Giáo án bài Bố cục trong văn bản

Giáo án bài Bố cục trong văn bản

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, thế nào là bố cục rành mạch và hợp lí.

- Tính phổ biến và hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần.

2. Kĩ năng

- Xây dựng văn bản đầy đủ bố cục ba phần rành mạch và hợp lí.

3. Thái độ

-Ý thức học tập thường xuyên, nghiêm túc, tích cực.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, : SGK, SGV.Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1),Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng....

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Kiểm tra sự chuẩn bài của hs.

Liên kết là gì? Tại sao phải liên kết trong văn bản? Để văn bản đảm bảo tính liên kết người viết phải làm gì?

3. Bài mới

Trong tất cả các hoạt động vui chơi giải trí, TDTT…. Các nhà tổ chức, những huấn luyện viên phải sắp xếp địa hình, trong chiến đấu các vị tướng phải bố trí các đạo quân, cánh quân thành thế trận. Còn trong việc tạo lập văn bản, có cần được bố trí và sắp đặt theo một cách nhất định không? Bài “Bố cục văn bản” sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HDHS tìm hiểu bố cục trong văn bản:

- Gọi hs đọc bài tập.

- HS đọc và trả lời BT 1/a.

Tình huống: Em muốn viết một lá đơn để xin ra nhập đội TNTP HCM.

I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong VB:

1. Bố cục trong văn bản:

a. Bài tập

-Viết một lá đơn để xin ra nhập đội TNTP HCM.

H: Những nội dung trong lá đơn ấy có cần được sắp xếp theo một trật tự không?

-> Sắp xếp nội dung theo một trật tự nhất định.

H: Em sẽ sắp xếp các nội dung đó như thế nào?

- Ví dụ: Viết đơn

1) Phần mở đầu:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ

+ Địa điểm, thời gian viết đơn.

+ Tên đơn

+ Nơi nhận đơn

2) Phần nội dung:

- Tự giới thiệu (họ tên, ngày- tháng- năm sinh, học sinh lớp, trường)

+ Trình bày nguyện vọng, yêu cầu (lí do xin vào đội)

3) Phần kết thức.

+ Lời hứa hẹn

+ Chữ kí, họ và tên người viết đơn

+ Phần ghi chú (nếu có)

H: Có thể tuỳ thích muốn ghi nội dung như nào trước hay không?

- Không thể tuỳ tiện, muốn ghi nội dung nào trước cũng được. Vì sẽ làm cho văn bản lộn xộn, khó hiểu.

GVchốt: Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo trình tự hợp lí được gọi là bố cục.

b. Kết luận:

- Bố cục là sự sắp xếp các phần trong văn bản theo 1 trình tự hợp lí.

H: Theo em, vì sao khi xd văn bản cần phải quan tâm tới bố cục?

- Khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục hợp lí sẽ làm cho người đọc hiểu được nội dung văn bản một cách dễ dàng.

* Bài tập ứng dụng: Bài 1 (30)

VD: Khi tả theo cây cối, ta có thể tuân theo dàn bài sau:

MB: Giới thiệu cây định tả là gì? Trồng ở đâu, có từ bao giờ?

TB: Có thể theo trật tự sau:

+ Tả bao quát: Tầm vóc, hình dáng, vẻ đẹp…

+ Tả chi tiết từng bộ phận

+ Môi trường sống và điều kiện liên quan

- KB: Cảm nghĩ và t/c đối với cây được tả

HS lấy ví dụ theo yêu cầu BT 1

HS thảo luận trả lời

HS đọc câu chuyện (1) và trả lời CH

H:Câu chuyện trên đã có bố cục chưa?

(Gợi ý: So sánh với văn bản gốc (SGK TN 6- Tập 1) “ếch ngồi đáy giếng”)

H: Cách kể chuyện như vậy bất hợp lí ở chổ nào?

* Trong văn bản gốc: 3 đoạn

Đ1: Có 1 con ếch sống trong 1 không gian hẹp, xung quanh chỉ có những con vật bé nhỏ, nên tiếng kêu của của ếch là to nhất  ếch ngộ nhận về tầm cỡ của mình.

Đ2: Sự việc khách quan khiến ếch thay đổi hoàn cảnh sống.

Đ3: .Ếch phải trả giá cho những hiểu biết của mình.

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản:

* Bài tập

- Văn bản (1)

+ So với văn bản “ếch ngồi đáy giếng” (NV 6 – tập 1) thì văn bản (1) có bố cục không hợp lí, các ý lộn xộn không thống nhất, không theo trình tự thời gian sự việc

H: Vậy nên sắp xếp bố cục câu chuỵên trên như thế nào?

HS đọc văn bản (2) và trả lời câu hỏi:

- Xác định các đoạn văn trong ví dụ

H:Nội dung từng phần có rõ ràng không?

H:Cách kể chuyện như trên bất hợp lí chổ nào?

H:Vì sao lại như vậy: hãy so sánh với văn bản “Lợn cười, áo mới” (NV6- tập 1 – T 126)?

+ Sắp xếp theo trình tự thời gian, sự việc và bố cục 3 phần như nguyên bản.

- Văn bản (2)

+ Nội dung không rõ ràng:

+ Đoạn 1: Giới thiệu một anh hay khoe,đang muốn khoe mà chưa được.

+ Đoạn 2: anh đã khoe được áo mới.

+ Không hợp lí: Không nêu bật được ý nghĩa phê phán, không đem lại tiếng cười cho mọi người

+ So với văn bản “lợn cưới, áo mới” (NV 6 – Tập 1 – T 126) thì văn bản (2) đảo lộn về sự sắp xếp các câu, ý  mất yếu tố bất ngờ gây tiếng cười

+ Sửa: Sắp xếp lại theo nguyên bản:

* Kết luận:

- Bố cục của văn bản phải rành mạch, hợp lí, phù hợp với mục đích giao tiếp

H: Vậy, bố cục của văn bản cần phải đảm bảo yêu cầu nào?

H: ở lớp 6 các em đã được học các kiểu văn bản nào? (tự sự – miêu tả)

H: Bố cục của 2 kiểu văn bản đó có 3 phần. Đó là những phần nào? Nêu nhiệm vụ của từng phần?

H:Có cần phân biệt của từng phần không? Vì sao?

3. Các phần của bố cục:

* Bài tập

a. Nhiệm vụ của 3 phần M B - TB -KB

- Trong văn bản miêu tả:

MB: Giới thiệu tên của đối tượng.

MT: Miêu tả cụ thể về đối tượng

KB: Nêu cảm nghĩ của bản thân về đối tượng.

- Trong văn bản tự sự

MB: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

TB: Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, tính cách và mâu thuẫn.

KB: Kết thúc truyện

b. Cần phân bịêt nhiệm vụ của mỗi phần vì mọi phần có nhiệm vụ riêng.

*Kết luận:

- Bố cục văn bản thường gồm 3 phần: MB – TB – KB

HS thảo luận CH (c)

Sai : Vì

+ MB vừa là sự thông báo đề tài của văn bản, vừa cố gắng lằm cho người độc (người nghe) có thể đi vào đề tài đó 1 cách dễ dàng, tự nhiên, hướng thú và hình dung được các bước đi của bài.

+ KB: không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại đề tài mà còn làm cho văn bản để lại ấn tượng cho người đọc (người nghe)

- HS thảo luận CH (d) – trả lời

-> Không: vì bố cục 3 phấn có khả năng giúp văn bản trở nên hợp lí

CH: Có phải cứ chia bố cục làm 3 phần thì tự nhiên sẽ trở nên hợp lí không?

-> Không? Bố cục 3 phần chỉ hợp lí, rõ ràng khi MB – TB - KB phải được triển khai lôgic, hợp lí .

CH:Bố cục văn bản thường có mấy phần?

GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ - SGK

-> Ghi nhớ: SGK – T30

HĐ2.HDHS luyện tập:

Ví dụ1: Xác định theo diễn biến tâm trạng của nhân vật

VD2: Theo diễn biến sự việc

MB: Tai hoạ giáng xuống đầu 2 anh em

TB: + Cuộc chia tay đồ chơi

+ Cuộc chia tay ở lớp

+ Cuộc chia tay đột ngột ở nhà

KB: Thủy để lại con EN cho anh và tâm trạng của Thành.

- HS có thể kể lại bằng một bố cục khác

- Gọi hs đọc bài tập 3

- HS thảo luận, trả lời BT3

II. Luyện tập

1. Bài tập 2: SGK – T 30

MB: Tâm trạng của hai anh em đêm trước ngày chia tay

TB: Tâm trạng của hai anh em trong buổi sáng chia tay.

+ Trong vườn

+ Khi chia đồ chơi

+ Chia tay lớp học

+ Cuộc chia tay của hai anh em

KB: Tâm trạng của Thành.

2. Bài 3:

- Bố cục chưa rành mạch, hợp lí.

+ Điểm (1)(2)(3) (TB) mới chỉ là kể lại việc học tốt chưa chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt.

+ Điểm (4): Không nói về học tập.

- Sửa:

+ MB: Chào mừng….

+ TB:

Nêu từng kinh nghiệm học tập

-> Kinh nghiệm học tập trên lớp

-> Kinh nghiệm tham khảo tài liệu….

Kết quả của những kinh nghiệm đó đem lại

+ KB: Nêu nguyện vọng, chúc hội nghị thành công

4. Củng cố, luyện tập

- CH1: Thế nào là bố cục của văn bản?

- CH2: Nêu những yêu cầu về bố cục trong văn bản?

- CH3: Bố cục của văn bản thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài học

- Tiếp tục hoàn thịên BT 1 – SGK

- Làm bài tập sách BT NV 7 – tập 1

- Chuẩn bị bài: Mạch lạc trong văn bản.

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên