Giáo án bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 10
Giáo án bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm nhận được tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm đà màu sắc dân gian của ca dao.
- Hiểu tính chất trữ tình và khả năng biểu đạt của thể thơ lục bát trong ca dao
2. Kĩ năng
- Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
3. Thái độ, phẩm chất
- Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng của họ. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động
4. Định hướng phát triển năng lực
Giúp HS hình thành một số năng lực trong các năng lực sau:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp...
- Năng lực riêng: Năng lực cảm thụ văn học cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn người dân lao động thời xưa và năng lực tư duy phát hiện sự độc đáo trong nghệ thuật của ca dao.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. Phương pháp thực hiện
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số : ………………………….
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày những hiểu biết của em về ca dao. Phân tích bài ca dao than thân đã học.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung nhất là thương nhớ trong tình yêu . Vâỵ mà cũng có khi nó lại được dân gian thể hiện một cách cụ thể trong ca dao. Đó là nhờ cách nói mang tính nghệ thuật cao của ca dao. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những bài ca dao yêu thương tình nghĩa.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Gv gợi dẫn: Tâm hồn người Việt luôn đằm thắm yêu thương. Ca dao về tình yêu đôi lứa đặc biệt phong phú trong kho tàng ca dao Việt Nam... |
Tiếng hát yêu thương tình nghĩa: |
- Nêu vấn đề: Những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao yêu thương tình nghĩa? |
*Những điểm chung - Nội dung: thể hiện những cung bậc cảm xúc của con người trong tình yêu nam nữ (riêng bài 6: tình nghĩa vợ chồng) - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ: phong phú, giàu hình ảnh. + Cách cấu tứ: thể hứng (riêng bài 3: kết hợp cả thể hứng và tỉ) |
Gv dẫn dắt chuyển: Nỗi nhớ là hiện thân của tình yêu... Nhưng nó vốn trừu tượng: “Tương tư phải cái nó làm sao/ Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào” (Nguyễn Công Trứ). Song với tác giả dân gian, nỗi nhớ ấy lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm... |
|
- GV yêu cầu GV hoạt động nhóm: Nhóm 1: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là ai? |
* Nét đặc sắc của từng bài ca dao Bài 4 - Nhân vật trữ tình: cô gái |
- Trong 10 câu đầu, tính từ nào được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần? Nó diễn tả tâm trạng, tình cảm gì của cô gái? |
a. Nỗi nhớ thương - Điệp từ “thương nhớ” (5 lần): → nỗi nhớ chồng chất, triền miên, cồn cào, da diết như những lớp sóng đang dồn vỗ trong tâm hồn cô gái đang yêu. → tình yêu chân thành, mãnh liệt, sâu sắc |
- Để bộc lộ nỗi lòng thương nhớ, cô gái còn mượn những hình ảnh biểu tượng nào? |
- Hình ảnh khăn: |
- Hình ảnh cái khăn được nói đến nhiều nhất trong bài ca dao. Vì sao vậy? |
+ Là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ “người đàng xa”. VD: “ Gửi khăn, gửi áo, gửi lời, Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”. “Nhớ khi khăn mở trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”. + Là vật luôn gắn bó, chia sẻ tâm tình với người con gái. |
- Tìm điệp ngữ và ý nghĩa của nó trong 6 câu thơ đầu? |
- Điệp từ “khăn” (6 lần, ở vị trí đầu câu thơ) → cấu trúc điệp vắt dòng và điệp ngữ “Khăn thương nhớ ai” (3 lần) diễn tả nỗi nhớ triền miên, da diết, khắc khoải, vừa rất mãnh liệt vừa rất nữ tính.. |
- Những trạng thái nào của chiếc khăn được miêu tả? ý nghĩa của chúng? Nghệ thuật được sử dụng ở đây |
- Những trạng thái của chiếc khăn + Thương nhớ. + Rơi xuống đất. + Vắt lên vai. + Chùi nước mắt. → Những hình ảnh nhân hoá và một loạt các động từ chỉ sự vận động trái chiều (vắt >< rơi, lên >< xuống) cộng hưởng với hình ảnh những giọt nước mắt đã diễn tả nỗi nhớ trải ra ko gian nhiều chiều và tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối của cô gái. |
- Hình ảnh ngọn đèn gợi khoảng thời gian nào? Từ đó, em thấy sự vận động nào của nỗi nhớ? Ý nghĩa của hình ảnh “Ngọn đèn ko tắt”? |
- Hình ảnh ngọn đèn → gợi thời gian ban đêm → nỗi nhớ chuyển từ ko gian sang thời gian, từ ngày sang đêm nên càng thêm sâu sắc, da diết. - Hình ảnh ngọn đèn ko tắt → là ẩn dụ chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt, nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian. |
Gv liên hệ, bổ sung: Đêm là khoảng thời gian mọi công việc được tạm gác lại, con người được đối diện với chính mình, lắng lại với những suy tư, cảm xúc. Với những tâm hồn đang yêu thì nỗi tương tư lại cồn cào, trào dâng mãnh liệt: “Đêm qua...mà mờ?”; “Đêm nằm ... gặp em”; “Đêm qua...hay ko?”;... |
|
- Từ cách mượn cái khăn, ngọn đèn bộc lộ lòng mình đến cách miêu tả nỗi nhớ thông qua đôi mắt, em thấy sự vận động của nỗi nhớ được diễn tả ntn? Gv liên hệ đến bài “Sóng”(Xuân Quỳnh) khắc sâu kiến thức. |
→ Hình ảnh ngọn đèn gợi tả chiều dài của nỗi nhớ dằng dặc theo thời gian. |
? Hình ảnh mắt được biểu hiện ntnào? |
- Hình ảnh đôi mắt + Là hình ảnh hoán dụ. + Là cửa sổ tâm hồn → con người khó giấu cảm xúc, tình yêu qua nó. → “Mắt ngủ ko yên” → Sự trằn trọc, thao thức → nỗi nhớ xâm nhập cả tiềm thức và vô thức của cô gái. |
? Tsao cdao lại sdụng h/ả đôi mắt để biểu hiện nỗi nhớ? |
→ Hình ảnh đôi mắt diễn tả chiều sâu của nỗi nhớ. |
? Em biết câu cdao nào cũng có h/ả đôi mắt? - Liên hệ thơ ca hiện đại: +, Anh đứng bên em, em lặng im Mắt em lẩn trốn mắt anh tìm… +, Phút biết anh là phút gặp mắt anh nhìn Phút hiểu anh cũng là phút ấy Vì giếng quá trong nên giếng dễ nhìn thấy đáy. Vì mắt quá trong nên mắt nói rất nhiều Có lẽ mắt muôn đời vẫn nói hộ lời yêu… (Lời của mắt - Lệ Thu) |
|
Nhóm 2 - Sự khác biệt về thể thơ của 2 câu kết so với 10 câu trên? |
10 câu đầu: + Diễn tả ko gian ba chiều của nỗi nhớ (trải rộng theo ko gian, trải dài theo thời gian và thâm nhập vào chiều sâu tiềm thức và vô thức của con người). + Thể hiện sự vận động cứ tăng dần, mãnh liệt, sôi trào của nỗi nhớ. |
- Em hiểu thế nào là cảm xúc lo phiền? |
b. Nỗi lo phiền - Thể thơ: lục bát (khác 10 câu trên: thể vãn bốn) âm điệu da diết, khắc khoải, lắng sâu. - Lo phiền: lo lắng, phiền muộn tâm trạng nảy sinh khi con người đối diện với những trở ngại trong cuộc sống. |
- Cô gái lo phiền về điều gì? |
- Cô gái lo phiền: vì ko yên một bề. → Nỗi lo của cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân. Đặt trong hoàn cảnh cuộc sống người phụ nữ xưa và trong hệ thống những bài ca dao than thân về hôn nhân gia đình → cô gái lo âu vì lễ giáo PK bất công, hủ tục của xã hội cũ khiến tình yêu dù có thiết tha sâu nặng nhưng ko dễ gì dẫn tới được hôn nhân, đơm hoa kết trái: “Thương anh cũng muốn nói ra/ Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời”. |
- Trong 1 chỉnh thể nghệ thuật, dù có tồn tại những trạng thái cảm xúc trái ngược nhau thì sự tồn tại của chúng ko độc lập, tách rời nhau. Bài ca dao này có đề cập đến 2 ý rất rõ ràng. Theo em, giữa chúng có mối quan hệ ntn? |
c. Mối quan hệ giữa nỗi nhớ thương và nỗi lo phiền: - Cùng một cội rễ nguyên nhân: + Thương nhớ: vì yêu, vì xa cách. + Lo phiền: vì yêu, vì tình yêu còn bị ngăn cách bởi những trở ngại - Bước phát triển từ cảm xúc nhớ thương đến nỗi lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi thể hiện khao khát hạnh phúc chính đáng của người con gái. |
GV nhận xét, bổ sung |
Tiểu kết: Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ thương bồn chồn, da diết xen lẫn những lo âu của một trái tim chân thành, cháy bỏng yêu thương. |
Gv dẫn dắt chuyển: Hình ảnh muối mặn- gừng cay là 2 hình ảnh gắn bó, thường được nhắc đến trong ca dao như những biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung của con người: “Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”,... |
|
Nhóm 3 Bên cạnh việc dùng biểu tượng, hai câu cuối bài ca dao tiếp tục khẳng định điều gì? |
Bài 6 - Muối và gừng: + Là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta. + Còn được dùng như những vị thuốc lúc đau ốm của người lao động nghèo. + Là những vật luôn gắn bó với nhau. + Thử thách thời gian không làm nhạt phai hương vị: Muối- 3 năm- còn mặn/ Gừng- 9 tháng- còn cay. |
Qua chùm ca dao đã học, em thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? |
- Hình ảnh biểu tượng: muối mặn- gừng cay → Đó là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những trải nghiệm cay đắng, mặn mà của tình người nhất là tình cảm vợ chồng. → Đồng thời sự gắn bó tự nhiên của chúng còn biểu trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người. - Tình nghĩa con người: Ba vạn sáu ngàn ngày- mới xa. → Cả đời người → Chỉ có cái chết mới đủ sức chia lìa con người. |
? Qua chùm bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa em thấy và hiểu gì về đời sống tâm hồn, tình cảm và vẻ đẹp của người lao động xưa? |
Tiểu kết: Bài ca dao trên thể hiện sự gắn bó thuỷ chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ chồng. |
? Em hãy khái quát lại các cách thức biểu đạt mà các bài ca dao sử dụng? |
III. Tổng kết bài học: 1. Nội dung. + Đời sống tâm tồn phong phú với nhiều cung bậc tinh cảm, cảm xúc chua xót, đắng cay, lo lắng, nhớ thương… + Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa giàu tình yêu thương, khát khao hạnh phúc, thuỷ chung. 2. Nghệ thuật. Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường dùng: - Sự lặp lại các công thức mở đầu (môtíp nghệ thuật : thân em, trèo lên, ước gì…). - Các hình ảnh biểu tượng: chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay- muối mặn,… - Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ,… - Thể thơ: lục bát, song thất lục bát và các biến thể của chúng, vãn bốn, vãn năm, hỗn hợp,… |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV tổ chức trò chơi ”Tiếp sức” - GV chia lớp ra làm 3 nhóm và nêu vấn đề: Hãy chép lại những bài ca dao có hình ảnh chiếc khăn hoặc cái áo - Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viết hết những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng sẽ là đội có số bài CD nhiều nhất và đúng nhất (Có thể sử dụng giấy A0 tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trải bàn) |
Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viết hết những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng sẽ là đội có số bài CD nhiều nhất và đúng nhất. |
Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng 1. Cảm nhận của em về 1 trong những bài ca dao đã học. Trình bày vào vở, dung lượng khoảng ½ trang giấy thi. 2. Tìm thêm những bài ca dao yêu thương tình nghĩa. 3. Từ bài ca dao, anh chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp thủy chung son sắt của người Việt Nam từ xưa đến nay ? |
HS làm việc độc lập, sau đó trình bày. Nội dung hợp lí, thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Đặc trưng của ca dao.
- Nội dung, nghệ thuật của ca dao than thân.
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng các bài ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
- Chuẩn bị bài : Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Ca dao hài hước
- Lời tiễn dặn
- Luyện viết đoạn văn tự sự
- Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)