Giáo án Văn 8 bài Bố cục của văn bản - Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Văn 8 bài Bố cục của văn bản

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm đc y/c của văn bản về bó cục, tác dụng của việc xây dựng bố cục

2. Kĩ năng

- Biết các xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của ng viết và nhận thức của ng đọc

- Sắp xép các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản.

3. Thái độ

- HS có ý thức xây dựng bố cục cho văn bản nói và viết.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

H: Chủ đề của văn bản là gì? Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi nào?

3. Bài mới

GV: Giới thiệu bài mới:

- Văn bản muốn mạch lạc phải có bố cục chặt chẽ. Vậy bố cục văn bản là gì?

- Bố cục như thế nào là chặt chẽ? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
HĐ1.HDHS tìm hiểu bố cục văn bản:

- Y/C HS đọc vb (sgk -24)

H: Văn bản trên có thể chia ra mấy phần? Chỉ ra các phần đó?

I. Bố cục của văn bản:

1. Bài tập :

- Người thầy đạo cao, đức trọng.

* Văn bản: 3 phần:

+ Mở bài: (đoạn đầu): Giới thiệu khái quát về nhân vật ( thầy giáo Chu Văn An).

+ Thân bài: 2 đoạn tiếp. Giải thích rõ về tài và đức của người thầy.

+ Kết bài; Tình cảm của mọi người dành cho thầy Chu Văn An.

H: Hãy cho biết nhiệm vụ từng phần trong văn bản trên ?

H: Như vậy nhiệm vụ khái quát của mỗi phần là gì?

* Mở bài: nêu chủ đề.

- Thân bài: trình bày các khía cạnh của vấn đề.

- Kết bài: tổng kết chủ đề.

* 3 phần có mối quan hệ theo sự phát triển của sự việc:

+ Mở bài: giới thiệu tài và đức của thầy.

+ Thân bài: giải thích rõ tài đức của thầy.

+ Kết bài: ảnh hưởng của tài và đức đối với mọi người.

H: Bố cục văn bản là gì? Bố cục văn bản có mấy phần? Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phần?

2. Nhận xét:

- Bố cục văn bản: là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.

- Bố cục gồm 3 phần” mở bài, thân bài, kết bài.

- Ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

HĐ2.HDHS tìm hiểu Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:

- Y/C hs đọc và xác định y/c b/t .

H: Thân bài văn bản “Tôi đi học” kể về những sự việc nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào ?

II.Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:

1.Bài tập :

* Văn bản ”Tôi đi học”.

=> Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường,theo thứ tự thời gian.(Cảm xúc trên đường tới trường, khi đến trường, khi vào lớp).

- Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập trước đây và buổi tựu trường.

H: Chỉ ra diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong phần thân bài?

* Văn bản “Trong lòng mẹ”.

- Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình khi nghe bà cô cố tình nói xấu mẹ.

- Niềm vui sướng cực độ của Hồng khi được ở trong lòng mẹ.

H: Khi tả người, con vật, phong cảnh... em lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Kể một số trình tự mà em biết? - Có thể sắp xếp theo trình tự không gian: (tả phong cảnh); chỉnh thể- bộ phận (tả con vật); tình cảm, cảm xúc (tả người ).
H: Cho biết cách sắp xếp sự việc trong phần thân bài của văn bản “ Người thầy đạo cao đức trọng”?

* Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”.

+ Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao.

+ Các sự việc nói về thầy là người đạo đức, được học trò kính mến.

H: Từ các bài tập trên và bằng hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp phần thân bài của văn bản?

- Rút ra ghi nhớ.

- GV sửa chữa, kết luận.

- HS đọc ghi nhớ - 2 em. GV chốt.

* Nhận xét:

- Sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển sự việc, mạch cảm xúc.

2. Ghi nhớ (SGKTr 25)

HĐ3.HDHS luyện tập:

Y/C HS đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài.

- Gọi HS lên trả lời

- HS và GV nhận xét. Bổ sung.

IV. Luyện tập:

1. Bài tập 1:

a. Trình bày theo thứ tự không gian: nhìn xa- đến gần- đến tận nơi- đi xa dần.

b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian: về chiều- lúc hoàng hôn.

c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.

- HS đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm bài tập 2.

- GV sửa chữa, bổ sung.

2. Bài tập 2: Trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng nên trình bày theo trình tự :

- Lòng thương mẹ của chú bé Hồng khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ.

- Khi gặp mẹ, cảm xúc trong lòng mẹ.

- HS đọc bài tập 3 nêu yêu cầu.

- HS làm bài tập.

- GV sửa chữa, bổ sung.

3. Bài tập 3.

- Sắp xếp như vậy chưa hợp lí, cần sắp xếp lại như sau:

a. Giải thích câu tục ngữ.

b. CM tính đúng đắn của câu tục ngữ.

4. Củng cố, luyện tập

H: Bố cục văn bản là gì? Bố cục văn bản gồm mấy phần?

- Nhiệm vụ của từng phần như thế nào?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học ghi nhớ.Làm bài tập SGK, SBT.

Chuẩn bị “Tức nước vỡ bờ”. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, trả lời câu hỏi SGK.

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên