Giáo án Văn 8 bài Thuyết minh về một thể loại văn học - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Giáo án Văn 8 bài Thuyết minh về một thể loại văn học
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được sự đa dạng của đối tượng dược giới thiệu trong văn bản thuyết minh
- Việc vận dụng kết qủa quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật củ thể loại văn học đó .
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
3. Thái độ
- GD hs có ý thức thái độ đúng trong học tập, Có ý thức tìm hiểu về tác phẩm và thể loại văn học để thuyết minh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Giáo án, nghiên cứu bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
H: Nêu các phương pháp thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh?
3. Bài mới
Văn thuyết minh có nhiều loại, mỗi loại có đực điểm khác nhau. Để giúp các em biết cách thuyết minh một thể loại văn học, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HDHS tìm hiểu các bước thuyết minh về một thể loại văn học: - Đọc đề bài SGK -153. - Đọc hai bài thơ : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”. H: Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ? H: Số dòng, số chữ ấy có phải là quy định bắt buộc không? Có thể tuỳ tiện thêm bớt không? H: Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ! - GV gọi học sinh ghi lên bảng. |
I.Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học: * Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. 1.Quan sát: - Mỗi bài 8 dòng. - Mỗi dòng 7 chữ. - Số dòng (câu) số chữ bắt buộc không thêm bớt tuỳ tiện được. Bài 1: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu T B B T T B B Chạy mỏi chân thì hãy ở tù T T B B T T B Đã khách không nhà trong bốn bể T T B B B T T Lại người có tội giữa năm châu T B T T T B B Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế T B B T B B T Mở miệng cười tan cuộc oán thù T T B B T T B Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp B T T B B T T Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. B B B T T B B |
H: Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau! - 1 đối với 2 3 đối với 4 - 5 đối với 6 7 đối với 8 Nhận xét gì về niêm? (chú ý chữ 2,4,6). - 1 niêm với 8 2 niêm với 3 - 4 niêm với 5 6 niêm với 7 H: Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc? H: Nhận xét gì về sự hiệp vần trong bài thơ thất ngôn bát cú? H: Đọc thầm bài thơ và cho biết các câu thơ ngắt nhịp như thế nào? |
* Quan hệ bằng trắc: đối câu :1-2, 3- 4, 5-6, 7-8. * Niêm: 1- 8, 2-3 , 4-5, 6-7. * Vần: - Bài “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” : lưu- tù- châu- thù- đâu(B) ; bể- tế(T câu3-5) - Bài Đập đá ở Côn Lôn”: Lôn, non, hòn, son, con → Cả hai bài thơ đều hiệp vần bằng. - Bài thơ thất ngôn bát cú có những tiễng cuối câu 1 và các câu chẵn hiệp vần với nhau(1,2,4,6,8). * Nhịp: 4/3; 2/2/3. |
H: Dựa vào những điều đã quan sát được hãy lập dàn ý cho đề bài trên? H: Qua bài văn em rút ra điều gì khi thuyết minh một thẻ loại văn học? - Phải quan sát, nhận xét, khái quát thành đặc điểm chung của thể loại văn học. H: Khi nêu đặc điểm cần chú ý điều gì? - Lựa chọn đặc điểm tiêu biểu, quan trong, có ví dụ cụ thể. - Tổng kết rút ra ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ - GV chốt. |
2. Lập dàn bài : a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.b. Thân bài: Nêu các đặc điểm về thể thơ. - Số câu, số chữ trong mỗi bài. - Quy luật bằng trắc của thể thơ. - Cách gieo vần. - Cách ngắt nhịp phổ biến ở mỗi dòng. c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhạc điệu của thể thơ. * Ghi nhớ: SGK/ 154 |
HĐ2.HDHS luyện tập: - Đọc bài tập 1 SGK, nêu yêu cầu. - Đọc tài liệu tham khảo SGK- 154. - HS làm bài. - Gọi hs trình bày. - HS nhận xét. - GV bổ sung. |
III. Luyện tập: 1. Bài 1 (154). Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng. - Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ có dung lượng ít, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống. - Truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. - Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế. - Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề (thường là ngắn). - Tuy ngắn nhưng có thể đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc sống. |
4. Củng cố, luyện tập
- Đặc điểm và quy trình của bài văn thuyết minh về một thể loại văn học?
- Quan sát, nhận xét và rút ra đặc điểm cụ thể.
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ, chuẩn bị: “Muốn làm thằng Cuội”
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:
- Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
- Thuyết minh về một thể loại văn học
- Muốn làm thằng cuội
- Trả bài tập làm văn số 3
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)