Giáo án Lịch Sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ 19 - Đầu thế kỉ 20
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ 19 - Đầu thế kỉ 20
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS cần nắm vững:
- Tình hình TQ trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản
- Một số phong trào tiêu biểu giữa thế kỉ XIX đến cuộc cách mạng Tân Hợi( 1911): cuộc vận động Duy tân( 1898) phong trào Nghĩa Hòa đoàn, Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi
GDBVMT: Sự xâm lược của các nước đế quốc gây những ảnh hưởng gì đến môi trường sinh thái của các nước thuộc địa
2. Thái độ
Biểu lộ sự thông cảm, khâm phục nhân dân TQ trong cuộc đấu tranh chống ĐQ. Đặc biệt là c/m Tân Hợi và vai trò của Tôn Trung Sơn
3. Kĩ năng
- Quan sát hình 42 sgk và nêu nhận xét về việc các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc
- Xác định trên lược đồ các vùng của Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếm
- Quan sát hình 43 sgk Lược đồ phong trào Nghĩa hoà đoàn sgk để tìm hiểu địa điểm diễn ra và diễn biến các phong trào.
- Quan sát hình 44sgk tìm hiểu nét chính về cuộc đời hoạt động của Tôn Trung Sơn
- Quan sát hình 45 sgk để xác định phạm vi của cách mạng .Trình bày diễn biến trên lược đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực
II. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp,thảo luận, bản đồ
III. Phương tiện
- Bản đồ các nước Châu Á
- Lược đồ p/t Nghĩa Hoà Đoàn, c/m Tân Hợi
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
2. Chuẩn bị của học sinh
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là Tình hình TQ trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 5 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan treo bản đồ các nước Châu Á: Giới thiệu khái quát về TQ khi bước vào thời kì Cận đại
- Dự kiến sản phẩm: - Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân.
- Cuối thế kỉ XIX triều đình p/k Mãn Thanh suy yếu…
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Trung Quốc bị các nước ĐQ chia sẻ:
- Mục tiêu: Biết được những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé TQ của các nước đế quốc giữa thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 13 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Treo bản đồ các nước Châu Á: Giới thiệu khái quát về TQ khi bước vào thời kì Cận đại - HS: Đọc mục 1 và kết hợp q/s H42 (SGK) - HS thảo luận nhóm 4 người với ND: + Tình hình TQ nửa sau t/k XIX ntn? + Các nước ĐQ tranh nhau xâm chiếm TQ ntn? + Vì sao các nước ĐQ lại xâu xé TQ như vậy? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - HS thảo luận nhóm 4 người với ND: + Tình hình TQ nửa sau t/k XIX ntn? + Các nước ĐQ tranh nhau xâm chiếm TQ ntn? + Vì sao các nước ĐQ lại xâu xé TQ như vậy? - GV nhấn mạnh: Viện cớ triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách “Bế quan toả cảng”, TD Anh đã gây ra cuộc “Chiến tranh thuốc phiện” (6/1840) Mở đầu cho quá trình xâm lược của các nước ĐQ đối với TQ => TQ là nước rộng lớn, đông dân Các nước ĐQ thoả hiệp với nhau cùng xâu xé xâm lược TQ Hậu quả nặng nề đối với TQ - GV: Cho HS chỉ bản đồ khu vực xâm chiếm của các nước ĐQ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GDBVMT: Bọn thực dân đế quốc tăng cường khai thác tài nguyên của các nước thuộc địa và đế quốc như thế nào?Hậu quả của công việc này ra sao? - GV giải thích “nước nửa thuộc địa, nửa p/k”: CĐXH còn tồn tại, CĐPK được độc lập về chính trị nhưng thực tế chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế, c/trị của 1 hay nhiều nước ĐQ Liên hệ: VN về cơ bản là 1 nước p/k nhưng thực tế chịu sự chi phối về chính trị, k/tế của ĐQ Pháp GDBVMT: Địa bàn của phong trào đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. |
I. Trung Quốc bị các nước Đế quốc chia sẻ: a. Nguyên nhân: - Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân. - Cuối thế kỉ XIX triều đình p/k Mãn Thanh suy yếu b. Cuộc chiến tranh xâm lược: + 1840-1842 Anh tiến hành chiến tranh thuốc phiện mở đầu xâm lược Trung Quốc + Các nước ĐQ Âu, Mĩ, Nhật Bản tăng cường xâm lược TQ => TQ biến thành nước nửa thuộc địa, nửa p/k |
2. Hoạt động 2: Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
Mục tiêu: Biết được những nét chính tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hướng dẫn HS đọc mục II (SGK) - HS thảo luận nhóm 4 người với ND: + Mục tiêu, kết quả, ý nghĩa của p/t Duy Tân? + Mục tiêu, diễn biến, kết quả của p/t Nghĩa Hoà Đoàn? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - GV: Sử dụng đèn chiếu và tư liệu - HS: Đại diện nhóm lên trình bày qua đèn chiếu - GV: Nhận xét và bổ sung - GV: Vì sao p/t Nghĩa Hoà Đoàn lại thất bại? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. - GV sơ kết: 14/8/1900 Bắc Kinh thất thủ, Từ Hi Thái Hậu, Vua Quang Trị cùng quần thần chạy khỏi kinh đô…Quân đội các nước ĐQ tàn sát, đốt phá Bắc Kinh Triều đình p/k thoả hiệp với các nước ĐQ chống lại Nghĩa Hoà Đoàn |
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: Hướng dẫn học sinh lập niên biểu a. Nguyên nhân: - Các nước đế quốc xâm lược - Triều đình Mãn Thanh thỏa hiệp b. Các phong trào đấu tranh. - 1850 – 1864 phong trào Thái bình Thiên quốc - 1898, phong trào vận động Duy tân - Cuối TKXIX – đầu TKXX, phong trào nghĩa hòa đoàn c. Kết quả: Tất cả các phong trào đều bị thất bại. |
3. Hoạt động 3: Cách mạng Tân Hợi (1911):
Mục tiêu: Biết về Tôn Trung Sơn, học thuyết Tam dân; trình bày được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Cho HS q/s H44 (SGK) và giới thiệu vài nét về tiểu sử của Tôn Trung Sơn. - GV: TQ Đồng Minh Hội được thành lập ntn? - GV: Mục tiêu của TQ Đồng Minh Hội là gì? - GV: Nguyên nhân, diễn biến, Kết quả c/m Tân Hợi? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - GV: Trình bày diễn biến của c/m Tân Hợi - GV: Kết quả của c/m Tân Hợi? GV: c/m Tân Hợi thắng lợi có ý nghĩa LS gì? - GV: Tại sao nói c/m Tân Hợi là cuộc c/m TS không triệt để? HS:Tuy nhiên cách mạng còn nhiều hạn chế , đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân - GV: Vì sao các p/t đấu tranh của nhân dân TQ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều thất bại? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
III. Cách mạng Tân Hợi (1911): 1. Tôn Trung Sơn và Học thuyết Tam dân. - Tôn Trung Sơn (1866 – 1925). - 8/1905 Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập với mục tiêu – Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nhằm “đánh đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất. 2. Cách mạng Tân Hợi 1911. a.Nguyên nhân - 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh bán rẻ quyền lợi dân tộc. b. Diễn biến: + 10/10/1911: K/n bùng nổ ở Vũ Xương… + 29/12/1911: Chính phủ lâm thời thành lập Trung Hoà Dân Chủ c. Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để . d. Ý nghĩa : tạo điều kiện cho CNTB phát triển ở Trung Quốc.Ảnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình TQ trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản
- Một số phong trào tiêu biểu giữa thế kỉ XIX đến cuộc cách mạng Tân Hợi( 1911): cuộc vận động Duy tân( 1898) phong trào Nghĩa Hòa đoàn, Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc vào thời gian nào?
A. Tháng 6 - 1840 đến tháng 7 - 1842.
B. Tháng 8 - 1840 đến tháng 6 - 1842.
C. Tháng 6 - 1840 đến tháng 8 - 1842.
D. Tháng 6- 1840 đến tháng 6 - 1842.
Câu 2: Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc ?
A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.
B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.
C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.
Câu 3: Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc thực dân Anh đã làm gì?
A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh.
B. Cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc,
C. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện.
D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản.
Câu 4: Vùng nào của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nhật?
A. Bắc kinh
B. Thượng Hải
C. Hồng Kông
D. Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc
Câu 5: Vùng đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng?
A. Nước Đức
B. Nước Pháp
C. Nước Anh
D. Nước Nga
Câu 6: Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?
A. Tỉnh Sơn Đông.
B. Vùng Châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.
D. Thành phố Bắc Kinh.
Câu 7: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu ?
A. Ngày 01 - 11 - 1851. Ở Quảng Tây (Trung Quốc).
B. Ngày 11 - 01 - 1852. ở Quảng Đông (Trung Quốc),
C. Ngày 11 - 01 – 1851. ở Quảng Tây (Trung Quốc).
D. Ngày 01 - 01 - 1851. ở Thiên Kinh (Trung Quốc).
Câu 8: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc do ai khởi xướng ?
A. Từ Hi Thái Hậu
B. Vua Quang Tự
C. Khang Hữu Vi-Lương Khải Siêu
D. Tôn Trung Sơn
Câu 9: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là, gì?
A. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến,
C. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc.
D. Phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh.
Câu 10: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc là:
A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.
B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc.
C. Chống lại Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự.
D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.
Câu 11: Khi liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, triều đình phong kiến Mãn Thanh có thái độ như thế nào?
A. Phối hợp với nghĩa quân Nghĩa Hòa đoàn chống lại.
B. Kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ Nghĩa Hòa đoàn,
C. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc.
D. Triều đình Mãn Thanh cho quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Câu 12: Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp nào?
A. Tư sản.
B. Vô sản.
C. Phong kiến
D. Công nhân, nông nhân..
Câu 13: Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung gì?
A. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.
B. “Dân tộc độc lập, quân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.
D. “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
Câu 14: Cương lĩnh của Đồng minh hội là gì?
A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh giành ruộng đất cho dân cày.
B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc giành độc lập.
C. Đánh đổ Mãn thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
D. Đánh đổ chế độ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Câu 15: Ngày 10 - 10 - 1911 diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc?
A. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.
B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương,
C. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở miền Nam.
D. Triều đình Mãn Thanh bị sụp đổ.
Câu 16: Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân hợi (1911)?
A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
Câu 17: Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 18: Ngày 12 - 2 - 1912, lịch sử Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?
A. Khởi nghĩa Vũ Xương.
B. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng Thống.
C. Hoàng đế Phổ Nghi từ ngôi, nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
D. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống.
Câu 19: Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?
A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải.
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Rút ra bài học kinh nghiệm qua nội dung bài
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Em hãy tóm tắc phong trào đấu tranh của nhân dânTrung Quốc từ năm 1840-1911?
- Thời gian: 2 phút.
- Dự kiến sản phẩm
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Lập bảng niên biểu.
+ Chuẩn bị bài mới: Các nước Đông Nam Á.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ 18 - Đầu thế kỉ 20
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ 16 đến năm 1917)
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)