Giáo án bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiết 2) - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Giáo án bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiết 2)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

LỚP 10A2, 10A3 :

- Khái quát về lịch sử tiếng Việt : nguồn gốc, quan hệ họ hàng, lịch sử phát triển và chữ viết của tiếng Việt.

- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt : sử dụng đúng chuẩn mực và sử dụng hay.

LỚP 10A8 :

- Khái quát về lịch sử tiếng Việt : nguồn gốc, quan hệ họ hàng, lịch sử phát triển và chữ viết của tiếng Việt.

- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt : sử dụng đúng chuẩn mực và sử dụng hay.

- Củng cố kiến thức về một số lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt, cách sửa lỗi.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức : so sánh, đối chiếu, khái quát hóa.

- Kĩ năng lập bảng tổng kết để hệ thống hóa kiến thức.

- Kĩ năng luyện tập thực hành để củng cố, nâng cao kiến thức.

3. Thái độ, phẩm chất

- Nghiêm túc, chù động khi củng cố, ôn tập kiến thức phần tiếng Việt.

- Yêu quí, trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ..................................................

2. Kiểm tra bài cũ

- So sánh phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ? Lấy ví dụ minh họa.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Câu 5: Trình bày khái quát về:

Câu 5:

a. Các vấn đề lịch sử tiếng Việt:

- Nguồn gốc tiếng Việt?

* Nguồn gốc tiếng Việt:

- Bản địa (ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt).

- Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt?

* Quan hệ họ hàng:

Có quan hệ họ hàng với tiếng Mường.

- Lịch sử phát triển của tiếng Việt?

* Lịch sử phát triển:

- Tiếng việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: có sự tiếp xúc, ảnh hưởng sâu rộng, vay mượn nhiều từ ngữ gốc Hán bằng nhiều cách:

+ Vay mượn trọn vẹn từ ngữ hán, Việt hóa âm đọc, giữ nguyên nghĩa.

+ Rút gọn.

+ Đảo lại vị trí các yếu tố.

+ Đổi yếu tố (trong các từ ghép).

+ Mở rộng (thu hẹp) nghĩa.

3 loại chữ viết tiếng Việt:

+ Chữ Việt cổ.

+ Chữ Nôm.

+ Chữ quốc ngữ.

- Tiếng Việt trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ:

+ Việc học ngôn ngữ- văn tự hán được đẩy mạnh → Việc vay mượn chữ Hán theo hướng Việt hóa làm tiếng Việt càng thêm phong phú, uyển chuyển.

+ Chữ Nôm ra đời vào thế kỉ XIII- thứ chữ ghi âm tiếng Việt trên cơ sở chữ Hán.

- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc:

+ Chữ quốc ngữ dần trở nên thông dụng, có sự tiếp xúc, ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ, văn hóa phương Tây (chủ yếu là ngôn ngữ, văn hóa Pháp).

+ Một nền văn xuôi tiếng Việt hiện đị đã nhanh chóng hình thành và phát triển. Báo chí, sách xuất bản ngày càng nhiều. Nó có khả năng thích ứng trong lĩnh vực KHTN, xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học ngày càng hoàn chỉnh.

- Tiếng Việt từ sau cách mạng Tháng 8-1945 đến nay:

+ Công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học nói riêng và chuẩn hóa tiếng Việt được đẩy mạnh.

+ Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia.

- Kể tên các tác phẩm đã học bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ?

Câu 6: Lập bảng tổng hợp về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt:

Ngữ âm- chữ viết Từ ngữ Ngữ pháp Phong cách ngôn ngữ

- Tránh nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa hoặc phát âm ko đúng chuẩn mực.

- Thận trọng khi dùng từ địa phương.

- Viết đúng quy tắc chính tả và chữ viết.

- Tránh dùng từ sai nghĩa.

- Tránh dùng từ trùng lặp.

- Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ.

- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ của từ.

- Tránh dùng câu thiếu thành phần.

- Tránh diễn đạt mơ hồ, tối nghĩa.

- Các câu có liên kết.

- Không dùng lẫn phong cách ngôn ngữ.

Câu 7: Tìm và sửa lỗi sai của các câu văn

Câu 7:

- Câu a sai, do: thừa từ “đòi hỏi”, thiếu dấu phẩy.

- Câu b đúng.

- Câu c sai, do: thừa từ “làm”, thiếu dấu phẩy.

- Câu d đúng.

- Câu e sai, do: k

o phân định rõ các thành phần câu.

- Câu g đúng.

- Câu h sai, do: thừa từ “nên”

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

ĐỀ 1. Chỉ ra lỗi và sửa lỗi cho các câu sau :

1. Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó.

2. Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù yêu nước của dân tộc Việt Nam.

3. Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

4. Vì tương lai con em của chúng ta.

5. Vì sương tan nên mặt trời mọc.

6. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó?

7. Bộ đội đánh đồn giặc chết như rạ.

8. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.

ĐÁP ÁN :

1. Thiếu chủ ngữ.

Cách sửa:- Thêm chủ ngữ

- Tạo chủ ngữ.

→ Qua nhân vật chị Dậu, tác giả cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó (Cách thứ 2, ta có thể bỏ từ qua để tạo chủ ngữ cho câu).

2. Thiếu vị ngữ.

Cách sửa:- Thêm vị ngữ

- Tạo vị ngữ từ thành phần sẵn có trong câu.

→ Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam đã viết tác phẩm Lục Vân Tiên ( Cách thứ 2, ta có thêm từ là vào để biến thành phần phụ thành vị ngữ).

3. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

Cách sửa:- Thêm chủ ngữ và vị ngữ.

→ Để có được việc làm như ý trong tương lai, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải tích cực học tập.

4. Lỗi do thiếu vế câu ghép.

Cách sửa:- Tạo thêm vế cho câu ghép.

→ Vì tương lai con em nên chúng ta phải ra sức phấn đấu.

5. Lỗi do sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu.

Cách sửa:- Sắp xếp lai trật tự các vế trong câu cho hợp lí.

→ Vì mặt trời mọc nên sương tan.

6. Lỗi sử dụng sai dấu câu.

Cách sửa:- Dùng dấu câu cho hợp lí.

→ Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó.

7. Câu mơ hồ về nghĩa.

Cách sửa: Tránh viết những câu mơ hồ về nghĩa.

→ Bộ đội đánh đồn, giặc chết như rạ.

8. Các vế trong câu chưa có sự liên kết về nghĩa.

Cách sửa: Cần tạo sự liên kết về nghĩa trong câu.

→ Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.

ĐỀ 2.

Phát hiện lỗi sai trong đoạn văn và sửa lại cho đúng.

1. (1) Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. (2) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. (3) Họ yêu người làng, người nước yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, trong làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc.

2. Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa. Họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội. Họ còn hát trong lúc chèo thuyền, săn bắn. Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng.

ĐÁP ÁN :

1. Triển khai lạc chủ đề:

Phân tích: Câu (1) là câu chủ đề nói về tình yêu lứa đôi, các câu (2), (3), (4) không nói về tình yêu lứa đôi.

→ Đoạn văn triển khai ý lạc chủ đề.

Cách sửa:

Đặt đoạn văn vào văn bản, xem xét mối quan hệ với đoạn trước và đoạn sau nó để quyết định cách sửa.

- Giữ lại câu chủ đề, viết lại các câu triển khai để làm sáng rõ câu chủ đề.

- Viết lại câu chủ đề mới.

2. Thiếu ý:

Các câu (2), (3),(4) mới đề cập ý 1 câu (1) chưa đề cập ý 2.

→ Đoạn văn triển khai thiếu ý.

Cách sửa:

- Cần phát hiện nội dung thiếu hụt, thêm vào đoạn văn một số câu để bổ sung nội dung thiếu hụt đó.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Lịch sử tiếng Việt.

- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.

5. Dặn dò

- Học bài và hoàn thiện các bài tập vào vở. Hs về nhà hệ thống lại kiến thức bằng SĐTD theo cách của mình.

- Chuẩn bị bài : Luyện tập viết đoạn văn nghị luận.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên