Giáo án bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Giáo án bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép luận chứng minh.
- Tích hợp với Văn ở VB Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, với Tiếng Việt ở: Thêm trạng ngữ cho câu.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.
- Vận dụng xây dựng dàn ý một đề văn chứng minh.
3. Thái độ
- Có niềm yêu thích môn học, có ý thức học tập nghiêm túc tích cực.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra 15 phút:
Câu 1: Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận?
Câu 2: Phân biêt lập luận trong đời sống và trong văn nghị luận
Câu 3 : Nêu các luận điểm trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Chỉ ra các cách lập luận trong bài văn?
Đáp án biểu điểm:
Câu 1: ( 3 điểm)
- Luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận. Đó là những quan điểm tư tưởng của người viết về vấn đề đang bàn bạc.
- Luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng
- Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm đc gọi là lập luận
Câu 2:
- So sánh:
1. Giống nhau: đều là những kết luận(0.5 điểm)
2. Khác nhau:
a, Về hình thức:(1.25 đ)
- Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt bằng một câu.
- Lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt bằng một tập hợp câu( đoạn văn)
b, Về nội dung ý nghĩa:(1.25 đ)
- Trong đời sống, lập luận thường mang cảm tính, tính hàm ẩn,không tường minh.
- Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ,khái quát, và tường minh.
Câu 3:
* Hệ thống luận điểm:(2 điểm)
Lđ 1:( cơ sử xuất phát) Dân ta có một lòng nồng nà yêu nước.Đó là truyền thống quý báu của ta.
- Luận đ 2: Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến ví đại chứng tr tinh thần yêu nước của dân ta.
Lđ 3: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Luận điểm 4: (Kết luận) Bổn phận của chúng ta là....công việc kháng chiến
* Lập luận: (2 điểm)
- Đoạn 1: quan hệ nhân - quả
- Đoạn 2: quan hệ nhân - quả
- Đoạn 3: Tổng - phân - hợp
- Đoạn 4: Suy luận tương đồng
- Toàn bài: Suy luận theo thời gian- nhân quả.
3. Bài mới
- Chứng minh là kiểu văn nghgị luận cơ bản mà các em cần nắm vững ở chương trình lớp 7. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu chung về văn chứng minh
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ 1. HDHS tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh: - Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi 1 SGK và lớp thảo luận. CH: Trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh, |
I.Mục đích và phương pháp chứng minh: 1. Chứng minh trong đời sống - Trong đời sống khi cần chứng tỏ cho người khác tin rằng lời nói của em là thật, không phải là nói dối, ta cần phải chứng minh. |
CH:Khi đó cần chứng minh cho ai đó tin lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? |
- Đưa ra các bằng chứng để thuyết phục: Bằng chứng có thể là nhân chứng, có thể là vật chứng, là sự việc, số liệu… |
CH: Từ đó hãy rút ra nhận xét:Thế nào là chứng minh? |
=> Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm, nào đó là chân thật)-> sáng tỏ một vấn đề. |
CH:Trong văn nghị luận người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được sử dụng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy? |
2. Chứng minh trong văn nghị luận: a. Trong văn bản nghị luận khi chứng minh một vấn đề, chỉ có cách dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. |
- HS đọc văn bản Đừng sợ vấp ngã CH: Luận điểm cần chứng minh là gì? |
b. Tìm hiểu phép chứng minh qua văn bản: “Đừng sợ vấp ngã” * Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã ( nhan đề) => Luận điểm đó còn được nhắc lại ở câu kết “ vậy, xin bạn chớ lo sợ sự thất bại” |
CH:Hãy tìm những luận điểm nhỏ? |
* Các luận điểm nhỏ: - Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ - Vậy xin bạn chớ lo thất bại - Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. |
CH:Để khuyên người ta “Đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận như thế nào? - Oandixnay từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng - Lúc học phổ thông Luipastơ chỉ là một học sinh trung bình - L.Tônxtôi, tác giả bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ đại học vì vừa không có năng lực vừa thiếu ý chí học tập. - Henripho thất bại và cháy túi tới 5 lần trước khi đi tới thành công. - Ca sĩ ôpêra nổi tiếng On ricô Caruxô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. |
* Cách lập luận: - Đưa ra các tình huống mà con người thường bị vấp ngã. - Đưa ra dẫn chứng về sự vấp ngã của các doanh nhân nổi tiếng trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau: văn hoá, nghệ thuật, khoa học,kinh tế. - Cuối cùng: Đi đến kết luận: |
CH; Các sự thật dẫn ra có đáng tin cậy không? |
- Các sự thật (dẫn chứng) đưa ra rất thuyết phục vì đó là 5 danh nhân ai cũng biết đến và phải thừa nhận. |
CH:Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì? Gv: Nói cách khác phương pháp lập luận CM là làm cho người đọc tìm luận điểm mà mình sẽ nêu ra. |
c.Kết luận: - Phép lập luận chứng minh trong văn nghi luận là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã đưa thừa nhận để chứng tỏ một luận điểm mới là đáng tin cậy. |
CH:Các lí lẽ, dẫn chứng được dung trong phép lập luận chứng minh phảm đảm bảo yêu cầu nào? - HS: Thảo luận, trả lời - Giáo viên gọi một học sinh đọc ghi nhớ SGK T42 |
- Được lựa chọn, thẩm tra, phân tích. * Ghi nhớ SGK/ T42 |
4. Củng cố, luyện tập
- Nêu nhu cầu chứng minh trong đời sống?
- Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn nôi dung bài học,học thuộc nội dung mục ghi nhớ
- Chuẩn bị phần luyện tập bằng cách làm bài tập yêu cầu trong phần luyện tập.
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Giáo án: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Tiếp Theo)
- Giáo án: Thêm trạng ngữ cho câu
- Giáo án: Cách làm văn lập luận chứng minh
- Giáo án: Luyện tập lập luận chứng minh
- Giáo án: Kiểm tra Tiếng Việt
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)