Giáo án bài Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ - Giáo án Ngữ văn lớp 10
Giáo án bài Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Ôn luyện , củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ : ẩn dụ, hoán dụ.
- Tác dụng của từng phép tu từ nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Nhận diện đúng hai phép tu từ trong văn bản.
- Phân tích cách thức cấu tạo của hai phép tu từ
- Cảm nhận và phân tích được giá trị nghệ thuật của hai phép tu từ.
- Bước đầu biết sử dụng 2 phép tu từ trong ngữ cảnh cần thiết.
3. Thái độ, phẩm chất
- Làm thêm bài tập, ý thức sử dụng 2 phép tu từ trên.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
III. Phương pháp thực hiện
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………………
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch). Khái quát vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Ẩn dụ và hoán dụ là hai phép tu từ khá quan trọng mà ở chương trình trung học cơ sở các em đã được học. Tiết học hôm nay về “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ’ sẽ giúp các em ôn tập, củng cố, nâng cao sự hiểu biết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV hướng dẫn HS thực hành phép tu từ ẩn dụ. Gv ôn tập lại kiến thức lí thuyết về ẩn dụ cho hs qua các câu hỏi: |
I. Ẩn dụ: 1. Các kiến thức lí thuyết cơ bản về ẩn dụ |
- Ẩn dụ là gì? |
- K/n: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. |
- Ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật có gì khác nhau? |
- Ẩn dụ ngôn ngữ: là hình thức chuyển đổi tên gọi (gọi tên lại, định danh lại) cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm, trong đó các sự vật, hiện tượng có thể giống nhau về vị trí, hình thức, chức năng, cảm giác. VD: cổ chai, chân bàn,…; đinh ốc, lá phổi,tay quay,…; rượu nặng,… - Ẩn dụ nghệ thuật: Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ (ko chỉ gọi tên lại mà quan trọng hơn là gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con người). VD: con cò- ẩn dụ chỉ người nông dân trong ca dao,… |
- Có mấy loại ẩn dụ thường gặp? |
- Phân loại: + Ẩn dụ hình thức. + Ẩn dụ phẩm chất. + Ẩn dụ cách thức. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. |
Yêu cầu hs lên bảng làm bài tập 1, 2 (bài tập 3 làm ở nhà). Gv nhận xét, khẳng định các kĩ năng cần thiết. |
6. Các bài tập Bài 1: Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. - Hình ảnh thuyền: luôn di chuyển ngược xuôi, nay bến này mai bến khác(ko cố định). → So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ chàng trai. - Hình ảnh bến: cố định, thụ động chờ đợi. → So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ cô gái. → Hai câu ca dao trên khẳng định tình yêu chung thuỷ của cô gái với chàng trai. Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa. - Cây đa, bến cũ: là những vật cố định; là nơi hai người gặp gỡ, hẹn hò, thề nguyền. → So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ người con gái ( chỉ 1 kỉ niệm đẹp). - Con đò khác đưa- so sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ việc cô gái lấy một chàng trai khác làm chồng. → Hai câu ca dao trên nói về nỗi buồn vì bị phụ bạc tình yêu của nhân vật trữ tình. Bài 2: (1) Lửa lựu- ẩn dụ hình thức chỉ hoa lựu đỏ chói như lửa. (2) Văn nghệ ngòn ngọt- ẩn dụ bổ sung chỉ văn chương lãng mạn, thoát li đời sống, ru ngủ con người. - Sự phè phỡn thoả thuê- ẩn dụ hình thức chỉ sự hưởng lạc. - Cay đắng chất độc của bệnh tật- ẩn dụ hình thức chỉ sự bi quan, yếm thế. - Tình cảm gầy gò- ẩn dụ hình thức chỉ tình cảm cá nhân nhỏ bé, ích kỉ. (3) Giọt - ẩn dụ bổ sung chỉ vẻ đẹp của tiếng chim, của mùa xuân,cuộc sống; chỉ thành quả của cách mạng, của công cuộc xây dựng đất nước. (4) Thác- ẩn dụ hình thức chỉ những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Thuyền- ẩn dụ hình thức chỉ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta. (5) Phù du- ẩn dụ tượng trưng chỉ kiếp sống nhỏ bé, quẩn quanh, bèo bọt, vô nghĩa. - Phù sa- ẩn dụ tượng trưng chỉ cuộc sống mới tươi đẹp. |
GV hướng dẫn HS thực hành phép tu từ hoán dụ. Gv ôn tập lại kiến thức lí thuyết về hoán dụ cho hs qua các câu hỏi |
II. Hoán dụ 1. Các kiến thức lí thuyết cơ bản về hoán dụ: |
- Hoán dụ là gì? |
- K/n: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật. |
- Phân biệt hoán dụ ngôn ngữ và hoán dụ nghệ thuật? |
- Hoán dụ ngôn ngữ: Là phương thức chuyển đổi tên gọi trên cơ sở của các mối quan hệ đi đôi giữa bộ phận- toàn thể, vật chứa- vật bị chứa, dấu hiệu sự vật- sự vật, cái cụ thể- trừu tượng. - Hoán dụ nghệ thuật: + Là phương thức chuyển đổi tên gọi trên cơ sở của các mối quan hệ đi đôi giữa bộ phận- toàn thể, vật chứa- vật bị chứa, dấu hiệu sự vật- sự vật, cái cụ thể- trừu tượng. + Xây dựng hình tượng thẩm mĩ về đối tượng đã nhận thức. |
- Có mấy loại hoán dụ thường gặp? |
- Phân loại: + Hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể. + Hoán dụ lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng. + Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. + Hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. |
Hs lên bảng làm bài tập 1, 2. Gv nhận xét, khẳng định các kĩ năng cần thiết: Để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó, cần nắm rõ đặc điểm, dấu hiệu của chúng. |
7. Các bài tập Bài 1: (1) Đầu xanh- hoán dụ lấy đặc điểm của sự vật để gọi sự vật- chỉ tuổi trẻ. - Má hồng- hoán dụ lấy đặc điểm của sự vật để gọi sự vật- chỉ người con gái trẻ đẹp. → Các hoán dụ trên chỉ nàng Kiều- một cô gái lầu xanh trẻ đẹp. (2) Áo nâu- hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật- chỉ người nông dân. - Áo xanh- hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật- chỉ người công nhân. → Các hoán dụ trên chỉ mối quan hệ khăng khít của liên minh công- nông. Bài 2: 8. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào. - Thôn Đông- hoán dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng- chỉ cô gái (người thôn Đông). - Thôn Đoài- hoán dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng- chỉ chàng trai (người thôn Đoài). - Cau thôn Đoài, trầu không thôn nào- là các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng- chỉ những người đang yêu. → Hoán dụ: dựa trên liên tưởng tương cận của hai đối tượng luôn gắn bó, đi đôi với nhâu, phụ thuộc lẫn nhâu, ko thể tách rời, ko có so sánh, ko chuyển trường nghĩa mà cùng trong một trường nghĩa. → Ẩn dụ: dựa trên liên tưởng tương đồng của hai đối tượng bằng so sánh ngầm, thường có sự chuyển đổi trường nghĩa. b. Câu Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Câu Thuyền ơi có nhớ bến chăng/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. |
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng - Qua các bài tập trên, em hãy nêu các bước tìm và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ? |
* Ghi nhớ: Các bước tìm và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ: - Tìm từ ngữ có chứa phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ. - Xác định nội dung hàm ẩn. - Xác định giá trị biểu đạt. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- So sánh ẩn dụ và hoán dụ :
Ẩn dụ | Hoán dụ |
---|---|
- Dựa trên sự liên tưởng giống nhau ( tương đồng) của 2 đối tượng = so sánh ngầm. Sự giống nhau này mang tính chủ quan không tất yếu (không hiển nhiên). - Thường có sự chuyển trường nghĩa |
- Dựa trên sự liên tưởng gần gũi ( tương cận) của 2 đối tượng mà ko so sánh. Sự liên tưởng này mang tính khách quan tất yếu (hiển nhiên). - Không có sự thay đổi về trường nghĩa ( cùng trong 1 trường). |
5. Dặn dò
- Hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài : Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ).
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Cảm xúc mùa thu
- Trình bày về một vấn đề
- Lập kế hoạch cá nhân
- Thơ Hai-kư của Ba-sô
- Lầu Hoàng Hạc & Nỗi oan của người phòng khuê
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)