng, hoàn thành việc xâm lược Đông Nam Á. * Quá trình thực dân xâm lược Đông Nam Á |
Tên các nước Đông Nam Á | Thực dân Xâm lược | Thời gian hoàn thành xâm lược |
---|---|---|
In-đô-nê-xi-a | Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan | - Giữa XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị |
Phi-lip-pin | Tây Ban Nha, Mĩ | Giữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị - Năm 1898 Mĩ chiến tranh với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin. - Năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh với Philíppin, biến quần đảo, này thành thuộc địa của Mĩ. |
Miến Điện | Anh | - Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện |
Ma-lai-xi-a | Anh | Đầu thế kỉ XIX Mã - lai trở thành thuộc địa của Anh |
Việt Nam - Lào- Cam-pu-chia | Pháp | - Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương |
Xiêm (Thái Lan) | Anh - Pháp tranh chấp | Xiêm vẫn giữ được độc lập |
- HS theo dõi, sửa phần mình tự làm trong vở - GV hỏi: Trong khu vực Đông Nam Á nước nào là thuộc địa sớm nhất? Đông Nam Á chủ yếu là thuộc địa của thực dân nào? Có nước nào thoát khỏi thân phận thuộc địa không? - HS theo dõi bảng thống kê, trả lời - GV nhận xét, bổ sung: Inđônêxia là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và là thuộc địa sớm nhất ở Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều là thuộc địa của Anh và Pháp. Pháp chiếm những nước Đông Dương, Mĩ chiếm Philíppin, Hà Lan chiếm Inđônêxia, còn lại là thuộc địa của Anh. - GV dẫn dắt sang phần mới: Chính sách xâm lược, thống trị của chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm sự của kinh tế khu vực, đời sống nhân dân cực khổ, họ đã vùng dậy đấu tranh. Để hiểu được cuộc đấu tranh chông chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á, chúng ta lần lượt tìm hiểu, trước hết là phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân Inđônêxia. * Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân Inđônêxia - GV đàm thoại với HS một số nét về đất nước Inđônêxia + Inđônêxia là một quần đảo rộng lớn với 13.600 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 đảo lớn nhất là đảo Giava và Sumtatơra. Hình dáng Inđônêxia giống như “một chuỗi ngọc vấn vào đường xích đạo” + Là một nước giàu tài nguyên: Hồ tiêu, hương liệu, dừa, vì vậy còn gọi là ” Đảo Dừa”. Là nước nằm trên cầu nối quan trọng trong nền mậu dịch qua Đông Nam Á, là nơi trao đổi hàng hóa quốc tế và là điểm dừng chân của thương nhân nhiều nước, trong đó có các thương nhân Hồi giáo người Ấn Độ, Hồi giáo Ả rập, Ba Tư, vì thế đọa hồi có ảnh hưởng lớn ở Inđônêxia. Hiện nay Inđônêxia là một quốc gia Hồi giáo . + Inđônêxia còn là một nước có lịch sử lâu đời. Tại Giava, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hóa thạch của người Pi-tê-can-tơ-rốp có niên đại cách đây 2 triệu năm => Inđônêxia sớm bị nhòm ngó xâm lược. Đầu tiên là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha rồi đến Hà Lan. Giữa thế kỉ XIX Hà Lan đã hoàn thành xâm lược đặt ách thống trị Inđônêxia. Chính sách thống trị của thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK. Lập niên biểu thống kê các cuộc đấu tranh của nhân dân Inđônêxia chống thực dân Hà Lan trong thế kỉ XIX theo mẫu.
|
II. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân Inđônêxia - Chính sách thống trị thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. |
- HS theo dõi SGK lập bảng thống kê - GV quan sát, hướng dẫn HS lập bảng thống kê - GV mở rộng, nói về cuộc khởi nghĩa A - chê do hoàng tử Di-pô-nê-gô-rô vương quốc Yogyacata lãnh đạo. Người Hà Lan quyết định làm con đường qua lãnh địa của ông mà không được sự đồng ý của ông. Hơn nữa ông bị buộc phải dời phần mộ của gia đình khỏi vùng đất này, ông vô cùng căm giận nên đã phát động khởi nghĩa chống Hà Lan, cuộc khởi nghĩa được đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền trên đảo Giava và các đảo khác đi theo, cuộc khởi nghĩa trở thành cuộc nổi dậy lớn nhất của người Inđônêxia hồi đầu thế kỉ XIX. Cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo năm 1890, ông đã vận động nhân dân chủ yếu là nông dân chống lại những thứ thuế vô lý của bọn thực dân. Ông chủ trương xây dựng một đất nước mà mọi người đều có việc làm và được hưởng hạnh phúc. Tư tưởng của Sa-min mang tính chất không tưởng, thể hiện chủ nghĩa bình quân, song nó cũng góp phần tổ chức động viên quần chúng đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột, bất công. - GV : Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xã hội Inđônêxia có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngòai ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai cấp công nhân và tư sản ra đời và trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản . - GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy những nét mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Inđônêxia. Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908). Tháng 12/1914, Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia ra đời nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong công nhânm đặt cơ sở cho Đảng Cộng sản ra đời (5/1920). Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở Inđônêxia đầu thế kỉ XX. * Hoạt động 3: Tìm hiểu phong trào chống thực dân ở Philíppin - GV giới thiệu về Philíppin: là một quốc gia hải đảo, được ví như một “dải lửa” trên biển vì sự hoạt động của nhiều núi lửa. Trước thể kỉ XVI, Philíppin dường như tách biệt với thế giới bên ngoài. Năm 1521, đòan thám hiểm của Magienlăng là những người Phương Tây đầu tiên có mặt trên quần đảo này. Năm 1571 Tây Ban Nha dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm toàn bộ Philíppin và xây dựng thành phố Manila. 3 thế kỉ rưỡi, quần đảo Philíppin nằm dưới sự thống trị của Tây Ban Nha. nhân dân bị bóc lột tàn tệ, họ phải cầy cấy không công cho bọn địa chủ Tây Ban Nha, chịu thuế khóa nặng nề, người Tây Ban Nha đã khai thức đồn điền, hầm mỏ, nông sản phục cụ chính quốc. Viên toàn quyền người Tây Ban Nha đứng đầu bộ máy hành chính. Việc cai trị ở tỉnh nằm trong tay các tổng đốc người Tây Ban Nha, hầu hết cư dân Philíppin theo đạo Thiên chúa do người Tây Ban Nha truyền đến. Chỉ có một số người ở phía Nam (đảo Min-đa-nao) theo đạo hồi, họ bị phan biệt đối xử tồi tệ. Chính sách khai thác bóc lột triệt để của thực dân Tây Ban Nha làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Philíppin với thực dân Tây Ban Nha ngày càng trở nên gay gắt. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của Philíppin. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK : phong trào đấu tranh của nhân dân Philíppin - GV khái quát: + Năm 1872, nhân dân Ca-vi-tô nổi lên khởi nghĩa, hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bọn Tây Ban Nha” tấn công vào các đồn trú, làm chủ thành phố Ca-vi-tô trong 3 ngày. Cuối cùng cuộc khởi nghĩa đã thất bại, do nổ ra một cách tự phát. + Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc để thấy sự khác nhau giữa 2 xu hướng. - HS nghe, ghi. - GV yêu cầu HS đọc SGK lập bảng thống kê về 2 xu hướng cách mạng này.
- HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê vào vở theo hướng dẫn của GV - GV gợi một số HS trình bày phần tự học của mình. Sau đó treo lên bảng một bảng thống kê do GV làm sẵn để HS so sánh, chỉnh sửa phần các em tự làm. |
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội Inđônêxia phân hóa sâu sắc, giai cấp công nhân và tư sản ra đời => phong trào yêu nước mang màu sắc mới, với sự tham gia của công nhân và tư sản. III. Phong trào chống thực dân ở Philíppin * Nguyên nhân của phong trào: - Thực dân Tây Ban Nha đặt acïh thống trị trên 300 năm ở Philíppin, khai thác bóc lột triệt để tài nguyên và sức lao động mâu thuẫn giữa nhân dân Philíppin và thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt phong trào đấu tranh bùng nổ. * Phong trào đấu tranh: - Năm 1872 có khởi nghĩa ở Ca-vi-tô, nghĩa quân làm chủ ca-vi-tô được 3 ngày thì thất bại. - Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc. |
Nội dung | Xu hướng cải cách | Xu hướng bạo động |
---|---|---|
- Lãnh đạo | - Hô-xê-Ri-dan | -Bô-ni-pha-xi-ô |
- Lực lượng tham gia | - “Liên minh Philíppin”, bao gồm trí thức yêu nước, địa chủ, tư sản tiến bộ, một số hộ nghèo | - “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân” tập hợp chủ yếu là nông dân, dân nghèo thành thị |
- Hình thức đấu tranh | - Đấu tranh ôn hòa | - Khởi nghĩa, vũ trang tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa tháng 8/1896 |
- Chủ trương đấu tranh | - Tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đòi quyền bình đẳng với người Tây Ban Nha. | - Đấu tranh lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha, xây dựng quốc gia độc lập. |
- Kết quả - ý nghĩa | - Tuy thất bại nhưng Liên minh đã thức tỉnh, tinh thần dân tộc, chuẩn bị tư tưởng cho cao, tráo cách mạng sau này | - Khởi nghĩa tháng 8/1896 đã giải phóng nhiều vùng, thành lập được chính quyền nhân dân, tiến tới thành lập nền cộng hòa. |
-GV có thể mở rộng trình bày về hai nhà cách mạng : Hô-xê-ri - đan và Bô-ri-pha-xi-ô + Hô-xê-Ri-đan là nhà thơ, nhà chính trị, bác học và thầy thuốc nổi tiếng. Mẹ ông là tri thức yêu nước, nhiều lần bị chính quyền thực dân giam giữ. Điều đó đã sớm ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm của ông. Trong thời gian du học ở Tây Ban Nha, ông đã viết hai tác phẩm nổi tiếng là “Đừng động vào tôi” và “Kẻ phản bội” lên án tội ác của bọn thực dân và nêu lên tình cảm cực khổ của người dân Philíppin, khích lệ lòng yêu nước. Liên minh Philíppin do ông thành lập chủ trương đấu tranh ôn hòa, nhưng vì không có chỗ dựa trong quần chúng nên đã sớm chấm dứt hoạt động sau 5 tháng ra đời. Tuy nhiên những hoạt động của Liên minh đã thức tỉnh tinh thần độc lập của người Philíppin. Hô-xê-Ri-dan bị bắt giam. Năm 1896 bị xử tử, ông trở thành người anh hùng dân tộc của nhân dân Philíppin. Tại nơi ông bị hành hình ngày nay đã xây dựng quảng trường Hô-xê-Ri-dan (ở Thủ đô Manila). + Bô-ni-pha-xi-ô xuất thân tư tầng lớp nghèo khổ, sớm phải lao động để kiếm sống, gần gũi với quần chúng lao động nên được gọi là “người bình đẳng vĩ đại”. Ông chủ trương đấu tranh bạo lực để lật đổ ách thống trị của thực dân , xây dựng một quốc gia độc lập, bình đẳng, bênh vực người nghèo. lời kêu gọi của ông “Hạnh phúc và vinh quang là chết cho sự nghiệp cứu nước, trở thành lời tuyên thệ của “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân”. Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo đã giải phóng được nhiều vùng thiết lập được chính quyền nhân dân do Katipunan lãnh đạo, chia ruộng đất, cho nhân dân. Song quan điểm dựa vào nhân dân, chăm lo cho quyền lợi của nhân dân của Bô-ni-pha-xi-ô bị những phần tử lớp trên của Liên minh, điển hình là Aghinandô chống đối, tìm cách lật đổ Bô-ni-pha-xi-ô. Cuối cùng Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, Katipunan tan rã”. - GV tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiều về tính chất cuộc cách mạng tháng 8/1986 ở Philíppin: là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Philíppin trong cuộc đấu tranh giành độc lập. - HS nghe, nhớ. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu âm mưu thủ đoạn của Mĩ đối với Philíppin (SGK) - HS tự tìm hiểu, trả lời - GV bổ sung, kết luận: Mĩ âm mưu bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương, tháng 4.1898 Mĩ đã gây chiến với Tây Ban Nha, lấy danh nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Philíppin. Sau khi hất cẳng được Tây Ban Nha, năm 1898 Mĩ đã đổ bộ chiếm Manila và nhiều nơi trên quần đảo. Nhân dân Philíppin chuyển mục tiêu đấu tranh vào đế quốc Mĩ song lực lượng không cân sức, đến năm 1902 thì bị dập tắt. Từ đây Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ * Hoạt động 4: Tìm hiểu phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia - GV đàm thoại với HS đôi nét về Campuchia, có thể đặt câu hỏi: Em hãy nói lên những hiểu biết của mình về đất nước Campuchia? - HS dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 10 kết hợp với kiến thức xã hội của mình để trả lời. - GV nhận xét, bổ sung: Campuchia là quốc gia láng giềng của Việt Nam. So với các nước trong khu vực, Campuchia là một nước nghèo, kinh tế phát triển, song Campuchia là một nước có lịch sử văn hóa lâu đời. từ thế kỉ V đã thành lập nước, là quốc gia Phật giáo với 95% dân số theo Phật giáo đã từng có giai đoạn huy hoàng như thời kỳ Ăng -co, thời kỳ này Campuchia trở thành một đế quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở khu vực Đông Nam Á, để lại những công trình kiến trúc có giá trị - kỳ quan thế giới. dân tộc đa số là người Khơ me, mọi công dân Campuchia đều mang quốc tịch Khơ -me, dân số Cam-pu-chia trên 13,4 triệu người. - GV khái quát: Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến ở Cam-pu-chia suy yếu. Trong khi đó, những quốc gia láng giềng như Thái Lan lại đang mạnh vì vậy Cam-pu-chia phải thần phục Thái Lan. Trong quá trình xâm lược Việt Nam thực dân Pháp đã từng bước xâm chiếm Cam-pu-chia và Lào. Năm 1863 Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp. Sau khi gạt ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm phải ký hiệp ước 1884 biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp. Ách thống trị của thực dân Pháp đã gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp đã diễn ra sôi nổi trong cả nước. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia, lập bảng thống kê theo mẫu.
HS theo dõi SGK tự lập bảng. - GV quản lý lớp, hướng dẫn các em lập bảng. Sau đó treo lên bảng thống kê do GV tự làm để giúp HS chỉnh sửa. |
- Phong trào đấu tranh chống Mĩ. + Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philíppin. + Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại. Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ. IV. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia * Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX - Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô-rô-đôm suy yếu phải thần phục Thái Lan. - Năm 1863 Cam-pu-chia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp năm 1884 Pháp gạt Xiêm, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp. - Ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Cam-pu-chia bất bình vùng dậy đấu tranh. * Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia |
Tên phong trào khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
---|---|---|---|
- Khởi nghĩa Si-vô-tha | 1861-1892 | - Tấn công U-đong và Phnôm Pênh | - Thất bại |
- Khởi nghĩa A-cha Xoa | 1863-1866 | - Các tỉnh giáp biên giới Việt Nam nhân dân Châu đốc (Hà Tiên) ủng hộ A-cha-xoa chống Pháp |
- Thất bại |
- Khởi nghĩa Pu-côm-bô | 1866-1867 | - Lập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) sau đó tấn công về Cam-pu-chia kiểm soát Pa-man tấn công U-đong | - Thất bại |
- GV gọi một số HS đọc các đoạn chữ nhỏ trong SGK giới thiệu về Si-vô-tha, A-cha Xoa, Pu-côm-bô - GV yêu cầu HS nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX. - HS dựa vào phần vừa học để trả lời. - GV nhận xét, bổ sung: Cuối thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm. Các cuộc đấu tranh thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, bao gồm cả hoàng thân quốc thích bất bình với thái độ nhu nhược của nhà vua như Si-vô-tha, đến các nhà sư như Pu-côm-bô, chứng tỏ nỗi bất bình cao độ của nhân dân Cam-pu-chia với thực dân Pháp. Trong cuộc đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia có sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô được coi là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. - GV có thể dẫn dắt: Ở nước láng giềng Cam-pu-chia mặc dù triều đình phong kiến nhu nhược, đầu hàng, song nhân dân chiến đấu với tinh thần anh dũng, hăng hái. Vậy Lào đã chống Pháp ra sao, chúng ta sang phần phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào. * Hoạt động 5: Tìm hiểu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX. - GV: Em biết gì về nước Lào? - HS dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10 và kiến thức xã hội của mình để trả lời. - GV nhận xét, bổ sung: + Lào là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không có đường biển. So với các nước trong khu vực, Lào còn là một nước nghèo, kinh tế phát triển chậm. Nhưng trong quá khứ Lào là một nước có lịch sử văn hóa lâu đời, có nền văn minh phát triển khá sớm. Nhiều dấu vết của thời kỳ nguyên thủy được tìm thấy trên đất nước Lào. Đặc biệt ở Lào còn tồn tại nền văn hóa cự thạch (đá lớn) tiêu biểu là những chum đá rất lớn ở Xiêng khoảng (cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng), hiện này còn khoảng 630 chum đá lớn có niên đại ở vào khoảng cuối thời kỳ đá, mở đầu thời kỳ đồ đồng, minh chứng cho cội nguồn dân tộc và văn hóa bản địa của Lào. + Cư dân Lào: gồm 2 bộ phận chủ yếu là Lào Thơng và Lào Lùm. Thời cổ cư dân sống trong các Mường cổ. Năm 1353 Pha Ngừm đã chinh phục các Mường cổ, thống nhất các bộ lạc, lên ngôi vua lập nên vương quốc Lan Xang (Triệu Voi), xây dựng kinh đô đầu tiên ở Mường Xoa (Luông Pha - Băng ngày nay) + Lào nằm trên bán đảo Đông Dương, trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Từ giữa thế kỉ XIX, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam có cùng một hoàn cảnh lịch sử chúng ta cùng tìm hiểu: Bối cảnh Lào giữa thế kỉ XIX. - GV: Năm 1865 Pháp thăm dò khả năng xâm nhập Lào và gây sức ép buộc triều đình Luông Pha -băng phải công nhận nền thống trị của Pháp. Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến suy yếu, Lào lệ thuộc Xiêm, Pháp tiến hành đàm phán và gạt được Xiêm, năm 1893 Lào thực sự trở thành thuộc địa của Pháp. Như vậy, bối cảnh lịch sử ở Lào cũng giống như Cam-pu-chia chỉ khác là Lào bị thực dân Pháp xâm lược muộn hơn. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX theo mẫu như phần Cam-pu-chia - HS theo dõi SGK và lập bảng tại lớp hoặc để về nhà làm |
V. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX. * Bối cảnh lịch sử: - Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến suy yếu Lào phải thuần phục Thái Lan - Năm 1893 bị thực dân Pháp xâm lược trở thành thuộc địa của Pháp |
Tên khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
---|---|---|---|
Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc | 1901-1903 | - Xa-va-na-khet, Đường 9, Biên giới Việt - Lào | - Thất bại |
Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam | 1901-1937 | - Cao nguyên Bô-lô-ven | - Thất bại |
Khởi nghĩa Châu Pa-chay | 1918-1922 | - Bắc Lào, Tây Bắc Việt Nam | - Thất bại |
- GV mở rộng giảng về cuộc khởi nghĩa Ong Kẹo (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu kéo dài tới 37 năm) + Cao nguyên Bô-lô-ven là vùng đất rộng lớn, giàu có, thuận lợi cho cây công nghiệp, lại có vị trí chiến lược quan trọng nằm ở gần khu vực ranh giới 3 nước Đông Dương (Nam Lào). Sự chiếm đóng và cai trị của thực dân Pháp đã làm người dân rơi vào cảnh đói khổ, năm 1902 có nơi trong vùng dân bị chết đói đến một nữa Ong Kẹo lãnh đạo nhân dân nổi dậy. + Ong Kẹo: tên thường gọi là My hay là Nai My. Khi cuộc khởi nghãi bùng nổ, nhân dân tôn kính gọi Ông là Ong Kẹo (có nghĩa là Viên Ngọc), quê ở Cha - bản, huyện Tha teng, tỉnh Xaravẳn. Bạn chiến đấu của ông còn có nhiều người, nổi bậc nhất là Com-ma-đam. Ong Kẹo hy sinh ngày 13/10/1907 sau đó Com-ma-đam trở thành lãnh tụ thứ 2 của cuộc khởi nghĩa. + Com-ma-đam: Là lãnh tụ tài năng, am hiểu về quân sự và chính trị, có đầu óc tổ chức, năm 13 tuổi ông bị thực dân Pháp, bắt giam tại nhà Lao Mường May. Chính ở trong tù ông đã học đọc, học viết. Ra tù ông đi thẳng tới Khu căn cứ của Ong Kẹo, gia nhập nghĩa quân và trở thành lãnh tụ số 2 của khởi nghĩa. Khi Ong Kẹo đi đàm phám với Phen-Le, Com-ma-đam được cử lãnh đạo phong trào. - GV: Em hãy nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào -Campuchia? - HS dựa vào 2 phần đã học để trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận: + Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. + Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát + Do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo + Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn. + Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước duy nhất thoát khỏi thân phận thuộc địa, để hiểu được tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan không bị xâm lược mà vẫn giữ được độc lập. Chúng ta cùng tìm hiểu về Xiêm giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. * Hoạt động 6: Tìm hiểu Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - GV đàm thoại với HS đôi nét về Thái Lan + Diện tích Thái Lan 514.000 km2 dân số chủ yếu là người Thái. Hiện nay Thái Lan là một nước phát triển trong khu vực, là vựa lúa đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, có ngành công nghiệp không khói (du lịch) rất phát triển, có nhiều loài cây có giá trị (gỗ tếch), nhiều khoáng sản quý (đá quý, vôn phơram, sắt)... + Tên “Xiêm” được phát hiện lần đầu tiên trong những văn bia của người Chăm Pa đầu thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XII. Có ý kiến cho rằng: Theo tiến Pali và tiếng Sanxcrit thì “Xiêm” có nghĩa là nâu, hung hung màu sẫm. Chỉ người Thái có nước da thẫm mầu, mặc dù chưa có kết luận nhưng trong một thời gian dài, đất nước này mang tên “Vương quốc Xiêm”. Từ 1939 được đổi thành “Vương quốc Thái Lan” (đất của người Thái) - HS cùng trao đổi đàm thoại với GV - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bối cảnh lịch sử Thái Lan từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX trong SGK và trình bày tóm tắt trước lớp. - GV bổ sung, kết luận: + Năm 1752 triều đại Ra-ma được thiết lập ở Thái Lan. Triều đại này cũng theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn chặn thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm + Giữa thế kỉ XIX, Tây Ban Nha đã thống trị Philíppin, Hà Lan đã chiếm Inđônêxia, Anh đã cai quản Ấn Độ và đang mở cuộc chiến tranh thôn tính Mianma. Đến năm 1858 Pháp nổ súng tấn công Việt Nam rồi mở rộng bành trướng Cam-pu-chia, Lào. Trong tình hình đó, Xiêm trở thành vùng đệm giữa 2 thế lực Anh và Pháp + Trước sự đe doạ xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV Mông-kút lên ngôi từ năm 1851-1868 đã chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài, dùng thế lực các nước tư bản kiềm chế lẫn nhau để bảo vệ độc lập của đất nước. Ông nghiên cứu và tiếp thu nền văn minh phương Tây, học tiếng Anh, tiếng Latinh, học khiêu vũ. Ông nhận thức rằng chính sách đóng cửa với người phương Tây không phải là biện pháp phòng thủ có hiệu quả nên đã chủ trương mở cửa giao lưu với thế giới, mặc dù trước mắt phải chịu nhiều thiệt thòi. Ông đã mời một cô giáo người Anh tên là Anna dạy học cho các hoàng tử tiếp cận với văn minh phương Tây, nhờ sự sáng suốt, thức tỉnh đó của ông mà hoàng tử Chu-la-long-con trở thành một con người tài ba, uyên bác có tư tưởng tiến bộ. + Năm 1868 sau khi lên ngôi Chu-la-long-con đã thực hiện một cuộc cải cách tiếp nối chính sách cải cách của cha. - GV phát phiếu học tập trên phiếu ghi rõ + Họ và tên: + Lớp: + Nhóm: + Nội dung học tập: Những chính sách cải cách của Ra-ma V ở Xiêm. - Chính sách cải cách kinh tế: + Nông nghiệp + Công thương nghiệp - Chính sách cải cách chính trị. - Chính sách xã hội - Chính sách đối ngoại - Tính chất của cải cách. - GV tiếp tục yêu cầu HS cứ 2 bàn một ghép thành một nhóm cùng nghiên cứu SGK và điền vào phiếu học tập. - GV gọi đại diện một số nhóm trả lời, nhận xét bổ sung và kết luận + Kinh tế: Trong nông nghiệp giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ cho nông dân nghĩa vụ lao dịch 3 tháng trên các công trường của nhà nước. Trong công thương nghiệp khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy cưa, mở hiệu buôn và ngân hàng. Những biện pháp đó có tác dụng tích cực đối với sản xuất : Nâng cao năng suất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu năm 1885 là 225 nghìn tấn đến 1900 là 500 nghìn tấn. Năm 1890 ở Băng Cốc có 25 nhà máy xay xát, bốn nhà máy cưa. Đường xe điện được xây dựng sớm nhất Đông Nam Á. + Chính trị: Ông cải cách hành chính theo khuôn mẫu phương Tây. Với chính sách cải cách hành chính vua vẫn là người có quyền lực tối cao, song cạnh có hội đồng nhà nước đóng vai trò là cơ quan tư vấn, khởi thảo pháp luật, hoạt động như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng hội đồng chính phủ. Gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm. Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ở Xiêm. + Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây. + Về xã hôị: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng số đông người lao động được tự do làm ăn sinh sống. + Về đối ngoại: đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, người Xiêm đã lợi dụng vị trí nước “đệm”giữa 2 thế lực Anh và Pháp. Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai) để giữ chủ quyền đất nước. - GVmở rộng: Xiêm nằm giữa các vùng thuộc địa của Anh và Pháp. Phía Đông là Đông Dương thuộc địa của Pháp, phía Tây là Mianma thuộc địa giữa 2 thế lực Anh và Pháp. Lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa 2 thế lực anh và Pháp, người Xiêm đã thực hiện được một chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo cho nên không lệ thuộc hẳn vào nước nào, mà vẫn tồn tại với tư cách một Vương quốc độc lập. + Tính chất: Cải cách đã giúp Thái Lan phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc lập. Vì vậy, cải cách mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. - HS nghe và sửa phiếu học tập của mình. - GV kết luận: Trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện đường lối cải cách, chính nhờ đó mà Thái Lan thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập. |
* Nhận xét - Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào, và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát. - Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. - Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân - Kết quả: Các cuộc đấu tranh đều thất bại do tự phát thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng. - Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương. VI. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX * Bối cảnh lịch sử - Năm 1752 triều đại Ra-ma được thiết lập, theo đuổi chính sách đóng cửa. - Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe doạ xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Mông-kút ở ngôi từ 1851-1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài. - Ra-ma V (Chu-la-long-con ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách. * Nội dung cải cách - Kinh tế: + Nông nghiệp: để tăng nhânh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch. + Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng - Chính trị: + Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây + Đứng đầu nhà nước vẫn là vua. + Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện) + Chính phủ có 12 bộ trưởng - Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây. - Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ giải phóng người lao động. - Đối ngoại: + Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo: “ngoại giao cây tre” + Lợi dụng vị trí nước đệm + Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước. - Tính chất: cải cách mang tính chất cách mạng tư sản không triệt để. |
4. Sơ kết bài học
- Củng cố:
+ Nguyên nhân dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là do ách thống trị, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
+ Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại, song sẽ tạo điều kiện tiền đề để cho những giai đoạn sau.
+ Nhờ cải cách mà Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa.
- Dặn dò: HS học bài, làm câu hỏi bài tập trong SGK. Sưu tầm tư liệu về các nước Phi, Mĩ La-tinh cuối XIX đầu XX.
- Bài tập
1. Để chống lại thực dân Anh, nhân dân Inđônêxia trong cuộ khởi nghĩa do Đi-pô-ên-gô-rô lãnh đạo đa thực hiện cách đánh nào?
A. Khởi nghĩa từng phần
B. Tổng khởi nghĩa
C. Chiến tranh du kích
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang
2. Sự kiện nào đánh dấu Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của phong kiến Xiêm
B. Pháp gây áp lực buộc vua Nôrôđôm chấp nhận quyền bảo hộ
C. Pháp buộc Nôrôđôm kí Hiệp ước 1884.
3. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia?
A. Hoàng thân Si-vô-tha
B. A-cha Xoa
C. Pu-côm-bô
4. Sự kiện nào dấu Lào thực sự trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Pháp cử đoàn thám hiểm xâm nhập vào
B. Gây sức ép với triều đình Luông Pha-băng
C. Đàm phán buộc Xiêm kí Hiệp ước 1893
D. Đưa quân vào Lào
5. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng.
Sự kiện | Thời gian |
---|---|
1. Khởi nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha | a. 1866 - 1867 |
2. Khởi nghĩa A-cha Xoa | b. 1861 - 1892 |
3. Khởi nghĩa Pu-côm-bô | c. 1863 - 1866 |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 chuẩn khác:
- Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX)
- Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
- Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
- Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)