Giáo án Văn 8 bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Văn 8 bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.

- chủ đề của văn bản ; những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.

- Đọc hiểu có khả năng bao quát toàn bộ văn bản ; trình bày một văn bản (nói ,viết) thống nhất về chủ đề.

3. Thái độ

- HS có ý thức viết bài mạch lạc, nổi bật chủ đề.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn, bảng phụ.

2. Học sinh Soạn bài.chuẩn bị đồ dùng học tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới

GV: Giới thiệu bài mới:

- Trong học tập và giao tiếp, chúng ta luôn phải tạo lập văn bản. Vậy văn bản là gì? Làm thế nào để văn bản có tính mạch lạc, rõ ràng nổi bật nội dung ? Đó là nội dung bài hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
HĐ1.HDHS tìm hiểu chủ đề của vbản: I. Chủ đề của văn bản:
- GV HDHS đọc và xác định y/c bài tập 1. Đọc kĩ văn bản“ Tôi đi học”

1. Bài tập

- Văn bản “Tôi đi học”

H: Tg nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?

(Kỉ niệm khi cùng mẹ đi trên con đường làng đến trường, khi đến trường Mĩ Lí, khi rời tay mẹ vào lớp học )

- Kỉ niệm khi cùng mẹ đi trên con đường làng đến trường, khi đến trường Mĩ Lí, khi rời tay mẹ vào lớp học

H:Sự hồi tưởng ấy gợi lên ấn tượng gì trong lòng tác giả?

(ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc, không thể quên của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình )

- Ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc, không thể quên của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình .

* Buổi tựu trường chính là đối tượng, những kỉ niệm chính là các vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

- Đối tượng văn bản và những vấn đề chính của văn bản chính là chủ đề văn bản.

⇒Rút ra nhận xét

H: Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản “ Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đâu tiên?

(Căn cứ: nhan đề văn bản, từ ngữ các câu trong văn bản viết về bưổi tựu trường)

2 .Nhận xét:

- Những vấn đề chính của văn bản: kỉ niệm khi cùng mẹ đi trên con đường, khi đến trường, khi rời tay mẹ để vào học, khi ngồi học.

→ Đối tượng văn bản: buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật Tôi.

- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

HĐ2.HDHS tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của vbản: II. Tính thống nhất về chủ đề văn bản

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.

H:Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng đã in sâu trong lòng nhân vật “tôi”

lo sợ vẩn vơ, chơi vơi, hồi hợp bỡ ngỡ, lúng túng rụt dè...

( Đại từ “ tôi” và các trạng ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần) → Duy trì chủ đề.

H:Tìm chi tiết nổi bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của “ tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào lớp ?

+ Cảm nhận về con đường: quen đi lại lắm lần ⇒ Thấy lạ, cảnh vật thay đổi.

+ Thay đổi về hành vi: không lội qua sông thả diều, k đi ra đồng nô đùa → Đi học cố làm như một học trò thực sự.

- Trên sân trường :

+ Cảm nhận ngôi trường :Cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trong làng, oai nghiêm như đình làng, sân rộng → Tôi lo sợ vẩn vơ

+ Cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng đi xếp hàng vào lớp

- Trong lớp: Cảm thấy xa mẹ,vừa lạ lẫm vừa thân quen.

H: Cảm giác của nhân vật “ tôi” trong buổi tựu trường là gì? ( Mới lạ, bỡ ngỡ,)

H: Những chi tiết và phương tiện ngôn từ trong văn bản có tập chung khắc hoạ tô đậm cảm giác này không? ( Có).

+ Rút ra nhận xét :

1.Bài tập

* Văn bản “ Tôi đi học”

- Nhan đề: Tôi đi học.

- Các câu các đoạn đều xoay quanh vấn đề “Tôi đi học” và tâm trạng của nhân vật như : lo sợ vẩn vơ, chơi vơi, hồi hợp bỡ ngỡ, lúng túng rụt rè...

- Đại từ “tôi” và các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần → Duy trì chủ đề.

- Các chi tiết và phương tiện ngôn từ đều khắc hoạ tô đậm cảm giác bỡ ngỡ mới lạ,lo lắng của nhân vật.

H: văn bản này có tính thống nhất cao về chủ đề, em hiểu thế nào về tính thống nhất về chủ đề văn bản?

+ Rút ra ghi nhớ

- HS đọc ghi nhớ.

- GV chốt.

2.Nhận xét:

*Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

* Ghi nhớ: SGK/ T 12

HĐ3.HDHS làm bài tập luyện tập:

- GVHD học sinh làm bài tập 1.

- Hs đọc, nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

- Gọi 1 → 2 em trình bày kết quả

- HS và GV nhận xét, bổ sung.

III. Luyện tập:

Bài 1 (13). Phân tích tính thống nhất về chủ đề văn bản “Rừng cọ quê tôi”.

a. Đối tượng: Rừng cọ quê tôi.

- Trình tự: Tả cây cọ ( thân, lá, búp..)

- Tác dụng nón cọ, quả (để ăn).

- Tình cảm của người Sông Thao đối với cọ.

- Trật tự này không thay đổi vì nếu thay đổi nó sẽ không còn hợp lý.

b. Chủ đề của văn bản trên:

- Tác dụng của cọ và tình cảm của người Sông Thao đối với cọ.

c.Chủ đề ấy được thể hiện trong văn bản:

- Miêu tả rừng cọ: bằng TN trìu mến, thân thương.

- Cuộc sống của những người dân luôn gắn bó với cọ.

d.Từ ngữ, câu tiêu biểu thể hiện chủ đề văn bản:

- Chẳng có nơi nào đẹp như Sông Thao quê ôi, rừng cọ trập trùng...

- cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

- Người Sông Thao quê tôi đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

- HSđọc, nêu yêu cầu bài tập 2.

Làm bài.

- GV sửa chữa .

Bài 2 (tr 14).

- ý b,d sẽ làm cho bài văn lạc đề.

- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài 3.

- Nhận xét.

GV sửa chữa, bổ sung.

Bài 3( tr14). Có thể bổ sung và sắp xếp lại như sau:

a.Cứ mùa thu về mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng nv “tôi”lại náo nức, rộn rã, xốn xang nhớ lại kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường.

b.Con đường đến trường vốn quen thuộc trở nên lạ, cảnh vật thay đổi. “tôi” muốn bắt trước các bạn lớn làm một học trò thực thụ.

c.Cảm thấy ngôi trường vốn không xa lạ cũng thay đổi “Sân nó rộng, mình nó cao hơn”. Xinh xắn và oai nghiêm.

e.Thấy sợ hãi lần đầu tiên xa mẹ , hoà lẫn trong hàng người bước vào lớp.

e. Cảm giác về quan hệ bạn bè, h/a niềm nở, nghiêm trang của ông đốc, của thầy giáo trẻ.

4. Củng cố, luyện tập

H: Em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của vb? Một văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi nào?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học ghi nhớ, làm các bài tập trong SGK và bài tập SBT.

- Chuẩn bị: “Trong lòng mẹ”. Trả lời các câu hỏi trong SGK.

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên