Giáo án bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Giáo án bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng nhận diện , phân tích, lĩnh hội, tạo lập trong giao tiếp.

- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : nghe, nói, đọc, viết, hiểu.

3. Thái độ, phẩm chất

- Có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm với lời nói cả bản thân khi tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, ôn tập lí thuyết kết hợp thực hành.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ………………………….

2. Kiểm tra bài cũ

Kết hợp trong giờ

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Ở tiết học trước về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các em đã được tìm hiểu những tri thức lí thuyết cơ bản. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó để làm các bài tập để củng cố, khắc sâu các kiến thức đó.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động thực hành

I. Ôn tập lí thuyết

GV chia bảng làm 2 phần: lí thuyết và luyện tập.

GV gọi 3 hsinh lên bảng( thực hiện đồng thời):

- Gọi hsinh trình bày bảng 3 vấn đề: thế nào là HĐGT? Quá trình? Các nhân tố…?

1. Thế nào là hoạt động giao tiếp?

2. Quá trình hoạt động giao tiếp

3. Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp.

- Gọi hsinh lên trình bày miệng 3 vấn đề trên + câu hỏi: phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu cdao “ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang…”

→ HS trả lời → hs khác nhận xét, bổ sung → GV nhận xét, cho điểm.

- Gọi hsinh lên bảng làm BT2 (20)

Trong thời gian chờ đợi 2 hs trình bày bảng, GV tiến hành cho hs dưới lớp làm BT1(20)-> GV gọi 1 số hs trả lời các câu hỏi trong sgk->nhận xét , sửa chữa.

II. Luyện tập.

Bài 1.

- Nhân vật giao tiếp: nam – nữ trẻ tuổi ( anh- nàng).

- Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng thanh → phù hợp câu chuyện tâm tình.

- Nội dung, mục đích:

+, Nghĩa đen: nói về sự việc tre non đủ lá và đặt ra vđề nên chăng tính đến chuyện đan sàng .

+, Nghĩa bóng: những người trẻ tuổi nên tính đến chuyện kết duyên → lời tỏ tình của chàng trai → cô gái.

- Cách thức giao tiếp: tế nhị, khéo léo.

GV quay trở lại chữa BT2 trên bảng: gọi hs nhận xét về câu trả lời trên các phương diện( hình thức trình bày(sai, đúng như thế nào?), nội dung đã đầy đủ chưa? có bổ sung gì? → GV chốt lại và cho điểm → yêu cầu hs chữa bài tập vào vở.

Bài 2.

a, Các nvật gtiếp ( ACổ và người ông) đã thực hiện các hoạt động nói cụ thể là:

+, Chào ( Cháu chào ông ạ!)

+, Chào đáp lại ( A Cổ hả?).

+, Khen( lớn tướng rồi nhỉ?)

+, Hỏi( Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?)

+, Trả lời ( Thưa ông, có ạ!)

b, Có 3 câu có hình thức hỏi nhưng ko phải cả 3 câu đều nhằm mục đích hỏi mà chỉ có câu 3 ( Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông ko?)là nhằm mục đích hỏi thực sự…

c, Quan hệ ông – cháu ( xưng hô) → bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ với ông và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đvới cháu.

GV gọi hs lên bảng làm BT3(21)

Bài 3.

a. Nội dung giao tiếp:

- Nghĩa tường minh: Miêu tả, giới thiệu đặc điểm, quá trình làm bánh trôi nước.

- Nghĩa hàm ẩn: Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả ngợi ca vẻ đẹp, thể hiện thân phận bất hạnh của mình cũng như của bao người phụ nữ trong XHPK bất công. Song trong hoàn cảnh khắc nghiệt, họ vẫn giữ trọn được phẩm chất tốt đẹp của mình.

- Mục đích: + Chia sẻ, cảm thông với thân phận người phụ nữ trong XH cũ.

+ Lên án, tố cáo XHPK bất công.

- Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: biểu cảm, đa nghĩa.

b. Căn cứ:

- Phương tiện từ ngữ: + “Trắng”, “tròn” gợi vẻ đẹp hình thể.

+ Mô típ mở đầu: “thân em” lời than thân, bộc lộ tâm tình của người phụ nữ.

+ Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” thân phận long đong, bất hạnh.

+ “Tấm lòng son” phẩm chất thủy chung, trong trắng, son sắt.

GV gọi hs lên bảng làm BT4(21)

Bài 4.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG BÁO

Nhân ngày Môi trường thế giới…

- Thời gian…

- Nội dung công việc…

- Lực lượng tham gia…

- Dụng cụ…

- Kế hoạch cụ thể..

Đoàn trường kêu gọi toàn thể đoàn viên… nhiệt liệt hưởng ứng…

Ngày… tháng… năm…

Đoàn TNCSHCM…

Trong tgian chờ đợi, GV cho hs dưới lớp tiến hành làm BT5.

- GV gọi hs đọc các yêu cầu của bài→ gọi hs khác nxét về cách đọc→ GV chỉnh sửa→ goi hs lên bảng trình bày BT5 → GV ktra vở BT của hs.

Bài 5.

- Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ- Chủ tịch nước- viết thư cho hs toàn quốc.

- Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa giành độc lập, hs được nhận 1 nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

- Nội dung: Thư nói tới niềm vui sướng vì hs được hưởng nền độc lập, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của hs với đất nước.

- Mục đích: Bác chúc mừng hs nhân ngày khai trường, xác định nvụ nặng nề nhưng vẻ vang của hs.

- Cách thức thể hiện: lời lẽ vừa chân tình, gần gũi vừa nghiêm túc.

GV quay trở lại chữa BT4: yêu cầu hs nhận xét ( hình thức, nội dung, bổ sung..)-> GV chốt lại, cho điểm.

GV gọi hs nhận xét BT5-> bổ sung

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

GV nêu đề bài :

Hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em với các bạn trong lớp về câu danh ngôn : “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.

HS viết một văn bản ngắn (khoảng 200 chữ) rồi trình bày với các bạn trong lớp

HS viết đáp ứng được các yêu cầu :

- Hình thức : một văn bản ngắn (tùy chọn).

- Nội dung : chú ý sử dụng phương tiện và cách thức giao tiếp cho có hiệu quả, đạt được mục đích thuyết phục các bạn đồng tình với suy nghĩ của mình.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Khái niệm hoạt động giao tiếp. Quá trình hoạt động giao tiếp. Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp.

5. Dặn dò

- Học bài cũ và hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị bài: Văn bản.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên