Giáo án Văn 8 bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt - Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Văn 8 bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.

3. Thái độ

- GD hs có ý thức thái độ đúng trong học tập, ôn luyện Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Giáo án, nghiên cứu bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

H: Nêu các loại dấu câu đã học và công dụng?Các lỗi cần tránh khi sử dụng dấu câu

3. Bài mới

Để hệ thống hoá các kiến thức về TV đã học trong HKI lớp 8, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS ôn tập về từ vựng:

H: Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ ?

I. Từ vựng:

1. Lý thuyết

a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:

+ Một từ được coi là có nghĩa rộng, khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm nghĩa của những từ ngữ khác.

+ Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.

+ Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp so với từ ngữ khác.

H: Nêu khái niệm trường từ vựng?

b. Trường từ vựng:

- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét nghĩa chung về nghĩa.

H: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ?

c. Từ tượng hình và từ tượng thanh:

- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

VD: Lom khom, lênh khênh, gập ghền...

- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của con người hoặc tự nhiên.

VD: Meo meo, tu hú, ào ào, lộp bộp...

H: Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội?

d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

- Từ ngữ địa phương: từ ngữ sử dụng trong một địa phương nhất định.

- Biệt ngữ xã hội: chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

H: Thế nào là nói quá? Nói giảm, nói tránh?

e. Các biện pháp tu từ:

- Nói quá : là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Nói giảm, nói tránh : là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự :

- Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập:

H: Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của từ ngữ, hãy điền từ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ?

H: Giải thích những từ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên. Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung.

2. Thực hành :

a. Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ, giải thích:

Văn học dân gian:

Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười

- Truyền thuyết: Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thới quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời , số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc(mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em út, người dũng sĩ...) có nhiều chi tiết kì ảo.

- Truyện ngụ ngôn:Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật , đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

- Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.

- Từ ngữ nghĩa chung của những từ ngữ trên là truyện dân gian( từ có nghĩa rộng hơn)

H: Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh?

- yêu cầu học sinh lấy ví dụ về nói giảm nói tránh.

b. Hai ví dụ về nói quá trong ca dao Việt Nam:

- Nói quá:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

c. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình một câu có dùng từ tượng thanh:

- Con gà trống gáy ò ó o…

- Anh ta gầy và cao lênh khênh

HĐ2. HDHS ôn tập về Ngữ pháp:

H: Thế nào là trợ từ, thán từ, tình thái từ?

II. Ngữ pháp:

1. lí thuyết:

a. Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một só từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.

b.Thán từ: là những từ bộc lộ t/c, cảm xúc, gọi đáp. Thường đứng ở đầu câu, có khi đc tách thành một câu đặc biệt.

- Có 2 loại thán từ : - Bộc lộ t/c cảm xúc.

- Gọi đáp.

c.Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

H: Câu ghép là câu có cấu tạo như thế nào?

H: Viết 2 câu , trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ; một câu có dùng trợ từ và thán từ:

H: Xác định câu ghép trong đoạn trích trên? Có thể tách câu ghép đó thành câu đơn được không? Có thay đổi sự diễn đạt không?

H: Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên?

2. Thực hành:

a. Nó chỉ có một chiếc bút à?

- ái chà, nó có những hai quả bóng kia đấy.

b.Pháp /chạy, Nhật /hàng, vua Bảo Đại/

C    V    C    V    C

thoái vị.

   V

→ Câu ghép này có thể tách thành ba câu đơn nhưng khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của ba sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành ba vế của câu ghép.

c. Chúng ta /không thể nói tiếng ta đẹp

   C   V

như thế nào cũng như ta /không thể nào

      C   V

phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên

- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta /đẹp (bởi

         C   V

vì) tâm hồn người VN ta/ rất đẹp, bởi vì

   C   V

đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân

   C

ta từ trước tới nay /là cao quý,

         V

là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

   V

- Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ : cũng như, bởi vì .

4. Củng cố, luyện tập

- Gv hệ thống hoá các kiến thức trong bài học lưu ý học sinh ghi nhớ.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Ôn tập, chuẩn bị: Thuyết minh về một thể loại văn học.

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

Quý phụ huynh và học sinh có thể đăng ký các khóa học tốt lớp 8 bởi các thầy cô nổi tiếng của vietjack tại Khóa học tốt lớp 8

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 199K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên