Giáo án Văn 8 bài Trong lòng mẹ (Tiết 1) - Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Văn 8 bài Trong lòng mẹ (Tiết 1)

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS có đc những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí, thấy đc đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng : Thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành , dạt dào cảm xúc.

- Nắm đc khái niệm thể văn hồi kí ; cốt truyện , nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

- ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ , nhỏ nhen , độc ác k thể làm khô héo t/c ruột thịt sâu nặng thiêng liêng.

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết đọc- hiểu một văn bản hồi kí

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

3. Thái độ

- HS có tình cảm gia đình, lòng yêu thương thông cảm, kính trọng cha mẹ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn.

2. Học sinh Soạn bài, đọc văn bản, chuẩn bị đồ dùng học tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

H: Phân tích thái độ, cử chỉ của những người lớn ( bà mẹ, ông đốc, thầy giáo trẻ) đối với những em nhỏ lần đầu đến trường?

3. Bài mới

GV: Giới thiệu bài mới:

- Nhà văn Nguyên Hồng luôn hướng ngòi bút vào những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần ấy là tác phẩm “Những ngày thơ ấu” mà hôm nay chúng ta tìm hiểu đoạn trích: “ Trong lòng mẹ”.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.DHS đọc vàtìm hiểu chú thích:

- HDHS đọc và thảo luận chú thích GV đọc mẫu, hướng dẫn: giọng đọc bà cô( nghiệt ngã, cay độc), bé Hồng ( dè dặt, đề phòng....)

- Học sinh đọc.

- HS, GV nhận xét, sửa chữa.

- GV chuyển ý:

I.Đọc,tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

H: Nêu hiểu biết của em về tác giả ?

( 17 tuổi cùng mẹ ra Hải Phòng sống với những người “dưới đáy” xã hội.

- Giác ngộ CM thời kì Mặt trận dân chủ1936-1939 → viết báo.

- 1939 bị TDP bắt giam, 1942 được tự do, 1943 ra nhập hội văn hóa cứu quốc. Mất tại Yên Thế- Hải Phòng.

- Thế giới nhân vật: lưu manh, phu phen, thợ thuyền, trẻ em đầu đường xó chợ, tri thức nghèo chịu đau đớn, bất hạnh → luôn yêu cuộc sống và ý thức được nhân phẩm của mình.

- Phụ nữ lao động, trẻ em là những nhân vật ám ảnh, trở đi trở lại trong tác phẩm của ông.

- GV só sánh với Nam Cao cùng những nhân vật như thế → thể hiện tình yêu, sự đồng cảm. NC viết bằng ngòi bút sắc lạnh, NH: ngòi bút chan chứa yêu thương.

H: Kể tên một số tác phẩm của ông?

- Bỉ vỏ - tiểu thuyết- 1938

- Những ngày thơ ấu - 1938

- Trời xanh - tập thơ- 1960

- Cửa biển- bộ tiểu thuyết.

- Núi rừng Yên Thế.

- Bước đường viết văn - Hồi kí 1970

2.Tìm hiểu chú thích:

a.Tác giả: Nguyên Hồng ( 1918-1982), quê Nam Định. Trước Cách mạng tháng Tám sống chủ yếu ở Hải Phòng.

→ Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ,viết nhiều về phụ nữ và nh đồng, có nhiều sáng tác ở các thể loại kí, thơ, tiểu thuyết...

- Được giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996.

H: Em biết gì về tập tiểu thuyết “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng?

b. Tác phẩm: “Những ngày thơ ấu”

(1938) → Hồi kí kể về cuộc đời cay đắng của tác, giả gồm 9 chương:

“Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tác phẩm.

H: Giải thích từ “rất kịch”?

“ Tha hương cầu thực” có nghĩa là gì?

- GV chuyển ý:

c. Từ khó: SGK.

HĐ2: HDHS đọc - hiểu văn bản:

H:Văn bản được viết theo thể loại nào?

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Thể loại: Hồi kí.

H: Đoạn trích chia mấy phần? Nội dung từng phần ?

- GV chuyển ý:

- HDHS tìm hiểu văn bản

2. Bố cục: 2 phần:

- P1: Từ đầu → “ người ta hỏi đến chứ” Cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng ; ý nghĩ, tình cảm của bé Hồng đối với mẹ.

- P2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của bé Hồng với mẹ.

3. Phân tích:

H: Đoạn trích có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?

- Bà cô, bé Hồng, mẹ bé Hồng. Bé Hồng là nhân vật chính.

- GV cho học sinh hiểu sơ qua về hoàn cảnh của chú bé Hồng, giúp các em nắm rõ hơn đặc điểm nhân vật bà cô trong cuộc thoại với cháu.

HS đọc: “Một hôm...tr 15.

a. Nhân vật bà cô:
H: Tìm chi tiết miêu tả hành động của bà cô khi nói chuyện với bé Hồng về mẹ? - Hành động: Cười hỏi: Hồng! “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?vỗ vai, cười, tả tỉ mỉ về tình cảnh túng quẫn, gầy guộc, rách rưới của mẹ bé Hồng..

H: Nét mặt của ng cô có gì đặc biệt ?

- Cười hỏi chứ không phải lo lắng hỏi hoặc nghiêm nghị hoặc âu yếm hỏi. Điều đó cho thấy bà cô là người rất thâm hiểm, muốn thông qua đó để bỡn cợt, mỉa mai chú bé Hồng.

- Nét mặt: cười rất kịch → thể hiện sự giả rối.
H: Em nhận xét ntn về t/c của ng cô đối với đứa cháu mồ côi cha của mình? - T/cảm: Giả dối, bỡn cợt, mỉa mai chú bé Hồng.
H: Tìm các chi tiết trong văn bản thể hiện giọng nói, thái độ của bà cô?

- Giọng nói: ngọt ngào nhưng thâm độc:"sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?"Mày dai quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ ”;"Ngân dài tiếng “em bé” thật rõ, thật ngọt"

- Thái độ: soi mói,dò xét:“Chằm chặp nhìn tôi", không buông tha mà châm chọc, nhục mạ, miệt thị mẹ bé Hồng.

H: Mục đích của bà cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng là gì? - Mục đích: cố ý gieo rắc những ý nghĩ khinh miệt mẹ cho bé Hồng nhằm chia rẽ t/c mẹ con.
H: Qua đó em nhận thấy bà cô là người như thế nào?qua đó tác giả bày tỏ thái độ gì? ⇒ Bà cô là người lạnh lùng, tàn nhẫn,thâm độc, xảo quyệt, khô héo tình máu mủ. Bà đại diện cho tầng lớp xã hội cổ hủ phi nhân đạo,thiếu tình người.
- GV nói thêm về quan niệm của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ. Tính cách của bà cô là sản phẩm của những định kiến đó. → T/g Tố cáo xã hội phong kiến với những cổ tục đày đoạ con người.

4. Củng cố, luyện tập

H: Bà cô của bé Hồng là người như thế nào?

H: Qua nhân vật này em hiểu gì về xã hội phong kiến đương thời?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài, nắm nội dung. Chuẩn bị tiếp các câu hỏi 2,3,4 (SGK); xem bài tập luyện tập.

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên