Giáo án bài Lập dàn ý bài văn tự sự - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Giáo án bài Lập dàn ý bài văn tự sự

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.

- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tự sự

3. Thái độ, phẩm chất

Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung. Ý thức tự học.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ...............................

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Trước khi nói điều gì, các cụ ta ngày xưa có dạy “Ăn có nhai, nói có nghĩ”, nghĩa là đừng vội vàng trong khi ăn và phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói. Làm một bài văn cũng vậy, phải có dàn ý, có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy rõ vai trò của dàn ý, chúng ta tìm hiểu bài lập dàn ý bài văn tự sự.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

A. Lý thuyết

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.

Gọi HS đọc VD (sgk- 44)

GV hướng dẫn hs tìm hiểu ngữ liệu theo gợi ý SGK

? Trong phần trích trên. Nhà văn Nguyên Ngọc nói về điều gì?

1. Khảo sát ngữ liệu( SGK- 44)

- Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “ RXN”

? Quá trình ấy diễn ra ntn?

+ Đặt tên nhân vật cho có không khí của rừng núi Tnguyên ( Tnú)

+ Dự kiến cốt truyện: “ bắt đầu bằng 1 khu rừng xà nu” và “ kết thúc bằng 1 cảnh rừng xà nu”

+ Hư cấu nhân vật Dít, Mai, cụ Mết

+ Xây dựng tình huống điển hình: mỗi nhân vật phải có nỗi đau riêng bức bách dữ dội.

+ Xây dựng chi tiết điển hình: Đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống ngay trước mặt Tnú.

? Qua lối kể của nhà văn em học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?

2. Kết luận chung

- Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.

- Tiếp theo là phải huy động trí tưởng tượng để hư cấu một số nhân vật, sự việc và đặc biệt là mối quan hệ giữa các nhân vật và các sự kiện ấy.

- Phải xây dựng được tình huống, chi tiết điển hình để câu chuyện có thể phát triển 1 cách logic và giàu kịch tính.

- Cuối cùng là việc lập dàn ý→ 3 phần: MB, TB, KB

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

II. Lập dàn ý

- Gọi HS đọc y/c sgk

- G hướng dẫn HS lập dàn ý cho 3 đề bài trong sgk (đề 1-2 phần lý thuyết+ BT 2(45)

G chia 3 tổ, mỗi tổ làm một đề, gọi 3 HS lên trỡnh bày bảng.

5. Khảo sát ngữ liệu

Đề 1: Nhan đề: Ánh sáng

- MB:

+ Chị Dậu hớt hải chạy về phía làng mình trong đêm tối.

+ Chạy về tới nhà trời đó khuya, chị thấy 1 người lạ đang nói chuyện với chồng.

- TB:

+ Người khách lạ là cán bộ Việt Minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình chị Dậu.

+ Từng bước giảng giải cho gia đình chị Dậu nghe vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ phải làm gì?

Nhân dân xung quanh vùng họ đã làm được gì? Ntn?

+ Người khách lạ ấy thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới, khuyến khích chị Dậu.

+ Chị Dậu vận động những người xung quanh và dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện, phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo.

- KB: Chị Dậu và bà con xóm làng chuẩn bị mừng ngày tổng khởi nghĩa.

+ Chị Dậu đón cái Tí trở về.

? Qua BT em hãy trình bày cách lập dàn ý cho bài văn tự sự ?

2. Nhận xét.

- Trước khi lập dàn ý cần suy nghĩ để chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết.

- Từ đề tài, chủ đề người viết phải tưởng tượng và phác ra những nét chính của cốt truyện.

- Tiếp đó phác ra 3 phần của dàn ý: MB, TB, KB.

- Dựa vào dàn ý, cần suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành 1 bài văn như: sự việc xảy ra, tâm trạng nhân vậy, quan hệ giữa các nhân vật, cảnh TN...

- GV hướng dẫn HS phát biểu.

? Yêu cầu cụ thể của từng phần ?

GV gọi hs đọc ghi nhớ

* Ghi nhớ (sgk-46)

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

B. Luyện tập

GV hướng dẫn hs làm BT tại lớp.

BT1(46) Nhan đề: Sau cơn giông.

- MB: Mạnh ngồi một mình ở nhà vỡ cậu đang bị đỡnh chỉ học tập.

- TB :

+ Mạnh nghĩ về những khuyết điểm, việc làm của mình trong những lúc yếu mềm. Đó là trốn học đi chơi lêu lổng với bạn, chuyến đi ấy chẳng mang lại kết quả gì.

+ Gần 1 tuần bỏ học, bài học không nắm được, Mạnh bị điểm xấu liên tiếp và hạnh kiểm yếu trong HK I.

+ Nhờ có sự nghiêm khắc của bố mẹ cộng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, Mạnh đó nhận ra lỗi lầm của mình.

+ Chăm chỉ học hành, tu dưỡng mọi mặt.

+ Kết quả cuối năm Mạnh đạt HS tiên tiến.

- KB:

+ Suy nghĩ của Mạnh sau lễ phát thưởng.

+ Bạn rủ đi chơi xa, Mạnh đã từ chối khéo.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Vai trò của việc lập dàn ý trong quá trình làm văn

5. Dặn dò

- Học bài cũ và hoàn thành bài tập.

- Soạn bài : Uy – lít – xơ trở về.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên