Giáo án bài Chơi chữ

Giáo án bài Chơi chữ

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm về chơi chữ và một số lối chơi chữ thường dùng

- Bước đầu cảm thụ được cái hay, lý thú của chơi chữ.

2. Kĩ năng

- Phân tích, cảm nhận và vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

CH1: Thế nào là điệp ngữ, các loại điệp ngữ, cho ví dụ?

CH2: Chỉ ra điệp ngữ ở đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của điệp ngữ đó ?

“Bao nhiêu là liệt sỹ

Bao nhiêu là anh hùng

Bao nhiêu là tuổi trẻ

Bao nhiêu là chiến công”

(Điệp ngữ bao nhiêu-> Tôn vinh những hy sinh to lớn để có được chiến công).

3. Bài mới

- Trong các phép tu từ từ vựng, có một phép tu từ vừa có tác dụng tạo sắc thái dí dỏm, hài hước cho lời thơ, văn, vừa có tác dụng làm cho từ ngữ thêm phong phú đó là chơi chữ?

Vậy chơi chữ có ý nghĩa gì? chơi chữ bằng những cách nào ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HD HS hình thành khái niệm chơi chữ:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1 SGK

H: Em có người xét gì về nghĩa của các bài các từ “lợi” trong bài ca dao vừa đọc?

H: Việc sử dụng của “lợi” ở câu cuối của bài cao dao dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

I. Thế nào là chơi chữ

1. Bài tập

Lợi 1: Thuận lợi, lợi lộc

Lợi 2,3: Phần thịt bao quanh chân răng

- Tác giả sử dụng hiện tượng đồng âm của từ

H: Việc sử dụng như thế có tác dụng gì?

- Tác dụng: -> Phê phán, châm biếm một chuyện ngược đời, bất bình thường” Bà đã già rồi còn tính chuyện chồng con làm gì nữa?” -> Tạo sắc thái hài hước, cách hiểu bất ngờ, lý thú.

2. Kết luận:

Ghi nhớ 1 (SGK – T146)

HĐ2.HDHS tìm hiểu các lối chơi chữ:

Bài tập mở rộng:

a. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non

(Ca dao)

b. Tiếng già nhưng núi vẫn là núi non.

(Nguyễn Khuyến)

c. Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.

(Ca dao)

d. Đi tu Phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không

(Ca dao)

II. Các lối chơi chữ:

1. Bài tập .

1)

- “Ranh tướng”với“danh tướng”=> giễu cợt Nava.

-“Nồng nặc”đi với“tiếng tăm”=> tương phản về ý nghĩa => châm biếm, đả kích.

=> Dựa vào lối nói trại âm (gần âm)

(2) - Điệp phụ âm đầu: m

=> Dùng cách điệp âm

(3) Cá đối – cối đá

mèo cái – mái kèo

=> Chơi chữ bằng cách nói lái:

(4) - Sầu riêng1: Chỉ trạng thái tâm lý có tính tiêu cực của cá nhân (tính từ)

Trái nghĩa với vui chung: trạng thái tâm lý có tính tích cực của tập thể

- Sầu riêng 2: một loại quả ở Nam Bộ (danh từ)

=> Chơi chữ bằng từ đồng âm và trái nghĩa:

* Non có nhiều nghĩa:

- Với sự vât: đồng nghĩa với núi.

- Với tính chất: Trái nghĩa với già.

=> Khai thác từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

* Say sưa có nhiều nghĩa:

- Yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp thiên nhiên (trời, nước, non).

- Say mê sắc đẹp vẻ duyên dáng, nhanh nhẹn của cô bán rượu.

-> Khai thác từ nhiều nghĩa, nói nước đôi, lấp lửng.

* Thịt chó, thịt cầy:

-> Khai thác từ đồng nghĩa, tạo ra sự dí dỏm

2. Kết quả: SGK – T165

Các lối chơi chữ thường gặp:

- Dùng từ ngữ đồng âm.

- Dùng lối nói trại âm (gần âm)

- Dùng cách điệp âm.

- Dùng lối nói lái.

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

HĐ3.HDHS luyện tập:

? Từ bài tập trên hãy cho biết thế nào là chơi chữ? Chơi chữ có tác dụng gì?

- GV gọi 1 HS đọc rõ ràng mục ghi nhớ.

? Hãy chỉ ra các lối chơi chữ trong các câu thơ, ca dao?

? Từ bài tập trên hãy chỉ ra các lối chơi chữ thường gặp?

III. Luỵên tập:

1. Bài tập 1:

- Các từ ngữ để chơi chữ: là các từ ngữ chỉ các loài rắn:

+ Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, Trâu Lỗ, hổ mang.

=> Vừa chơi chữ đồng âm, vừa chơi chữ

theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau.

- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ 2 SGK

? Lấy một vài ví dụ về các lối chơi chữ và chỉ ra tác dụng?

2. Bài tập 2:

- Chơi chữ dựa vào cách dùng các từ gần nghĩa (cùng trường nghĩa)

+ Thịt: Mỡ, dò (giò) nem, chả

+ Nứa: Tre, trúc, hóp.

GV thu phiếu học tập nhận xét và chữa đáp án?

- HS thực hiện nhóm nhỏ theo bàn

- Đại diện của các nhóm lên trả lời

- Nhận xét chéo

- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)

HS thực hiện bài tập theo từng cặp đôi chia sẻ

* Bài tập 4: Phân tích lối chơi chữ trong bài thơ của Bác Hồ:

- gói cam (1) - Cam lai (2)

- Dùng từ đồng âm:

+ Cam 1 (DT) => một loại quả

+ Cam 2 (TT) => chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp.

=> Hết khổ cực đến sung sướng.

VD: Phân tích các ngữ cảnh tương tự:

- Cụ giáo làm giáo cụ.

- Rừng sâu mưa lâm thâm.

- Thầy giáo tháo giầy đi chân đất.

Phân tích ngữ cảnh tương tự:

GV cho HS làm những bài tập bổ sung

- HS thực hiện nhóm

- Đại diện của các nhóm lên trả lời

- Nhận xét chéo

- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)

* Bài tập 5: Phân tích nghệ thuật chơi chữ trong các ngữ cảnh sau:

a- Da trắng vỗ bì bạch

- Da trắng đồng nghĩa với bì bạch

- Bì bạch còn là từ tượng thanh -> vế đối chơi chữ lắt léo, lợi dụng sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa ngữ nghĩa và âm thanh của từ.

c - Cóc chết để nhái mồ côi

Chẫu ngồi chẫu khóc:Chàng ơi là chàng!

- Cùng trường nghĩa:Cóc, nhái, chẫu chàng.

- Từ nhiều nghĩa: chàng.

+ Chàng 1: Con chẫu chàng.

+ Chàng 3: Đại từ -> người con trai

- Tách từ: Chẫu chàng: chẫu…chàng…

4. Củng cố, luyện tập

- CH: Thế nào là chơi chữ? Tác dụng của chơi chữ là gì?

- CH: Kể tên các lối chơi chữ thường gặp? Lấy ví dụ minh hoạ? - Kĩ thuật hỏi chuyên gia

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại nội dung bài, học thuộc lòng phần ghi nhớ?

- Hoàn thành bài tập 3 SGK,chuẩn bị bài: Làm thơ lục bát.

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên