Giáo án Văn 8 bài Đập đá ở Côn Lôn - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Giáo án Văn 8 bài Đập đá ở Côn Lôn
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đường hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, trân trọng cảm phục phong thái hiên ngang, bất khuất, kiên cường của nhiều chíên sỹ yêu nước đầu TK XX.
- Có ý thức thái độ đúng trong học tập.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Giáo án, nghiên cứu bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
H: Cảm nhận của em về bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”?
3. Bài mới
- Bên cạnh chí sỹ CM Phan Bội Châu còn có Phan Châu Trinh, ông vốn xuất thân là nhà nho, nhưng lại là con người tiên tiến của thời đại mới. Phan Châu Trinh từng bị kẻ thù bắt, tù đày nhiều năm, Người chí sỹ CM ấy thường hay làm thơ để bày tỏ chí khí của mình.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích: - HD đọc: Đọc diễn cảm bài thơ, chú ý thể hiện khấu khí ngang tàn và giọng điệu hào hùng của tác giả, giọng phấn chấn, tự tin, nhịp 4/3. Câu 1,2,3,4 nhịp 2/2/3. GV đọc mẫu → học sinh đọc, nhận xét sửa. H: Nêu đôi nét về tác giả? |
I. Đọc và thảo luận chú thích: 1. Đọc : 2. Chú thích: a.Tác giả Phan Châu Trinh (1872 -1926) - Quê: Quảng Nam - Là người giỏi biện luận và có tài làm thơ |
H: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Học sinh thảo luận các CT 1,3,4 SGK. |
b. Tác phẩm : - Bài thơ được làm khi ông cùng các tử tù khác bị bắt lao động khổ sai ở nhà tù Côn Đảo. c.Từ khó: SGK |
HĐ2.HDHS đọc- hiểu văn bản: H:Bài thơ được làm theo thể thơ nào? H: Em hãy nêu ngắn gọn về đặc điểm của thể thơ này? - Bố cục: Đề, thực, luận, kết. |
II. Đọc- hiểu văn bản: 1.Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú đường luật. 2. Bố cục: Hai câu :đề, thực, luận, kết. |
- Y/c hs đọc hai câu đề. H :Câu thơ đầu miêu tả hình ảnh gì ? Tư thế của con người hiện lên như thế nào qua ý thơ ? |
3. Phân tích: a. Bốn câu thơ đầu- Công việc đập đá: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non Xách búa đánh tan năm bẩy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn” - Câu thơ miêu tả bối cảnh không gian, tạo dựng tư thế hiên ngang, sừng sững của con người giữa đất trời Côn Đảo. |
H: Ba câu thơ sau miêu tả về hoạt động gì ?Công việc ấy được con người làm như thế nào? | - Ba câu thơ sau miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc khổ sai của người tù cách mạng, phải dùng tay cầm búa khai thác đá ở những ngọn núi ngoài Côn Đảo. - Người cách mạng làm công việc ấy quả quyết mạnh mẽ, phi thường. “ lừng lẫy”, “đánh tan năm bẩy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”, “làm cho lở núi non” |
H: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nàotrong các câu thơ trên?Tác dụng?Em nhận thấy giọng điệu của lời thơ như thế nào? | NT: Nói quá nhằm làm nổi bật sức mạnh của con người thật ghê gớm ,thần kì. |
H: “Lừng lẫy” có nghĩa là gì? Tác giả sử dụng từ này nhằm nêu bật ý gì? - Người tù đập đá trong tư thế vung búa phá núi dứt thoát , khí thể hiện ngang lừng lẫy như bước vào 1 trận chiến đấu mãnh liệt. H :Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa vậy lớp nghĩa thứ hai là gì ? H : Em nhận xét gì về khẩu khí của nhà thơ ? |
⇒ Bốn câu thơ vừa tả thực cộng việc lao động khổ sai của ng tù cm vừa xây dựng được một tượng đài uy nghi về ng anh hùng khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững giữa đất trời. Khẩu khí: ngang tàng ngạo nghễ coi thường gian nan. |
- Gọi hs đọc bốn câu thơ cuối. - GV: Việc lao động khổ sai ở CL đã gợi lên ở người trong những cảm nghĩ sâu sắc. H: Công việc lao động khổ sai Khiến người tù yêu nước nhận thấy điều gì? H: Hai câu luận tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? |
b. Bốn câu thơ cuối: (suy nghĩ từ việc đập đá). “ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể chuyện con con” - Người tù yêu nước nhận ra mình có thể dạn dày với thử thách,tự thấy mình cứng cỏi và trung kiên hơn. - Sự đối lập giữa thử thách gian nan và sức chịu đựng dẻo dai , ý chí sắt son của người cm. |
H: Phép đối được sử dụng như thế nào trong 2 câu 5,6? H: Tác dụng của phép đối trong hai câu luận? |
Tháng ngày, mưa nắng/ Thân sành sỏi. dạ sắt son. - Nhà thơ muốn nói cái chí lớn, lòng quyết tâm của người tù yêu nước,không có khó khăn nào, gian khổ nào có thể ngăn chặn. |
GV đọc 2 câu kết: H: Tự thấy mình là kẻ "vá trời lỡ bước" điều đó cho thấy con người ở đây nghĩ gì về bản thân mình? |
- Người cách mạng tin vào việc mình đang làm- một công việc mà không phải ai cũng tin sức người có thể làm được ( việc cứu nước được so sánh với việc Nữ Oa đội đá vá trời) |
H: Lời thơ có cấu trúc đối lập, theo em đó là sự đối lập như thế nào? | - Đối lập giữa chí lớn của những người giám mưu đồ sự nghiệp lớn với thử thách họ phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu được xem như "việc con con" |
H: ý nghĩa của 4 câu thơ cuối bài là gì? - GV: Cách kết thúc bài thơ này có gần gũi với bài "Vào nhà .... cảm tác" - Gần gũi đều sử dụng dấu cảm thán. - Thái độ thách thức, ngạo nghễ. |
⇒ Đó là khẩu khí ngang tàng của người tù cách mạng, không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu son sắt, coi thường gian nan thử thách. |
HĐ3.HDHS tổng kết: H: Em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật sau khi học bài thơ? HĐ4.HDHS luyện tập: - Gọi hs đọc diễn cảm bài thơ H:Qua 2 bài thơ vừa học em hãy trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng ngà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX |
III. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK / 150 - Khí phách ngang tàng lẫm liệt, coi việc ở tù như là khi mỏi chân tạm nghỉ, coi lao động khổ sai chỉ là việc con con Họ còn đẹp ở ý chí chiễn đấu và niềm tin sắt son vào sự nghiệp cứu nước của mình. |
4. Củng cố, luyện tập
H:Nêu bố cục của bài thơ ? Nội dung và nt của toàn bài thơ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Hướng dẫn học sinh “Ôn luyện về dấu câu” .
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Đập đá ở Côn Lôn
- Ôn luyện về dấu câu
- Thuyết minh về một thể loại văn học
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)