Giáo án Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi

Với mục đích giúp các Thầy / Cô dễ dàng biên soạn Giáo án Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Sinh học 11 mới nhất bám sát mẫu Giáo án môn Sinh học chuẩn theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Sinh học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Nêu được ý nghĩa của cân bằng nội môi đối với cơ thể( cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH)

- Trình bày được vai trò của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng( thông qua mối quan hệ ngược)

2. Kỹ năng

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm, ý nghĩa của cân bằng nội môi và vai trò của gan, thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu, vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe bản thân vŕ gia đình

- Có ý thức rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lí để tăng cường sức khỏe

4. Nội dung trọng tâm: Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi, cơ chế duy trì cân bằng nội môi

5. Định hướng các năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt: Vận dụng kiến thức về Cân bằng nội môi để giải thích các vấn đề liên quan cân bằng nội môi, có ý thức bảo vệ sức khỏe nội môi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh hình SGK phóng to

Phiếu học tập

Họ và tên HS trong nhóm:.......................................................................

Phiếu học tập số 1: Phân biệt cân bằng nội môi và mất cân bằng nội môi. Cho VD. (Thời gian hoàn thành: 5 phút)

Giáo án Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

Phiếu học tập số 2: Khái quát cơ chế cân bằng nội môi

Giáo án Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP

Phiếu học tập số 1:

Giáo án Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

Phiếu học tập số 2:

Giáo án Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

III. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan – tìm tòi, vấn đáp – tìm tòi, dạy học nhóm

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

- Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Hoạt động co dãn diễn ra như thế nào?

- Huyết áp là gì? Tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV đưa ra tình huống:

GV: Môi trường bên ngoài là các yếu tố bao quanh cơ thể, ví dụ như môi trường bên ngoài của các loài cá là nước.

GV: Vậy theo các em, môi trường trong là gì?

GV: Hướng dẫn học sinh đưa ra định nghĩa: Môi trường trong là môi trường bao quanh tế bào, trong môi trường đó tế bào của cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng và thải ra các chất thải. Ví dụ như môi trường trong của cơ thể người là máu, nước mô và bạch huyết.

GV: Môi trường trong cũng luôn cần được duy trì ổn định. Vậy sự ổn định của môi trường trong chịu sự tác động của những yếu tố và theo cơ chế nào, chúng ta đi vào bài học mới:

B. Hình thành kiến thức (33p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi

GV: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS đọc mục I và hoàn thành trong khoảng thời gian 5’ (phiếu học tập số 1 - phụ lục)

GV: Trong thời gian HS làm việc, treo bảng phụ phiếu học tập số 1 lên bảng.

GV: Yêu cầu đại diện của một hoặc hai nhóm trình bày nội dung và cả lớp cùng góp ý để hoàn thành phiếu học tập số 1.

GV: Em hãy nêu ý nghĩa của sự cân bằng nội môi?

GV: Môi trường trong duy trì được sự ổn định là do cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Chúng ta qua phần II.

HS: Đọc mục I, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung trong phiếu.

HS: Tiếp tục tham khảo mục I để trả lời.

I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI:

1. Khái niệm cân bằng nội môi:

(Nội dung phiếu học tập số 1)

2. Ý nghĩa của cân bằng nội môi:

- Cân bằng nội môi giúp cho động vật tồn tại và phát triển

- Mất cân bằng nội môi có thể gây ra bệnh.

**NL được hình thành:

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

Hoạt động 2: Cơ chế di trì cân bằng nội môi.

GV: Treo tranh vẽ hình 20.1 - SGK

GV: Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận nào?

GV: Phát phiếu học tập số 2. Yêu cầu học sinh đọc mục II, quan sát HV 20.1 và điền nội dung thích hợp vào phiếu (10 phút).

(Phiếu học tập số 2)

GV: Gọi một số HS trả lời, các HS khác bổ sung.

GV: Thế nào là liên hệ ngược?

GV: Nếu một trong các yếu tố trong sơ đồ này không hoạt động hoặc hoạt động kém thì sẽ như thế nào?

GV: Cho một số VD: Hiện tượng tụt huyết áp ở người, bệnh cảm cúm....

GV: Treo tranh vẽ hình 20.2. Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ (bài tập củng cố).

HS: Đọc mục I, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung trong phiếu.

HS: Tiếp tục tham khảo mục I để trả lời.

HS: Nêu được các bộ phận:

- tiếp nhận kích thích

- điều khiển

- thực hiện

HS: Quan sát HV, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.

HS: dựa vào HV 20.1 và SGK để giải thích và nêu được vai trò quan trọng của liên hệ ngược trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

HS: Tham khảo SGK để trả lời.

II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI:

- Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích

+ Bộ phận điều khiển

+ Bộ phận thực hiện

HV 20.1

(Nội dung phiếu học tập số 2)

- Những biến đổi của môi trường có thể tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích (liên hệ ngược).

- Nếu một trong các bộ phận của cơ chế hoạt động không bình thường sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi.

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

Hoạt động 3: Vai trò của thận và gan trong việc cân bằng ASTT

GV: cho HS đọc mục III1. Yêu cầu HS nêu vai trò của thận trong việc cân bằng ASTT của máu?

GV: Hướng dẫn HS nêu và giải thích vai trò của gan

HS: giải thích được hai trường hợp:

- Khi ASTT trong máu tăng cao

- Khi ASTT trong máu giảm

III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU:

1. Vai trò của thận:

- Thận tham gia điều hoà cân bằng ASTT nhờ khả năng tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

2. Vai trò của gan:

- Gan tham gia điều hoà cân bằng ASTT nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ......

**** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa.

Hoạt động 4: Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH.

GV: pH nội môi được duy trì nhờ những yếu tố nào?

GV: Trong máu có các hệ đệm chủ yếu nào? Hệ nào mạnh nhất?

HS: Giải thích vai trò của gan trong việc điều hoà nồng độ glucôzơ trong máu.

HS: Tham khảo mục IV để trả lời.

HS: Tiếp tục tham khảo mục IV để trả lời câu hỏi này.

IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG CÂN BĂNG pH:

- pH nội môi được duy trì ổn định nhờ hệ đêm, phổi và thận.

- Trong máu có các hệ đệm chủ yếu: hệ đệm bicacbonat, hệ đệm phôtphat, hệ đệm prôtêinat (hệ đệm mạnh nhất).

C. Luyện tập – Vận dụng (3p)

* Dùng sơ đồ sau để củng cố:

Sơ đồ điều hoà ASTT của gan và thận

Giáo án Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

Điền các từ sau đây vào khoảng trống: Thụ thể mạch máu, gan, thận, tuyến nội tiết (tuyến yên)? (1) là gì?

D. Mở rộng (4p)

Câu 1: Thế nào là cân bằng nội môi? Nếu các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động thì có thể xảy ra hiện tượng gì?

Câu 2: Một người bị đói lả muốn hồi phục sức khỏe nhanh người ta thường làm cách nào? Giải thích cơ chế đó.

Câu 3: Tại sao khi chúng ta ăn mặn lại thường hay khát nước và uống nhiều nước? Hãy giải thích cơ chế

Câu 4: Theo em muốn đảm bảo duy trì được cân bằng nội môi chúng ta phải chú ý điều gì?

Câu 5. Khi cơ thể mất nhiều mồ hôi do lao động nặng thì nồng độ ADH có thay đổi khộng? Giải thích?

4. Hướng dẫn về nhà (1p)

- Trả lời các câu hỏi cuối bài

- Đọc trước bài mới

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên